Sự thay đổi của các lãi suất chủ chốt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên nhân của tình trạng chạy đua lãi suất trong hệ thống ngân hàng thương mại và giải pháp chính sách (Trang 25 - 27)

Lãi suất chủ chốt Cuối 2007 1/1/2008 19/05/2008 11/6/2008

Lãi suất cơ bản 8,25% 8,75% 12% 14%

Lãi suất chiết khấu 4,50% 6% 11% 13%

Lãi suất tái cấp vốn 6,50% 7,50% 13% 15%

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ website NHNN

Tiếp theo đó để thắt chặt tiền tệ hơn nữa, cuối tháng 2 đầu tháng 3 năm 2008 NHNN phát hành 20.300 tỷ VND tín phiếu bắt buộc cho hơn 40 NHTM trong hệ thống. Những ngân hàng lớn như ACB, NHTMCP Xuất nhập khẩu (Eximbank) được yêu cầu mua từ 500 - 1.500 tỷ VND …còn đối với những ngân hàng vừa và nhỏ như AnBinhBank, NHTMCP Việt Á (VietABank)… được yêu cầu mua ít hơn từ 150 - 250 tỷ VND. Mặc dù phải mua tín                                                             

phiếu với giá trị ít hơn nhưng các ngân hàng vừa và nhỏ vẫn phải chịu áp lực thanh khoản rất lớn vì yếu tố kém thanh khoản đã tồn tại trong bản thân những ngân hàng này từ trước

đó (sẽ được trình bày ở tiểu mục tiếp theo). Vì vậy các ngân hàng này phải tăng mạnh lãi

suất để hút lượng tiền gửi trên thị trường dân doanh. VietABank là một trong những ngân hàng vừa và nhỏ mở đầu tăng lãi suất huy động lên đến 13,96% do đó đã thu hút được một lượng tiền gửi để có thể thực hiện được chỉ tiêu 150 tỷ VND tín phiếu bắt buộc được giao

11.

Cũng trong cùng thời điểm này, lo lắng về tính mất thanh khoản của hệ thống ngân hàng, NHNN đã cung ứng ngược trở lại 33.000 tỷ VND12 thông qua thị trường mở. Tuy nhiên, phương pháp hỗ trợ thanh khoản này chẳng những không đến được tay những đối tượng

kém thanh khoản nhất trong thị trường là những ngân hàng vừa và nhỏ, mà ngược lại còn tăng nguồn vốn khả dụng cho những ngân hàng dẫn đầu kiếm lời trên thị trường LNH khi mà lãi suất tái chiết khấu chỉ ở mức 6% còn lãi suất liên ngân hàng dao động từ 10% -21% tùy từng thời điểm13.

Chính sách thắt chặt tiền tệ đầu năm 2008 đã làm giảm tốc độ tăng trưởng tổng phương tiện thanh tốn của cả năm 2008 chỉ cịn 20,31%, thấp hơn nhiều so với mức 46,12% của năm 2007. Đồng thời tăng trưởng huy động của hệ thống ngân hàng chỉ đạt 22,87% thấp hơn

một nửa so với mức 47,64% năm 200714. Dưới tác động của chính sách thắt chặt tiền tệ, những ngân hàng vừa và nhỏ trở thành đối tượng kém sức chịu đựng nhất và buộc những ngân hàng này phải tăng lãi suất huy động để giải quyết thanh khoản (như đã được trình bày rõ trong phần diễn biến cuộc đua lãi suất 2008).

Cuộc đua lãi suất 2010 cũng diễn ra trong bối cảnh kinh tế vĩ mơ có nhiều nét tương đồng

với năm 2008. Lạm phát xu hướng tăng cao xuất hiện vào những tháng cuối năm đã khiến NHNN phải kiềm chế bằng các biện pháp thắt chặt tiền tệ. Tác động của chính sách này cũng là giọt nước làm tràn ly đối với những yếu kém tiềm ẩn bên trong nội tại của nhóm

                                                            

11 Trang thơng tin Việt Báo (2008)

12 Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW (2008)

13 Ngân hàng Nhà nước (2008)

ngân hàng vừa và nhỏ và cuộc đua lãi suất cũng bắt đầu từ hành vi nâng lãi suất huy động nhằm giải quyết thanh khoản của nhóm ngân hàng này.

3.2 Nguyên nhân tiềm ẩn đến từ thất bại thị trường và thất bại chính sách - giám sát của NHNN của NHNN

Để chứng minh sự tồn tại của thất bại thị trường và thất bại chính sách - giám sát của

NHNN, nghiên cứu này sẽ tiến hành khảo sát 9 trên 28 NHTMCP vừa và nhỏ và 3 trên 11 NHTMCP thuộc nhóm dẫn đầu, theo thống kê theo năm 2010 (Cơ sở để phân chia nhóm ngân hàng vừa và nhỏ được trình bày tại Phụ lục 3). Việc chọn lựa các ngân hàng khảo sát dựa trên ngun tắc: có nguồn thơng tin minh bạch như báo cáo tài chính, báo cáo thường niên; mang tính đại diện khơng mang những tính chất cá biệt (ví dụ như NHTMCP Liên Việt (LienVietBank) và NHTMCP Tiên phong (TPBank) là những ngân hàng mới được

thành lập vào năm 2008 vì vậy một số chỉ tiêu hoạt động sẽ không phản ánh được thực trạng của nhóm các ngân hàng vừa và nhỏ, NHTMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và NHTMCP Công Thương Việt Nam (Vietinbank) là hai ngân hàng được cổ phần hóa từ NHTMNN trong vài năm trở lại đây, vì vậy bản chất của nó sẽ khơng phản ánh được thực trạng của các NHTMCP trong nhóm các ngân hàng dẫn đầu).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên nhân của tình trạng chạy đua lãi suất trong hệ thống ngân hàng thương mại và giải pháp chính sách (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)