2.2. Thực trạng tài trợxuất nhập khẩu tại SCB
2.2.2. Giai đoạn từ sau khi hợp nhất (2012 2013)
2.2.2.1. Về văn bản, quy trình, quy định liên quan đến tài trợ xuất nhập khẩu - Trên cơ sở kế thừa và phát huy hiệu quả của các văn bản, quy trình, quy định
trước khi hợp nhất, SCB đã hoàn thiện ban hành hầu hết các văn bản, quy định, quy trình, hướng dẫn liên quan để phục vụ cho công tác phát triển và kiểm soát rủi ro trong lĩnh vực tài trợ xuất nhập khẩu như sau:
+ Quy trình cho vay + Quy chế bảo lãnh + Quy chế bao thanh toán
+ Quy định chấm điểm và xếp hạng tín dụng nội bộ
+ Quy định phát hành và thanh tốn thư tín dụng nhập khẩu + Quy trình nghiệp vụ tín dụng chứng từ
+ Hướng dẫn nghiệp vụ kiểm tra chứng từ xuất trình theo L/C + Quy trình nhờ thu chứng từ
+ Quy trình nghiệp vụ chuyển tiền quốc tế + Hướng dẫn cho vay cầm cố lô hàng nhập khẩu + Quy định tài trợ xuất khẩu
+ Quy định về chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất theo L/C + Quy định về chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất nhờ thu + Hướng dẫn nhận và quản lý tài sản bảo đảm
+ Hướng dẫn cho vay VND tài trợ xuất khẩu với lãi suất USD
+ Quy chế về phân cấp và ủy quyền phán quyết tín dụng và giải ngân + Quy chế Quản lý rủi ro tín dụng
+ Quy định về quản lý nợ quá hạn, quy trình xử lý thu hồi nợ + Quy định về hạn mức đăng ký sử dụng nguồn
+ Hướng dẫn đăng ký phê duyệt đối với các giao dịch sử dụng nguồn + Và một số văn bản liên quan khác
- Quy trình thủ tục cho vay của SCB từng bước được hoàn thiện hơn, đảm bảo yêu cầu an toàn, hiệu quả và tăng trưởng trong hoạt động tín dụng.
- Để đảm bảo tốt hơn cho công tác quản trị, thẩm định và quản lý rủi ro tín dụng, SCB đang từng bước xây dựng và hoàn thiện thêm một số văn bản phục vụ cho hoạt động SCB nói chung và hoạt động tài trợ XNK nói riêng như: quy trình bảo lãnh, quy trình chiết khấu,…
2.2.2.2. Dư nợ tài trợ xuất nhập khẩu
Bảng 2.11: Dư nợ tài trợ xuất nhập khẩu giai đoạn sau hợp nhất (2012 - 2013)
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu 01/01/2012 31/12/2012 31/12/2013
Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Tổng dư nợ XNK 1.218.547 100% 577.222 100% 432.392 100% Dư nợ cho vay XK 748.758 61% 350.594 61% 271.276 63% Dư nợ cho vay NK 469.789 39% 226.628 39% 161.116 37%
Bảng 2.12: Tăng giảm dư nợ cho vay XNK
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu Tăng giảm 31/12/2012 so 01/01/2012
Tăng giảm 31/12/2013 so 31/12/2012
Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ
Tổng dư nợ XNK -641.325 -53% -144.830 -25%
Dư nợ cho vay XK -398.164 -53% -79.318 -23%
Dư nợ cho vay NK -243.161 -52% -65.512 -29 %
Hình 2.3: Tỷ trọng dư nợ cho vay XK và NK (31/12/2013) 63%
37%
Dư nợ cho vay XK Dư nợ cho vay NK
Bảng 2.13: Doanh số phát hành L/C nhập khẩu và chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu (2012 - 2013)
Đơn vị tính: triệu USD
Chỉ tiêu 01/01/2012 31/12/2012 31/12/2013
Giá trị Giá trị Tăng/giảm so
01/01/2012 Giá trị
Tăng/giảm so 31/12/2012 Doanh số phát hành
L/C NK 15,4 9,3 -6,1 12,85 3,55
Giá trị chiết khấu
BCT XK 2,31 0 -2,31 0 0
Nguồn: Báo cáo doanh số phát hành L/C nhập khẩu và báo cáo bộ chứng từ xuất khẩu được chiết khấu.
- Một năm đi vào hoạt động sau hợp nhất, tổng dư nợ cho vay XNK của SCB vào cuối 2012 đạt 577.222 triệu đồng, giảm 641.325 triệu đồng (tương đương tỷ lệ 53%) so với giai đoạn trước hợp nhất. Tỷ lệ giảm này là cả dư nợ cho vay XK và dư nợ cho vay XK đều giảm với tỷ lệ tương đương nhau. Về giá trị, dư nợ cho vay XK giảm 398.164 triệu đồng, tỷ lệ giảm tương đương 53% và dư nợ cho vay NK giảm 243.161 triệu đồng, tương đương giảm 52% (Bảng 2.11 và Bảng 2.12) .
