Xu hướng phát triển kém bền vững của nhóm ngân hàng vừa và nhỏ 19 

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên nhân của tình trạng chạy đua lãi suất trong hệ thống ngân hàng thương mại và giải pháp chính sách (Trang 30 - 37)

3.2 Nguyên nhân tiềm ẩn đến từ thất bại thị trường và thất bại chính sác h giám sát

3.2.1.2 Xu hướng phát triển kém bền vững của nhóm ngân hàng vừa và nhỏ 19 

Trong khoảng 5 năm trở lại đây, với mục tiêu đạt được lợi nhuận cao, những ngân hàng vừa và nhỏ đã mở rộng tín dụng quá mức nhưng lại ít chú trọng đến việc cải thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản.

Sự phụ thuộc vào hoạt động tín dụng

Hiện nay các NHTM thường thực hiện các hoạt động kinh doanh chính như dịch vụ ngân

quỹ, dịch vụ tài chính và tư vấn tài chính, dịch vụ thanh tốn, dịch vụ tài trợ thương mại quốc tế, dịch vụ tài trợ thương mại nội địa. Mặc dù hệ thống ngân hàng trong nước đã phát triển đa dạng các sản phẩm và dịch vụ tài chính nhưng hiện nay phần lớn các ngân hàng vừa và nhỏ vẫn chủ yếu khai thác ở mảng hoạt động tín dụng.

Theo kết quả khảo sát, hoạt động tín dụng đóng góp một nguồn thu quan trọng trong hoạt

động của những ngân hàng vừa và nhỏ, thể hiện ở tỷ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng ở

nhóm ngân hàng này ln ở mức cao, trung bình từ 76%% - 87% tổng thu nhập. So với tỷ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng ở nhóm ngân hàng dẫn đầu chỉ khoảng từ 62% - 69% trong những năm trở lại đây thì có thể thấy thu nhập của những ngân hàng vừa và nhỏ phụ thuộc khá nhiều vào hoạt động này.

Bảng 3-4. Tỷ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng (2007-2009)

Chỉ tiêu Nhóm ngân hàng vừa và nhỏ Nhóm ngân hàng dẫn đầu

Năm 2007 2008 2009 2007 2008 2009

Thu nhập từ tín dụng/

Tổng thu nhập 76% 77% 87% 62% 63% 69%

Nguồn: Tính tốn của tác giả dựa trên số liệu thu thập từ báo cáo thường niên của các NHTM

Tỷ lệ LDR cũng là một thước đo đánh giá mức độ tập trung vào hoạt động tín dụng của

một ngân hàng. Khi LDR càng cao thể hiện ngân hàng đã dùng phần lớn tài sản của mình (trong đó chủ yếu là tiền gửi của khách hàng) để cho vay. Theo kết quả khảo sát, tỷ lệ LDR của những ngân hàng vừa và nhỏ trung bình từ 102% -154%, trong khi đó ở nhóm ngân

hàng dẫn đầu tỷ lệ này chỉ từ 54% - 74% và mức trung bình của ngành chỉ dừng ở mức trên dưới 100%.

Bảng 3-5. Tỷ lệ LDR trung bình (2007 -2009)

Chỉ tiêu Nhóm ngân hàng vừa và nhỏ Nhóm ngân hàng dẫn đầu

Năm 2007 2008 2009 2007 2008 2009 LDR 154% 102% 141% 74,1% 54,9% 63,7%

Nguồn: Tính tốn của tác giả dựa trên số liệu thu thập từ báo cáo thường niên của các NHTM

Bảng 3-6. Tỷ lệ LDR trung bình tồn hệ thống Ngân hàng Việt Nam (2002- 2009)

Năm 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009

LDR 91% 93% 99% 99% 91% 93% 95% 105%

Nguồn: Fitch’s (2009), Cơng ty chứng khốn Bảo Việt -BVSC (2008)

Tỷ lệ LDR cao hơn 100% ở nhóm ngân hàng vừa và nhỏ là biểu hiện của việc mở rộng hoạt động tín dụng quá mức, ngoài nguồn vốn huy động trên thị trường dân doanh các ngân hàng này đã sử dụng nguồn vốn huy động trên thị trường LNH để hỗ trợ cho hoạt động tín dụng. ACB (2009) cho biết, các ngân hàng vừa và nhỏ có tổng tài sản dưới 15.000 tỷ VND thuộc nhóm vay LNH cao nhất, hoạt động vay LNH của nhóm này trung bình chiếm tới

24% TTS và chiếm tới 38,4% dư nợ cho vay LNH.

