Chƣơng 1 : TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG
2.4. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TDBLCỦA CHI NHÁNH HẬU GIANG
2.4.3.1. Khả năng tự đáp ứng nguồn vốn để cho vay
Huy động vốn là một lĩnh vực rất quan trọng để đáp ứng nguồn vốn để làm nền tảng cho việc phát triển tín dụng một cách bền vững.
Hoạt động tại địa bàn một tỉnh nghèo, nguồn vốn khan hiếm và đang gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt của các NHTM khác là một bất lợi lớn đối với hoạt động huy động vốn của chi nhánh Hậu Giang.
Với truyền thống hoạt động của hệ thống BIDV, chi nhánh Hậu Giang cũng có ƣu thế về huy động vốn từ các tổ chức, doanh nghiệp. Nguồn vốn này tƣơng đối dễ tập trung và huy động với số lƣợng lớn, lãi suất thấp để đáp ứng đƣợc nhu cầu vốn tạm thời nhƣng có nhƣợc điểm là chi nhánh khơng chủ động tận dụng đƣợc lâu dài, phụ thuộc rất nhiều vào chu kỳ thanh toán của tổ chức, doanh nghiệp gửi tiền, nhất là vào thời điểm cuối năm. Điều này đã gây ra tình trạng mất chủ động trong việc hồn thành kế hoạch của chi nhánh Hậu Giang trong suốt các năm qua.
Nguồn vốn huy động từ dân cƣ chủ yếu là từ tài khoản tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, có ƣu điểm là ổn định, lâu dài nhƣng có nhƣợc điểm là số lƣợng nhỏ, khó tập trung trong ngắn hạn và chi nhánh Hậu Giang chƣa có ƣu thế về huy động nguồn vốn này.
Dù đã có rất nhiều cố gắng trong công tác huy động vốn nhƣng nguồn vốn huy động tại chỗ của chi nhánh Hậu Giang trong các năm qua luôn thấp so với nhu cầu phát triển tín dụng.
Nhìn nhận đƣợc những khó khăn đó, hội sở BIDV ln hỗ trợ và giao kế hoạch huy động vốn cho chi nhánh Hậu Giang thấp so với các chi nhánh cùng khu vực.
Bảng 2.5: Khả năng tự đáp ứng nguồn vốn của chi nhánh Hậu Giang
ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 30/06/11 Số dƣ HĐV CK 143 404 342 346 474 524 Dƣ nợ cuối kỳ 641 1.090 1.556 2.169 2.670 2.018 Tỷ lệ HĐV/DN 22% 37% 22% 16% 18% 26% Tỷ lệ đạt kế hoạch HĐV 143% 162% 122% 82% 79% 131%
Năm 2006: huy động vốn có sự tăng trƣởng tốt so với năm 2005. Tuy có gia tăng về quy mô huy động vốn và hoàn thành vƣợt chỉ tiêu kế hoạch giao nhƣng chỉ đáp ứng đƣợc 22% nhu cầu vốn cho phát triển tín dụng.
Năm 2007: là năm phát triển đột biến về công tác huy động vốn, chủ yếu là vào thời điểm cuối năm. Nguồn vốn tăng trƣởng 182,5% so với năm 2006 và đạt 162% so với kế hoạch, nâng cao khả năng tự cân đối và giảm đƣợc sự phụ thuộc về vốn vào Hội sở chính.
Năm 2008 là một năm khó khăn cho cơng tác huy động vốn của chi nhánh Hậu Giang vì tình hình lãi suất biến động phức tạp, nguồn vốn huy động sụt giảm 15,35% so với cùng kỳ năm 2007 nhƣng vẫn đảm bảo hoàn thành 122% kế hoạch đƣợc giao. Tuy nhiên khả năng tự cân đối nguồn vốn vẫn chỉ ở mức 22% tổng nhu cầu để phát triển tín dụng.
Năm 2009 và 2010 là giai đoạn cực kỳ khó khăn đối với chi nhánh Hậu Giang. Vốn huy động có tăng, tuy nhiên đây là 2 năm liên tục khơng hồn thành kế hoạch huy động vốn đƣợc giao (chỉ đạt 82% trong năm 2009 và 79% trong năm 2010) và liên tục bị cảnh cáo vì sử dụng vốn điều chuyển nội bộ với hệ số lớn nhất trong hệ thống ảnh hƣởng xấu đến khả năng thanh khoản của BIDV.