- Tính đến 31/12/2013, dư nợ cho vay XNK của SCB còn 432.392 triệu đồng, giảm 144.830 triệu đồng (tỷ lệ giảm 25%) so với đầu năm. Trong đó, dư nợ cho vay XK giảm 79.318 triệu đồng (tương đương giảm 23%) và dư nợ cho vay NK giảm 65.512 triệu đồng (tỷ lệ giảm 29%).
- Như vậy, sau giai đoạn hợp nhất đến nay, tổng dư nợ cho vay XNK của SCB liên tục giảm. Điều này có thể được giải thích, sau giai đoạn hợp nhất, SCB phải đối mặt với nhiều khó khăn, điển hình là vấn đề về thanh khoản. Một khi vấn đề này chưa được giải quyết thì hoạt động tín dụng khó có thể tăng trưởng. Do vậy, dư nợ cho vay XNK của SCB giảm phù hợp mục tiêu định đướng của SCB trong năm 2012 và 2013 là tập trung vào công tác ổn định hoạt động, thu hồi nợ.
- Dựa vào dữ liệu trong Bảng 2.13, doanh số phát hành L/C nhập khẩu giảm nhanh sau hợp nhất. Tính đến 31/12/2012, doanh số phát hành L/C nhập khẩu 9,3 triệu USD, giảm 6,1 triệu USD với tỷ lệ 40% so với đầu năm. Giá trị chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu giảm tồn bộ vàkhơng cịn số dư.
- Sang cuối năm 2013, doanh số phát hành L/C nhập khẩu đạt 12,85 triệu USD tăng 3,55 triệu USD. Điều này có thể được giải thích do SCB cuối năm 2013, SCB bắt đầu thực hiện một số giải pháp để phát triển hoạt động tài trợ XNK trở lại, triển khai gói tài trợ XNK với mức lãi suất ưu đãi, nên bước đầu đã kéo được một số khách hàng về giao dịch và phát hành L/C nhập khẩu làm cho doanh số tăng.
- Cũng theo Bảng 2.13, đầu năm 2012 giá trị chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu còn 2,31 triệu USD, đến cuối năm 2012 giá trị này bằng 0 và cho đến cuối 2013, giá trị chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu vẫn khơng có dấu hiệu phục hồi.
Số liệu doanh số phát hành L/C nhập khẩu và giá trị chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu là mảng hoạt động phụ thuộc nhiều vào xu hướng cho vay XNK, như trên đã phân tích, giá trị cho XNK của SCB sau hợp nhất khơng tăng mà cịn giảm, do vậy rất khó khăn cho SCB tăng doanh số của hai nghiệp vụ này. 2.2.2.3. Số lượng khách hàng sử dụng sản phẩm tài trợ xuất nhập khẩu
- Do sau hợp nhất, SCB tập trung công tác ổn định hoạt động, tăng cường thu hồi nợ, hạn chế cho vay mới nên số lượng khách hàng tham gia trong lĩnh vực tài trợ XNK chủ yếu là Khách hàng cũ và trong giai đoạn cuối năm 2013 mới phát triển thêm một số khách hàng mới với số lượng khá khiên tốn khoảng 25 Khách hàng. So với giai đoạn trước hợp nhất, số lượng khách hàng đã giảm đáng kể.
- Với quy mô mạng lưới hoạt độngvới khoảng 230 điểm giao dịch của SCB sau hợp nhất như hiện nay thì số lượng Khách hàng tham gia là rất thấp. Bình quân 9 điểm giao dịch mới có 1 khách hàng XNK.
- Sau khi triển khai gói tài trợ xuất nhập khẩu trị giá 1.000 tỷ đồng, SCB đã tăng cường công tác tiếp thị khách hàng xuất nhập khẩu, bước đầu cũng đã kéo được một số khách hàng về giao dịch với SCB (thống kê sơ bộ khoảng 8 khách hàng đang gửi hồ sơ tại SCB đề nghị tài trợ cho hoạt động kinh doanh XNK sau 1 tháng triển khai), tuy số lượng không nhiều nhưng bước đầu cũng khởi sắc cho sự phát triển về số lượng khách hàng XNK tại SCB sau hợp nhất. 2.2.2.4. Các hình thức tài trợ xuất nhập khẩu
- Trong những năm qua, hình thức tài trợ XNK chủ yếu của SCB là cho vay thông thường (bao gồm cho vay chuẩn bị hàng xuất khẩu và cho vay thanh toán hàng nhập khẩu) chiếm tỷ trọng lớn.Các hình thức tài trợ khác như phát hành L/C nhập khẩu, chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất khẩu không nhiều, chủ yếu phụ thuộc vào việc cho vay của ngân hàng.