Những ngân hàng vừa và nhỏ với đặc điểm phụ thuộc nhiều vào hoạt động tín dụng thì hoạt

động quản trị rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro thanh khoản là hai hoạt động quản trị rủi ro

quan trọng cần phải xem xét.

Hoạt động quản trị rủi ro tín dụng

Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của NHNN định nghĩa rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất do khách hàng vay vốn khơng thực hiện hoặc khơng có khả năng thực hiện đúng những nghĩa vụ đã cam kết. Nghĩa vụ cam kết ở đây bao gồm cả vốn gốc, lãi vay và thời hạn trả nợ. Cũng theo quyết định này, cơ sở để đánh giá rủi ro tín dụng là tỷ lệ nợ xấu (NPL – Non-performing loans). NPL được tính bằng tổng các khoản nợ quá hạn thuộc nhóm nợ 3,4 và 5 (Phụ lục 5). Theo quy định này nợ quá hạn chỉ bao gồm phần vốn gốc hoặc lãi đến hạn nhưng chưa được thanh toán.

Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 sửa đổi bổ sung cho quyết định trên,

trong đó việc phân loại nhóm nợ được bổ sung như sau, tổ chức tín dụng (TCTD) phải

chuyển toàn bộ dư nợ của một khách hàng vào cùng một nhóm với nhóm nợ hiện đang có rủi ro cao nhất; đối với cho vay hợp vốn, TCTD phải chuyển toàn bộ dư nợ của khách hàng vào nhóm rủi ro cao nhất do tổ chức đầu mối hoặc tổ chức tham gia cho vay hợp vốn phân loại. Với quyết định này tỷ lệ NPL phản ánh tốt hơn rủi ro tín dụng của những món vay liên quan đến cùng một chủ thể.

Trên cơ sở quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007, tỷ lệ nợ xấu của một số ngân hàng vừa và nhỏ được thống kê như sau.

Bảng 3-7. Dư nợ xấu của một số ngân hàng vừa và nhỏ (2007 -2009)

Ngân hàng 2007 2008 2009

Ngân hàng Đông Á (EAB) 1,63% 2,50% 1,33%

Ngân hàng An Bình (ABBank) 2,70% 4,16% 2,03%

Ngân hàng Kiên Long (KienLongBank) 1,27% 1,66% 1,20%

Ngân hàng Việt Á (VietABank) 1,21% 1,8% 1,9%

Ngân hàng Sài Gịn Cơng thương (SaiGonBank) 2,07% 3,07% 2,12% Ngân hàng Gia Định (GiaDinhBank) 1,66% 1,24% 2,92%

Ngân hàng Nam Việt (NaVibank) - 2,91% 2,45%

Ngân hàng Nam Á (NAB) 1,64% 2,56% 1,71%

Nguồn: Tổng hợp từ website các NHTM

Trong khi một số ngân hàng dẫn đầu như ACB, Sacombank… vẫn có thể duy trì tỷ lệ nợ xấu thấp hơn 1% trong nhiều năm liền thì những ngân hàng vừa và nhỏ có tỷ lệ nợ xấu ở mức khá cao, từ 2%-4%, một số ngân hàng cịn có tỷ lệ nợ xấu gần với mức 5% cảnh báo rủi ro theo thơng lệ quốc tế. Điều đó cho thấy hoạt động quản trị rủi ro tín dụng chưa đáp

ứng kịp so với mức độ phụ thuộc cao vào hoạt động tín dụng của nhóm ngân hàng này.

Qua quá trình khảo sát thực tế, hoạt động quản trị rủi ro tín dụng ở những ngân hàng vừa và nhỏ hiện đang gặp phải một số vấn đề bất cập. Thứ nhất, so với mức trung bình ngành thì

cơ cấu dư nợ tín dụng tập trung nhiều vào lĩnh vực phi sản xuất như chứng khoán và bất

động sản, được thể hiện theo bảng sau đây.