Sáu tháng đầu năm 2011, hoạt động huy động vốn có bƣớc phát triển, đạt số dƣ huy động cao nhất so với các thời kỳ cuối năm 2006-2010, đạt 131% kế hoạch đƣợc giao. Mặc dù vậy, khả năng tự đáp ứng nguồn vốn tại chỗ cũng chỉ ở mức 26%, còn phụ thuộc rất nhiều vào hội sở chính.
2.4.3.2. Kết quả hoạt động tín dụng bán lẻ của chi nhánh Hậu Giang
Cho vay là mặt hoạt động mang lại nguồn thu chủ yếu của BIDV, tuy nhiên việc cho vay tập trung quá lớn nguồn vốn vào lĩnh vực cho vay bán buôn đã và đang là mối nguy cơ rủi ro tiềm ẩn đối với BIDV nói chung và chi nhánh Hậu Giang nói riêng.
Việc chuyển hƣớng phát triển tín dụng bán lẻ là một chiến lƣợc phù hợp với sự chỉ đạo điều hành của BIDV, vừa giảm thiểu đƣợc rủi ro do việc tập trung đầu tƣ vào một số doanh nghiệp và một vài ngành nghề.
Với mức dƣ nợ nhận bàn giao khi mới thành lập chƣa đầy 100 tỷ đồng mà trong đó chủ yếu là các doanh nghiệp, chƣa có dƣ nợ bán lẻ, đến nay chi nhánh Hậu Giang đã phát triển tín dụng đến mức dƣ nợ trên 2.000 tỷ đồng, trên 20 lần so với thời điểm ban đầu. Cơ cấu dƣ nợ cho vay bán lẻ dần dần đƣợc cải thiện.
Bảng 2.6: Kết quả hoạt động tín dụng bán lẻ chi nhánh Hậu Giang
ĐVT: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 30/06/11
Số dƣ đầu kỳ 22 36 104 151 307 163
Doanh số cho vay 36 123 96 216 328 281
% tăng trưởng 242% -22% 125% 52% -14%
Doanh số thu nợ 22 32 49 60 119 64
Số dƣ cuối kỳ 36 104 151 307 516 380
% tăng trưởng so với đầu kỳ 64% 189% 45% 103% 68% 133%
Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm 2006, 2007, 2008, 2009, 2010 và báo cáo sơ kết 6 tháng
đầu năm 2011 chi nhánh Hậu Giang.
- Sự tăng trƣởng về quy mô: dƣ nợ tín dụng bán lẻ ngày càng đƣợc củng cố và tăng trƣởng đều qua các năm.
Năm 2006, sau 2 năm đi vào hoạt động, dƣ nợ tín dụng bán lẻ của chi nhánh Hậu Giang chỉ ở mức 36 tỷ đồng, sản phẩm cho vay cịn đơn điệu: cho vay tín chấp đối với cán bộ cơng nhân viên các cơ quan, đơn vị đóng tại địa bàn dƣới hình thức cho vay ngắn, trung hạn; các khoản vay hỗ trợ sản xuất kinh doanh đối với hộ gia đình có tài sản thế chấp chủ yếu là cho vay ngắn hạn.
Trong năm 2007, chi nhánh đã bắt đầu tăng trƣởng tín dụng bán lẻ và đã có đƣợc một số khách hàng thƣờng xuyên gửi tiền và có nhu cầu cầm cố thẻ tiết kiệm. Từ đó sản phẩm cho vay bán lẻ của chi nhánh Hậu Giang đã đƣợc bổ sung hình thức cho vay cầm cố thẻ tiết kiệm. Doanh số cho vay trong năm tăng rõ rệt (142% so với năm 2006) và nhờ đó dƣ nợ cũng tăng trƣởng (189% so với cuối năm 2006).
Năm 2008 là một năm hết sức khó khăn cho tình hình kinh tế xã hội nói chung, lạm phát cao, biến động trên thị trƣờng tài chính, cùng với chính sách thắt chặt tiền tệđã gây bất lợi cho tình hình hoạt động của ngành ngân hàng. BIDV đã chỉ đạo chi nhánh tập trung vốn cho vay xuất khẩu, hạn chế cho vay đối với các nhu cầu của các cá nhân, hộ gia đình. Do vậy doanh số cho vay bán lẻ đã sụt giảm mạnh trong thời kỳ này. Trong năm, chi nhánh chỉ cho vay 96 tỷ đồng, giảm 22% so với doanh số cho vay năm 2007, tuy nhiên doanh số thu nợ cũng có tăng nhƣng khơng đáng kể, nhờ đó số dƣ cuối kỳ vẫn đƣợc duy trì ở mức tăng trƣởng 45%.