- Các hình thức như bảo lãnh nước ngồi, bao thanh tốn quốc tế SCB chưa triển khai các sản phẩm này và cũng chưa ban hành nhiều văn bản quy định về vấn đề này. Các sản phẩm, quy định về bảo lãnh, bao thanh toán hiện tại tại SCB chủ yếu áp dụng cho hoạt động kinh doanh trong nước.
2.2.2.5. Các mặt hàng XNK SCB tài trợ
- Chủ trương của SCB tài trợ cho các mặt hàng pháp luật không cấm, hạn chế xuất/nhập khẩu; các mặt hàng tài trợ phải phù hợp với lĩnh vực đăng ký kinh doanh của khách hàng.
- Đây là điều kiện mở của SCB nhằm tạo điều kiện cho việc phát triển Khách hàng, linh hoạt trong việc chọn mặt hành tài trợ phù hợp với tình hình thực tế thị trường.
2.2.2.6. Nợ quá hạn của dư nợ cho vay xuất nhập khẩu Bảng 2.14: Nợ quá hạn của dư nợ cho vay XNK
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu 01/12/2012 31/12/2012 31/12/2013
Tồng dư nợ cho vay XNK 1.218.547 577.222 432.392
Tổng nợ quá hạn XNK 451.622 308.018 225.323
Tỷ lệ nợ quá hạn XNK/tổng dư nợ cho vay
Bảng 2.15: Tăng/giảm nợ quá hạn
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu Tăng/giảm 31/12/2012so 01/01/2012
Tăng/giảm 31/12/2013 so 31/12/2012
Tồng dư nợ XNK -641.325 -53% -144.830 -25%
Tổng nợ quá hạn -143.604 -32% -82.695 -27%
- Hoạt động tài trợ XNK mang lại lợi ích cao cho ngân hàng tuy nhiên nó ln chứa đựng nhiều rủi ro do vừa chịu rủi ro của hoạt động tín dụng, vừa chịu rủi ro của hoạt động thanh toán quốc tế. Do vậy, trước ảnh hưởng xấu của nền kinh tế, tỷ lệ nợ quá hạn của dư nợ cho vay XNK chiếm tỷ trọng cao trong thời gian gần đây.
- Tính đến 31/12/2012, mặc dù tỷ lệ nợ quá hạn XNK/tổng dư nợ cho vay XNK chiểm tỷ lệ cao 53% so với tỷ lệ 37% của đầu năm (do tốc độ thu hồi nợ quá hạn XNK chậm hơn tốc độ thu hồi các khoản nợ trong hạn), tuy nhiên về mặt giá trị tổng nợ quá hạn XNK của SCB 308.018 triệu đồng (vào 31/12/2012) giảm 143.604 triệu đồng so với đầu năm, đây là dấu hiệu tốt phản ánh tích cực của SCB trong cơng tác thu hồi nợ kể cả nợ trong hạn và nợ quá hạn XNK. - Đến cuối năm 2013,dư nợ quá hạn XNK/tổng dư nợ cho vay XNK giảm nhẹ
còn 225.323 triệu đồng. Do tổng dư nợ cho vay xuất nhập khẩu tại SCB thấp nên với giá trị dư nợ quá hạn 225.323 triệu đồng chiếm đến 52% tổng dư nợ cho vay XNK. Hiện tại, SCB vẫn đang đẩy mạnh cơng tác xử lý và thu hồi nợ tín dụng nói chung và hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu nói riêng.
- Bên cạnh việc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng tài trợ XNK, công tác thu hồi nợ, kiểm soát xử lý nợ là nội dung cơ bản trong quản trị hoạt động tài trợ XNK và là yêu cầu quan trọng số 1 của đề án tái cơ cấu lại SCB.
2.2.2.7. Quản lý rủi ro trong hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu
- SCB xây dựng và triển khai mơ hình kiểm sốt rủi ro theo 3 vịng bảo vệ trên cơ sở tư vấn của Cơng ty kiểm tốn E&Y, bao gồm:
Thiết lập và triển khai hệ thống kiểm soát nội bộ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Theo đó, ngay sau khi hợp nhất và trong năm 2012, SCB đã xây dựng một hệ thống các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ, cơ cấu tổ chức phù hợp và được tổ chức thực hiện nhằm đảm bảo, phòng ngừa, phát hiện, xử lý rủi ro kịp thời và đạt được yêu cầu đề ra. + Vòng 2: Quản lý rủi ro
Xây dựng và hoàn thiện bộ máy quản lý rủi ro, các quy chế, quy trình liên quan để tạo hành lang pháp lý cho hoạt động quản lý rủi ro như Ủy ban Quản lý rủi ro trực thuộc Hội đồng quản trị, Ủy ban quản lý tài sản nợ - tài sản có (ALCO), khối quản lý rủi ro trực thuộc Ban điều hành (bao gồm Phòng Quản lý rủi ro tín dụng, Phịng Quản lý rủi ro thị trường, Phòng Quản lý rủi ro vận hành).