Bảng 3-8. Dư nợ phi sản xuất (2010)

Ngân hàng Tỷ lệ dư nợ phi sản xuất

Westernbank 52,2% SHB 47% Navibank 41% NAB 37% OCB 27% VietBank 26% Trung bình ngành 20%

Nguồn: Thơng tin từ đại hội cổ đông các NHTMCP và Trang thông tin cafef.com.vn

Thứ hai, đặt nặng vấn đề tài sản đảm bảo hơn là xem xét khả năng trả nợ, mục đích vay

vốn…và những rủi ro liên quan đến khoản vay. Thứ ba, chưa tách biệt giữa bộ phận tiếp xúc khách hàng và bộ phận thẩm định đề xuất cho vay, điều này dẫn đến nảy sinh rủi ro đạo đức đối với cán bộ thực hiện hồ sơ vay vốn. Ngồi ra, q trình giám sát sau cho vay

còn chưa được thực hiện chặt chẽ, dẫn đến việc không phát hiện kịp thời những rủi ro phát sinh của khoản vay.

Trong khi hoạt động quản trị rủi ro tín dụng cịn nhiều hạn chế thì các ngân hàng vừa và nhỏ lại không ngừng mở rộng tín dụng trong những năm vừa qua. Điều đó cho thấy những ngân hàng này phải chấp nhận rủi ro nhiều hơn để cạnh tranh với những NHTM khác. Vì

vậy việc phải đối mặt với dư nợ xấu tăng ở những năm sau đó là điều tất yếu.

Dư nợ xấu tăng khơng những ảnh hưởng đến dịng tiền dự kiến của ngân hàng mà việc trích lập dự phịng cao cũng ảnh hưởng khơng nhỏ đến nguồn vốn khả dụng. Đây chính là một phần nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến thanh khoản của nhóm ngân hàng vừa và nhỏ.

Hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản

Theo báo cáo phân tích ngành ngân hàng Việt Nam năm 2008 của ACB tháng 6/2009, các ngân hàng vừa và nhỏ luôn đứng đầu trong danh sách những ngân hàng có tỷ lệ vay LNH

trên TTS cao nhất đồng thời tỷ lệ gửi LNH trên vay LNH thường thấp, điều đó chứng tỏ

nhóm ngân hàng này phụ thuộc cao vào nguồn vốn từ thị trường LNH. Nếu trong năm 2008 đỉnh điểm lãi suất huy động trên thị trường khoảng 20% thì đã có lúc một số ngân hàng vừa và nhỏ phải chấp nhận lãi suất LNH lên đến 40%17, đây chính là biểu hiện rõ

ràng cho việc tồn tại bất cập trong hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản của nhóm ngân

hàng này. 5 trong số 9 ngân hàng vừa và nhỏ được khảo sát có hoạt động LNH được thể hiện theo bảng sau.

Bảng 3-9. Hoạt động LNH của nhóm ngân hàng vừa và nhỏ (2008) Ngân hàng Gửi LNH/ Vay LNH (Lần) Vay LNH/ TTS (%)

GiaDinhBank 0,84 49,13

DaiABank 2,53 3,31

KienLongBank 2,26 4,65

NAB 0,58 17,99

OCB 0,18 14,19

Nguồn: ACB (2009), Báo cáo phân tích ngành ngân hàng Việt Nam 2008

Trong khi đó nhóm ngân hàng dẫn đầu tỷ lệ vay LNH/ TTS thấp và số vốn gửi LNH cao hơn nhiều so với số vốn vay LNH, điều đó chứng tỏ những ngân hàng lớn là nhóm ngân hàng chuyên cung cấp vốn trên thị trường LNH.