Cùng với sự chuyển biến mạnh mẽ từ hội sở, chi nhánh Hậu Giang cũng đã vận hành mơ hình tổ chức mới thích hợp cho sự phát triển dịch vụ NHBL. Riêng cơng tác tín dụng đã phân biệt rõ ràng giữa tín dụng bán bn và tín dụng bán lẻ. Các sản phẩm tín
dụng bán lẻ đƣợc bổ sung đa dạng hơn. Thêm vào đó, giai đoạn 2009 – 2010, nền kinh tế đã qua thời kỳ khó khăn, một số chính sách quản lý đã có hƣớng mở hơn tạo điều kiện thuận lợi cho sự tăng trƣởng tín dụng bán lẻ cho chi nhánh. Tín dụng bán lẻ liên tục tăng trƣởng, doanh số cho vay tăng 125% vào năm 2009 và 52% vào năm 2010, dƣ nợ cũng tăng 103% (307 tỷ đồng) cuối năm 2009 và tăng 68% (512 tỷ đồng) vào thời điểm cuối năm 2010. Ngoài nhiệm vụ hoàn thành kế hoạch kinh doanh, trong năm 2010, chi nhánh Hậu Giang cịn hồn thành một nhiệm vụ quan trọng là cho ra đời một chi nhánh mới trên cơ sở nâng cấp phòng giao dịch Vị Thanh thành một chi nhánh cấp 1: chi nhánh Vị Thanh.
Đầu năm 2011, chi nhánh Vị Thanh bắt đầu hoạt động độc lập. Nhằm ƣu tiên cho chi nhánh mới, chi nhánh Hậu Giang đã bàn giao 68% dƣ nợ tín dụng bán lẻ tƣơng đƣơng 352 tỷ đồng cho chi nhánh Vị Thanh, vì vậy số dƣ giảm mạnh chỉ còn 164 tỷ đồng. Trong sáu tháng đầu năm, chi nhánh Hậu Giang đã có một sự tăng trƣởng đáng ghi nhận: doanh số cho vay đạt 281 tỷ đồng tƣơng đƣơng 86% cả năm 2010 và dần đƣa dƣ nợ tăng trƣởng về mức trƣớc khi bàn giao.
- Tỷ trọng tín dụng bán lẻ trong tổng dƣ nợ:
Bảng 2.7: Tỷ trọng dƣ nợ tín dụng bán lẻ trong tổng dƣ nợ tồn chi nhánh
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 30/06/11
Tổng DN (tỷ đồng) 641 1.090 1.556 2.169 2.670 2.018
DN bán lẻ (tỷ đồng) 36 104 151 307 516 380
Tỷ trọng 5,62% 9,54% 9,70% 14,15% 19,33% 18,83%
Nguồn: dữ liệu nội bộ BIDV
Bảng 2.8 cho thấy rằng tỷ trọng dƣ nợ tín dụng bán lẻ luôn tăng dần và số tuyệt đối cũng tăng qua các năm thể hiện sự chuyển biến tích cực trong sự phát triển tín dụng bán lẻ của chi nhánh tiến dần đến nền khách hàng ổn định hơn. Tuy trƣớc năm 2009, BIDV chƣa giao chỉ tiêu kế hoạch tín dụng bán lẻ nhƣng chi nhánh cũng đã có định hƣớng riêng phát triển tín dụng bán lẻ. Từ 2009 trở về sau, hàng năm BIDV đều giao chỉ tiêu kế hoạch bán lẻ và chi nhánh ln hồn thành vƣợt chỉ tiêu đƣợc giao. Cụ thể, năm 2009 kế hoạch giao tỷ trọng dƣ nợ tín dụng bán lẻ trong tổng dƣ nợ là 13,6% chi nhánh thực hiện 14,15%; năm 2010 kế hoạch giao dƣ nợ tín dụng bán lẻ 500 tỷ đồng, chi nhánh thực hiện 516 tỷ đồng. Năm 2011, kế hoạch TDBL cuối kỳ 400 tỷ đồng, sáu tháng đầu năm, chi nhánh đã thực hiện 308 tỷ đồng, đạt 97% kế hoạch năm.
