Chƣơng 1 : TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG
2.4. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TDBLCỦA CHI NHÁNH HẬU GIANG
2.4.5.2. Rủi ro liên quan đến cán bộ ngân hàng
- Gian lận của cán bộ:
+ Cán bộ lợi dụng chức năng, nhiệm vụ của mình, ăn cắp mật khẩu chƣơng trình, tạo hồ sơ vay vốn giả, rồi tạo dữ liệu trên hệ thống SIBS, giả mạo chữ ký phê duyệt các khoản vay rồi rút tiền của ngân hàng.
+ Cán bộ cấu kết với khách hàng để làm hộ hồ sơ vay vốn cho khách hàng, vay ké thơng qua khách hàng, sách nhiễu địi tiền khách hàng.
+ Cán bộ lợi dụng chức năng, nhiệm vụ của mình cấu kết với tội phạm bên ngoài làm giả hồ sơ tài sản để đem đến cầm cố, thế chấp vay vốn rồi chiếm đoạt tài sản của ngân hàng.
+ Lợi dụng sơ hở trong q trình kiểm tra, kiểm sốt, cán bộ thu tiền gốc và lãi của khách hàng nhƣng không nộp tiền vào ngân hàng, chiếm đoạt số tiền thu đƣợc để sử dụng cho mục đích riêng.
- Sai sót của cán bộ:
+ Cho vay vƣợt quyền phán quyết: mỗi sản phẩm cụ thể đều có quy định riêng về mức thẩm quyền phán quyết (về giá trị cho vay, thời hạn cho vay), đối với sản phẩm khơng có quy định cụ thể thì áp dụng quy định chung về quyền phán quyết của chi nhánh. Do trong quá trình thực hiện, cán bộ nhầm lẫn dễ xảy ra rủi ro cho vay vƣợt quyền phán quyết.
+ Cho vay vƣợt giới hạn tín dụng: thƣờng gặp đối với khách hàng vay nhiều món vay và nhiều cán bộ chuyên quản khác nhau mà khơng có sự liên kết và khách hàng có nhiều số CIF.
+ Đề xuất và phê duyệt khoản vay khi chƣa đầy đủ hồ sơ theo quy định.
+ Ngƣời đại diện khách hàng ký hợp đồng không đúng thẩm quyền dẫn tới hợp đồng bị vô hiệu.
+ Đánh giá giá trị tài sản bảo đảm theo giá thị trƣờng không đủ căn cứ, cao hơn thực tế rất nhiều dẫn đến việc cho vay vƣợt giá trị tài sản đảm bảo.
+ Sai lệch thông tin (lãi suất, ngày đến hạn, kỳ hạn, tần suất trả nợ gốc, mã sản phẩm, tài sản đảm bảo) giữa hồ sơ tín dụng với hệ thống SIBS do cán bộ quản trị tín dụng tự sửa hoặc nhầm lẫn trong quá trình nhập dữ liệu.
+ Không chuyển nợ quá hạn hoặc điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ chƣa đủ căn cứ. + Không đăng ký giao dịch đảm bảo và công chứng, chứng thực đối với hợp đồng bảo đảm tài sản; nghĩa vụ bảo đảm tại hợp đồng bảo đảm tiền vay không cụ thể dẫn đến hợp đồng vô hiệu.
+ Khơng kiểm tra hoặc kiểm tra mục đích sử dụng vốn, tình hình thực tế khách hàng qua loa, chiếu lệ, không phát hiện kịp thời các dấu hiệu rủi ro tiềm ẩn.
+ Không đánh giá lại tài sản đảm bảo của khách hàng theo quy định.
+ Quản lý hồ sơ tài sản đảm bảo không đúng quy định, xuất kho hồ sơ tài sản bảo đảm cho khách hàng mƣợn lại trong khi hồ sơ khoản vay chƣa tất tốn và chƣa có biện pháp bảo đảm thay thế. Trả giấy tờ tài sản đảm bảo không đúng đối tƣợng nhận.
Kết luận chƣơng 2:
Chƣơng 2 đã khái quát đƣợc thực trạng hoạt động tín dụng bán lẻ tại chi nhánh BIDV Hậu Giang với những điểm nổi bật sau:
Trƣớc khi đi vào phân tích nội dung chính, tác giả đã sơ lƣợc về tình hình kinh tế xã hội tại địa phƣơng, đánh giá tổng quan về tiềm năng phát triển dịch vụ NHBL tại tỉnh Hậu Giang, xu hƣớng phát triển dịch vụ NHBL của các NHTM và sự chuyển biến tích cực sang phát triển NHBL của BIDV nói chung và chi nhánh Hậu Giang nói riêng. Trong chƣơng này, cũng đã cho ta thấy một bức tranh sinh động của các NHTM tại địa bàn với sự phân tích các đối thủ cạnh tranh chính trong các mặt hoạt động phát triển mạng lƣới, huy động vốn và tín dụng cho thấy vị thế của BIDV so với các đối thủ cạnh tranh tại địa bàn.
Chƣơng 3
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ MỘT SỐ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN RỦI RO TDBL