                                                            

Bảng 3-10. Hoạt động LNH của một số ngân hàng dẫn đầu (2008) Ngân hàng Vay LNH/ TTS (%) Gửi LNH/Vay LNH

ACB 2,64 9,4

Techcombank 14,23 1,49

Eximbank 6,06 3,21

Nguồn: ACB (2009), Báo cáo phân tích ngành ngân hàng Việt Nam 2008

Mặt khác, phân tích ở khía cạnh cơ cấu tài sản, kết quả khảo sát cho thấy nhóm ngân hàng dẫn đầu duy trì được tỷ lệ LDR khá thấp, vì vậy nhóm ngân hàng này có thể sử dụng một phần tiền huy động để đầu tư vào những tài sản có tính thanh khoản cao như trái phiếu

chính phủ, trong trường hợp thiếu thanh khoản các ngân hàng này vẫn có thể nhanh chóng chuyển các trái phiếu này thành tiền mặt thông qua hoạt động thị trường mở. Và thực tế là hiện nay hoạt động thị trường mở vẫn là sân chơi riêng của những ngân hàng thương mại dẫn đầu. Bảng 3-11. Tỷ lệ LDR ở một số ngân hàng dẫn đầu (2007 -2009) Ngân hàng 2007 2008 2009 ACB 57,50% 54,24% 71,71% Techcombank 84,20% 65,40% 67,38% Eximbank 80,52% 45,19% 119,33%

Nguồn: Tính tốn của tác giả dựa trên số liệu thu thập từ báo cáo thường niên của các NHTM

Ngược lại, đối với những ngân hàng vừa và nhỏ đã duy trì tỷ lệ LDR rất cao, thậm chí một vài ngân hàng duy trì tỷ lệ này cao hơn 200%, điều này thể hiện phần lớn tài sản của nhóm ngân hàng vừa và nhỏ này là những khoản cho vay. Đây là tài sản rất khó để chuyển thành tiền mặt khi có nhu cầu. Chính nguyên nhân này dẫn đến tính kém chủ động về nguồn tài chính hỗ trợ thanh khoản của nhóm ngân hàng vừa và nhỏ.

Bảng 3-12. Tỷ lệ LDR ở một số ngân hàng vừa và nhỏ (2007 -2009) Ngân hàng 2007 2008 2009 GiaDinhBank 251% 209% 199% DaiABank 144% 102% 89% KienLongBank 88% 119% 78% NAB 96% 109% 111% SaigonBank 114% 111% 115% OCB 130% 126% 126% VietABank 125% 89% 110%

Nguồn: Tính tốn của tác giả dựa trên số liệu thu thập từ website các NHTM

Qua những phân tích trên cho thấy, việc các ngân hàng vừa và nhỏ phụ thuộc nhiều vào hoạt động tín dụng nhưng khơng đi kèm với việc nâng cao hoạt động quản trị rủi ro, đặc

biệt đối với rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản, điều này dẫn đến tình trạng dư nợ xấu

tăng cao và nguồn vốn mất cân đối. Đây chính là những nguyên nhân làm cho các ngân

hàng này thường xuyên phải đối mặt với tình trạng kém thanh khoản trong nhiều năm sau

đó

Tóm lại, thất bại thị trường nhìn từ những ngân hàng vừa và nhỏ bao gồm yếu tố lịch sử trong q trình hình thành nhóm ngân hàng vừa và nhỏ và xu hướng phát triển kém bền vững từ chính bản thân những ngân hàng này. Chính những yếu tố này đã làm nhóm ngân hàng này sau nhiều năm hoạt động nay đã phải đối mặt với những khó khăn sâu sắc vì

khơng tạo được một vị trí thực sự vững chắc trên thị trường. Có thể tóm tắt những nguyên nhân dẫn thất bại thị trường trong bảng sau đây.

Quá trình hình thành và một số đặc điểm có bản của nhóm ngân hàng vừa và nhỏ

Xuất thân từ những ngân hàng nông thôn với quy mô vốn nhỏ bé Quy mô VĐL và TTS còn hạn chế

Phạm vi hoạt động nhỏ hẹp

Chiếm một thị phần nhỏ trong ngành

Xu hướng phát triển kém bền vững Phụ thuộc cao vào hoạt động tín dụng

Tỷ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng cao Tỷ lệ LDR cao

Quản trị rủi ro tín dụng cịn hạn chế

+ Tỷ lệ nợ xấu cao

+ Tập trung dư nợ vào lĩnh vực phi sản xuất

Quản trị rủi ro thanh khoản còn hạn chế

+ Phụ thuộc vào thị trường LNH + Kém chủ động khả năng thanh toán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên nhân của tình trạng chạy đua lãi suất trong hệ thống ngân hàng thương mại và giải pháp chính sách (Trang 30 - 37)