- Cơ cấu tín dụng bán lẻ:
Bảng 2.8: Cơ cấu tín dụng bán lẻ tại thời điểm 30/6/2011
Chỉ tiêu Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng (%)
Tổng DN TDBL 380 100%
Theo từng sản phẩm tín dụng
+ Cho vay cầm cố, chiết khấu giấy tờ có giá 27 7%
+ Cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở, ô tô 32 9%
+ Cho vay hộ kinh doanh 299 79%
+ Cho vay mục đích khác 3 1%
+ Cho vay tín chấp (lƣơng, thấu chi) 19 5%
Theo tài sản bảo đảm
+ Cho vay có tài sản bảo đảm 361 95%
+ Cho vay khơng có tài sản bảo đảm 19 5%
Theo kỳ hạn vay
+ Ngắn hạn 318 84%
+ Trung hạn 26 7%
+ Dài hạn 36 9%
Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh khối ngân hàng bán lẻ quý II/2011
+ Về cơ cấu tín dụng bán lẻ theo từng sản phẩm: đến nay tuy chi nhánh Hậu Giang vẫn chƣa triển khai đầy đủ danh mục sản phẩm do BIDV ban hành nhƣng cũng đã bám sát nhu cầu khách hàng bán lẻ tại địa bàn. Sản phẩm có dƣ nợ chiếm tỷ trọng cao nhất là cho vay hộ kinh doanh chiếm 79% tƣơng đƣơng 299 tỷ đồng. Trong khi đó cịn một số nhu cầu khác nhƣ hỗ trợ vốn về nhà ở, ô tô, tiêu dùng chƣa đƣợc quan tâm.
Biểu đồ 2.6: Cơ cấu tín dụng bán lẻ theo sản phẩm
+ Chi nhánh Hậu Giang luôn quan tâm đến tài sản bảo đảm trong hoạt động cấp tín dụng nói chung và tín dụng bán lẻ nói riêng. Tỷ lệ nợ có tài sản bảo đảm đến 30/6/2011 là 95% (thuộc các sản phẩm cho vay cầm cố, chiết khấu GTCG, cho vay hỗ trợ nhà ở, cho vay hộ kinh doanh, cho vay khác) và 5% dƣ nợ cho vay khơng có tài sản bảo đảm thuộc sản phẩm cho vay tín chấp (đảm bảo bằng lƣơng và hạn mức tín dụng thấu chi).
Biểu đồ 2.7: Cơ cấu tín dụng theo tài sản bảo đảm
+ Do hạn chế về nguồn vốn trung dài hạn nên chi nhánh tập trung cho vay đối với nhu cầu vay vốn ngắn hạn. Trong 84% dƣ nợ vay ngắn hạn của chi nhánh có đến 94% vốn ngắn hạn dành cho sản phẩm hộ kinh doanh và cầm cố, chiết khấu giấy tờ có giá. Dƣ nợ trung hạn chỉ chiếm 7% và dài hạn chiếm 9% tổng dƣ nợ bán lẻ. Nhu cầu vay vốn trung hạn phần nhiều khách hàng cho vay tín chấp lƣơng và hạn mức thấu chi nhƣng giá trị các
khoản vay không lớn (chỉ vài chục triệu đồng). Riêng dƣ nợ dài hạn chỉ có sản phẩm cho vay hỗ trợ nhà ở.
Biểu đồ 2.8: Cơ cấu tín dụng theo thời hạn vay
- So sánh thu nhập từ tín dụng bán lẻ trong tổng thu nhập từ hoạt động tín dụng thơng qua một số chỉ tiêu tại thời điểm 30/6/2011:
Bảng 2.9: Cơ cấu thu nhập rịng từ hoạt động tín dụng
Chỉ tiêu Giá trị (trđ) Tỷ trọng
Tổng thu nhập rịng từ hoạt động tín dụng 5.017 100%
Thu nhập ròngtừ hoạt động TDBB 3.173 63%
Thu nhập ròng từ hoạt động TDBL 1.844 37%
Nguồn: Phịng Tài chính – Kế tốn Chi nhánh Hậu Giang
Theo tính tốn của phịng Kế hoạch - Tổng hợp chi nhánh Hậu Giang, lãi suất cho vay bình quân tại chi nhánh 6 tháng đầu năm 2011 nhƣ sau: lãi suất cho vay bình quân chung là 15,75%/năm, lãi suất cho vay bình quân TDBB là 15,68%/năm và lãi suất cho vay bình quân TDBL là 15,94%/năm. Ta thấy rằng lãi suất cho vay bình quân TDBL cao hơn so với lãi suất cho vay bình qn TDBB, điều này là hồn tồn hợp lý dù chênh lệch này là không nhiều (0,26%/năm).