+ Vịng 3: Kiểm tốn nội bộ
Xây dựng và hồn thiện bộ máy kiểm tốn nội bộ trực thuộc Ban Kiểm soát; xây dựng và đưa vào vận hành quy chế, quy trình kiểm tốn nội bộ, sổ tay kiểm tốn nội bộ, chính sách, chiến lược kiểm tốn nội bộ.
- Với mơ hình này, SCB có thể tăng cường cơng tác quản lý và kiểm sốt rủi ro ở tất cả các lĩnh vực hoạt động của ngân hàng trong đó có hoạt động tài trợ XNK nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng, rủi ro thanh toán quốc tế liên quan, nâng cao chất lượng dư nợ tài trợ XNK.
2.2.2.8. Các chính sách đối với hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu
- Trước đây, SCB không chú trọng ban hành các chính sách ưu tiên đối với hoạt động tài trợ XNK. Hoạt động XNK được xem xét tài trợ tương tự như hoạt động cấp tín dụng khác.
- Từ đầu tháng 05/2013, có quy định lãi suất riêng áp dụng cho doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực XNK thấp hơn 0,5% so với doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực khác. Đến 28/06/2013, chính sách áp dụng ưu đãi hơn, theo đó SCB áp dụng mức lãi suất cho vay tài trợ XNK thấp hơn 2% so với lĩnh vực cho vay
thông thường. Đây là thuận lợi để SCB có thể phát triển hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu.
- Từ tháng 09/2013 đến 03/2014, SCB triển khai gói Tài trợ xuất nhập khẩu – Ưu đãi doanh nghiệp trị giá 1.000 tỷ đồng với mức lãi suất từ 9%/năm đến 13,5%/năm đối với khoản vay VND và từ 4%/năm đến 7%/năm đối với khoản vay USD. Ngồi ra, khách hàng cịn được vay VND tài trợ xuất khẩu với lãi suất USD. Đây được xem là bước ngoặc quan trọng đánh dấu sự quay trở lại hoạt động tín dụng của SCB sau cơ cấu hợp nhất.
- Một điểm nhấn tạo nên sự khác biệt của gói sản phẩm và với mong muốn hỗ trợ tối ưu nhất cho doanh nghiệp, SCB đã thành lập “Trung tâm tư vấn giải pháp xuất nhập khẩu” với các chuyên gia giàu kiến thức, kinh nghiệm trong lĩnh vực ngoại thương nhằm tư vấn cho khách hàng những vấn đề liên quan đến thanh toán xuất nhập khẩu như tư vấn điều kiện, điều khoản liên quan đến hợp đồng ngoại thương; các rủi ro và biện pháp giảm thiểu rủi ro thanh toán quốc tế; tư vấn hồ sơ và phương án vay vốn phù hợp;… nhằm giúp doanh nghiệp có những nhận định đánh giá và đưa ra quyết định tốt nhất cho doanh nghiệp mình.
2.2.2.9. Nghiên cứu thị trường, phát triển các sản phẩm, hình thức tài trợ XNK - Trước giai đoạn hợp nhất, SCB chưa chú trọng vào công tác nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm về tài trợ XNK. Các sản phẩm về tài trợ XNK đơn thuần là các khoản cho vay bổ sung vốn lưu động để thực hiện phương án sản xuất kinh doanh trong nước và kinh doanh XNK; cho vay trung hạn, phát hành L/C, chiết khấu bộ chứng từ theo L/C và nhờ thu (có truy địi).
- Sau hợp nhất đến nay, SCB đã chú trọng hơn vào công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm, SCB đã thành lập Phòng Sản phẩm Doanh nghiệp với chức năng nghiên cứu và phát triển các chính sách/sản phẩm/dịch vụ dành cho Khách hàng tổ chức, doanh nghiệp trong toàn hệ thống. Trong đó, bao gồm nghiên cứu và phát triển các sản phẩm/dịch vụ về tài trợ thương mại dành cho Khách hàng doanh nghiệp.
- Tính đến nay, SCB đã nghiên cứu và ban hành các sản phẩm dưới dạng quy