Ngân hàng xuất nhập khẩu Hàn Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng TMCP sài gòn (Trang 34 - 38)

1.5. Kinh nghiệm phát triển tài trợxuất nhập khẩu của ngân hàng ở một số nước

1.5.3. Ngân hàng xuất nhập khẩu Hàn Quốc

- Tài trợ nhập khẩu

+ Tài trợ cho nhà nhập khẩu mua nguồn ngun liệu chính, máy móc thiết bị và các sản phẩm cơng nghệ cao thiết yếu đối với nền kinh tế. Nguồn vốn của ngân hàng được sử dụng để thực hiện thanh toán cho hàng hoá nhập khẩu (bao gồm L/C nhập khẩu).

+ Tài trợ nhập khẩu của ngân hàng xuất nhập khẩu Hàn Quốc có đặc điểm như sau:

 Đối tượng khách hàng: các nhà nhập khẩu Hàn Quốc kinh doanh các mặt hàng đủ điều kiện với loại tiền tài trợ: Won Hàn Quốc (KRW) hoặc một loại ngoại tệ.

 Mức tài trợ: lên đến 80% giá trị hợp đồng nhập khẩu (90% đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ; 100% đối với các giao dịch L/C phát hành tại ngân hàng).

 Hình thức tài trợ: cho vay dự án hoặc hạn mức tín dụng trong phạm vi 50% giá trị nhập khẩu hàng năm.

 Lãi suất: đối với khoản tài trợ bằng KRW: lãi suất cố định hoặc thay đổi (KORIBOR + Biên độ); đối với khoản tài trợ ngoại tệ: lãi suất cố định hoặc thay đổi (LIBOR + Biên độ).

 Thời hạn tài trợ: tối đa 2 năm (đối với nhập khẩu các mặt hàng nêu trên) và tối đa 10 năm đối với nhập khẩu máy móc, thiết bị.Tiền gốc được trả đều trên cơ sở hàng năm.

 Tài sản bảo đảm: tín chấp, bảo lãnh của ngân hàng, thế chấp bằng tài sản.

- Tài trợ xuất khẩu trước khi giao hàng của ngân hàng xuất nhập khẩu Hàn Quốc có đặc điểm như sau

+ Đối tượng khách hàng: nhà xuất khẩu, nhà sản xuất, nhà cung cấp linh kiện Hàn Quốc, với loại tiền tài trợ: Won Hàn Quốc (KRW) hoặc một loại ngoại tệ.

+ Mức tài trợ: lên đến 90% giá trị hợp đồng xuất khẩu và phải thấp hơn giá trị thanh toán nhận được.

+ Lãi suất: Đối với khoản tài trợ bằng KRW: lãi suất cơ bản + Biên độ; đối với khoản tài trợ ngoại tệ: lãi suất LIBOR (hoặc lãi suất hoán đổi) + Biên độ.

+ Thời hạn tài trợ: lên đến 30 ngày sau ngày giao hàng thực sự trên hợp đồng xuất khẩu.

- Tài trợ xuất khẩu dành cho đối tượng khách hàng là nhà xuất khẩu Hàn Quốc với loại tiền tài trợ là ngoại tệ; mức tài trợ: giá trị hợp đồng XK thấp hơn giá trị thanh toán nhận được. Áp dụng lãi suất cố định (CIRR + biên độ) và lãi suất thả nổi (LIBOR + Biên độ); phí phát sinh rủi ro, phí cam kết, phí quản lý, phí trả trước hạn.Thời hạn tài trợ dài hạn từ 5 năm trở lên. Tài sản bảo đảm là thương phiếu liên quan đến giao dịch, thư bảo lãnh hoặc L/C được phát hành hoặc được xác nhận bởi ngân hàng hoạt động quốc tế có uy tín, chính phủ của nhà nhập khẩu, hoặc ngân hàng trung ương của quốc gia nhập khẩu.

- Bao thanh toán XK: các giao dịch ghi sổ (bao gồm giao dịch trên cơ sở nhờ thu trả chậm).

+ Đối tượng nhà xuất khẩu đủ điều kiện: các cơng ty có kinh nghiệm sản xuất hoặc xuất khẩu các mặt hàng với thời hạn trả chậm trên 1 năm; các cơng ty này có giao dịch q khứ với cùng nhà nhập khẩu.

+ Giá trị bao thanh toán: 80% - 100% giá trị xuất khẩu.

+ Phí: phí chiết khấu

- Bao thanh tốn NK: là một hình thức tài trợ mà Korea Eximbank và FCI (factors chain international) cùng hợp tác với nhau, trong đó khoản tín dụng của nhà NK được bảo đảm bởi một factor ở quốc gia NK.

+ Đối tượng nhà nhập khẩu đủ điều kiện: các cơng ty có trên 2 năm kinh nghiệm nhập khẩu các mặt hàng và; các cơng ty này có giao dịch quá khứ hơn 6 tháng với cùng nhà xuất khẩu nước ngoài.

+ Giá trị và thời hạn bao thanh toán: Dưới 5 triệu USD mỗi hoá đơn/thời hạn thanh toán dưới 6 tháng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Chương I của luận văn đã khái quát được đôi nét tổng quan về các hoạt động tài trợ XNK nói chung như xác định hình thức, vai trò của tài trợ XNK, chỉ tiêu đánh giá hoạt động tài trợ XNK của NHTM và kinh nghiệm phát triển tài trợ XNK của một số ngân hàng tại các nước trên thế giới. Đây là cơ sở lý luận vững chắc phục vụ cho việc phân tích, đánh giá thực trạng tài trợ xuất nhập khẩu tại SCB để từ đó có thể đề ra các giải pháp phát triển một cách phù hợp trong những chương sau.

Hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu rất đa dạng và phong phú, tuy tác giả đã trình bày khá chi tiết về hoạt động tài trợ XNK nói chung trong chương này, tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề liên quan chưa được khai thác hết ví dụ như những rủi ro trong hoạt động tài trợ XNK, hy vọng những đề tài sau có thể triển khai và phân tích sâu hơn về những vấn đề này.

Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng TMCP sài gòn (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)