Kết hợp giữa kết quả trên với tỷ trọng dƣ nợ tín dụng bán lẻ so với tổng dƣ nợ tại bảng 2.8 thì ta thấy rằng hiệu quả hoạt động TDBL cao hơn so với hoạt động TDBB, thể hiện ở chỗ: (i) lãi suất cho vay bình quân TDBL thƣờng cao hơn so với TDBB, (ii) dƣ nợ chỉ chiếm tỷ trọng chỉ có 18,83% trong tổng dƣ nợ nhƣng TDBL mang lại đến 37% thu nhập ròng từ hoạt động tín dụng, trong khi đó TDBB chiếm tỷ trọng đến 82,17% tổng dƣ nợ nhƣng chỉ mang lại 63% thu nhập ròng cho chi nhánh.
- Chất lƣợng tín dụng bán lẻ: Bảng 2.10: Tỷ lệ nợ xấu TDBL so với tổng dƣ nợ Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 30/6/2011 Tổng dư nợ 641 1,090 1,556 2,169 2,670 2,018 + TDBB 605 986 1,405 1,862 2,154 1,638 + TDBL 36 104 151 307 516 380 Tổng nợ xấu 6.03 2.83 4.67 10.41 10.95 26.45 + TDBB 4.09 1.63 1.69 6.17 4.45 19.14 + TDBL 1.94 1.20 2.98 4.24 6.50 7.31 Tỷ lệ nợ xấu (T.hiện) 0.94% 0.26% 0.30% 0.48% 0.41% 1.31% + TDBB 0.68% 0.17% 0.12% 0.33% 0.21% 1.17% + TDBL 5.34% 1.15% 1.97% 1.38% 1.26% 1.92% T.lệ nợ xấu cao nhất (KH) 1.50% 3.00% 1.00% 3.00% 2.00% (*)1.20%
(*)Riêng kế hoạch nợ xấu TDBL cao nhất kế hoạch được giao quý II/2011: 1.00% Nguồn: Dữ liệu nội bộ BIDV
Chất lƣợng tín dụng chung của tồn chi nhánh đƣợc kiểm soát tốt trong suốt giai đoạn 5 năm từ 2006 – 2010. Bảng 2.10 cho thấy tỷ lệ nợ xấu chung của hoạt động tín dụng tại chi nhánh luôn tuân thủ tỷ lệ nợ xấu cao nhất kế hoạch do hội sở giao và duy trì ở mức dƣới 1%.
Đó là kết quả chung của tồn bộ hoạt động tín dụng bao gồm tín dụng bán bn và tín dụng bán lẻ. Khi tiến hành tách riêng phân tích nợ xấu thì mới thấy đƣợc chất lƣợng của nợ tín dụng bán lẻ cần phải xem xét. Nhìn vào bảng 2.10, ta dễ thấy rằng tỷ lệ nợ xấu tín dụng bán lẻ qua các năm luôn luôn cao hơn so với tỷ lệ nợ xấu tín dụng bán bn. Đến cuối quý II/2011 tỷ lệ nợ xấu chung tồn chi nhánh có dấu hiệu tăng cao, vƣợt mức giới hạn đƣợc giao 15% (1,31% so với kế hoạch 1,14%). Năm 2011 là năm đầu tiên hội sở giao kế hoạch nợ xấu cho chi nhánh theo từng quý. Nhƣng đến cuối quý II/2011, tỷ lệ nợ xấu TDBL cũng đã cao hơn so với kế hoạch 85% (giao 1%, thực hiện 1,85%). Chi nhánh cần phải có biện pháp kiềm chế nợ xấu trong những tháng cuối năm để đƣa tỷ lệ nợ xấu về mức dƣới giới hạn đƣợc giao.