Giải pháp trọng tâm 34 

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên nhân của tình trạng chạy đua lãi suất trong hệ thống ngân hàng thương mại và giải pháp chính sách (Trang 45 - 48)

4.1.1 Sửa chữa thất bại thị trường

Như đã phân tích tại Chương 3, thất bại thị trường đến từ yếu tố lịch sử trong quá trình hình thành nhóm ngân hàng vừa và nhỏ và yếu tố chiến lược phát triển kém bền vững từ chính bản thân những ngân hàng này. Đối với những yếu tố lịch sử, chúng ta cần phải chấp nhận nó như một hạn chế trong quá trình hình thành và phát triển hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, đối với yếu tố chiến lược phát triển của bản thân những ngân hàng vừa và nhỏ,

NHNN nên can thiệp với vai trò định hướng cho những ngân hàng vừa và nhỏ phát triển bền vững thông qua nâng cao năng lực tài chính, năng lực quản trị rủi ro.

Thứ nhất là nâng cao năng lực tài chính. Trong bối cảnh thị trường tài chính Việt Nam

đang ngày càng mở cửa, với sự gia nhập của nhiều tổ chức tài chính quốc tế thì mức độ

cạnh tranh của lĩnh vực ngân hàng ngày càng gay gắt. Vì vậy việc nâng cao năng lực tài chính của hệ thống ngân hàng Việt Nam mà cụ thể là nâng quy mơ về VĐL là hồn tồn cần thiết. Hiện nay NHNN đã kéo dài lộ trình đáp ứng mức VĐL tối thiểu 3.000 tỷ từ cuối năm 2010 sang cuối năm 2011. Việc gia hạn này cần phải được thực hiện nghiêm túc nhằm

đưa quy mơ tài chính của nhóm những ngân hàng vừa và nhỏ phù hợp với quy mơ hoạt động cần thiết của mơ hình ngân hàng đơ thị, bên cạnh đó nâng cao năng lực về vốn là cơ

sở để những ngân hàng vừa và nhỏ đầu tư phát triển những mặt còn khiếm khuyết như quản trị, công nghệ, thương hiệu, mạng lưới hoạt động...

Tuy nhiên, thị trường chứng khoán được xem là một kênh huy động vốn chính của các ngân hàng hiện nay vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi nên việc đạt được mức vốn điều lệ

vậy NHNN cần có cơ chế xử lý phù hợp đối với những ngân hàng quá yếu kém không thể

đạt được quy định này. Ngoài ra, NHNN hỗ trợ thúc đẩy hoạt động mua bán sát nhập

ngành ngân hàng có thể diễn ra hiệu quả hơn, từ đó giảm bớt áp lực tăng VĐL đối với một số ngân hàng không đủ năng lực cũng như tạo cơ hội cho hệ thống ngân hàng Việt Nam sàng lọc lại và loại bỏ những ngân hàng yếu kém ra khỏi thị trường.

Thứ hai là nâng cao năng lực quản trị rủi ro. NHNN cần phải tập trung giám sát chặt

chẽ một số chỉ tiêu an toàn hoạt động nhằm định hướng cho những ngân hàng vừa và nhỏ quan tâm nhiều hơn nữa vào hoạt động quản trị rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản vốn

đang tồn tại nhiều yếu kém. Sau đây là một số chỉ tiêu an toàn hoạt động cần được chú ý

giám sát.

Việc đưa ra quy định về tỷ lệ LDR tối đa là hoàn toàn cần thiết nhằm hạn chế xu hướng quá tập trung vào hoạt động tín dụng và kém đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Đặc biệt đối với những ngân hàng vừa và nhỏ hiện đang duy trì tỷ lệ LDR rất cao, việc quy định một tỷ lệ LDR tối đa sẽ buộc những ngân hàng này phải giảm dư nợ, sàng lọc rủi ro đối với những món vay hiện tại và chọn lựa kĩ càng hơn trong quá trình xét cấp tín dụng. Tuy nhiên việc giảm tỷ lệ LDR cần có một lộ trình phù hợp đối với nhóm ngân hàng vừa và nhỏ, tránh việc vì phải thực hiện gấp gáp làm nảy sinh hành vi đối phó tiêu cực từ nhóm ngân hàng này.

Đối với tỷ lệ đầu tư vào lĩnh vực phi sản xuất. Thực tế đã cho thấy, những lĩnh vực phi sản

xuất như kinh doanh chứng khoán, kinh doanh vàng và kinh doanh bất động sản thường hay xuất hiện yếu tố đầu cơ, bong bóng tài sản. Vì vậy, việc hỗ trợ tín dụng cho những lĩnh vực này thường có rủi ro rất cao. Cơn sốt chứng khốn 2006-2007, bong bóng thị trường bất động sản 2007 -2008 và những khó khăn đối với hệ thống NHTM trong giai đoạn này

đã chứng minh điều đó. Do đó, việc NHNN giới hạn tỷ lệ đầu tư vào lĩnh vực phi sản xuất

là hoàn toàn cần thiết nhằm định hướng cho dịng tín dụng của những ngân hàng vào những kênh hoạt động sản xuất kinh doanh, hỗ trợ phát triển kinh tế. Tuy nhiên trong thời gian qua những ngân hàng vừa và nhỏ vì mục đích lợi nhuận cao đã tập trung nhiều tín dụng vào những lĩnh vực này, hiện dư nợ phi sản xuất ở những ngân hàng này cịn rất cao. Vì vậy, bên cạnh việc điều chỉnh giảm tỷ lệ LDR, việc giới hạn tỷ lệ tín dụng phi sản xuất cần được thực hiện với lộ trình phù hợp với khả năng đáp ứng của nhóm ngân hàng vừa và nhỏ.

Ngồi ra, để tăng cường khả năng thanh khoản của nhóm ngân hàng vừa và nhỏ, NHNN cần đặc biệt chú trọng giám sát chặt chẽ hơn nữa các chỉ tiêu an toàn về thanh khoản như tỷ lệ khả năng chi trả, tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn dùng để cho vay trung và dài hạn…Những tỷ lệ này mặc dù đã được những ngân hàng vừa và nhỏ đáp ứng khá tốt trong những báo cáo gửi lên NHNN. Tuy nhiên, với thực trạng chạy đua lãi suất vừa qua phần nào cho thấy hoạt

động quản trị rủi ro thanh khoản của những ngân hàng này vẫn còn nhiều bất cập.

4.1.2 Sửa chữa thất bại chính sách và giám sát của NHNN

NHNN cần phân loại ngân hàng và có biện pháp giám sát phù hợp đối với từng nhóm ngân hàng cụ thể. Đặc biệt đối với nhóm ngân hàng vừa và nhỏ cần có sự giám sát chặt chẽ về chức năng hoạt động. Hiện nay, những ngân hàng vừa và nhỏ mặc dù cịn nhỏ bé về quy mơ và yếu kém về quản trị những ngân hàng này đã không ngừng mở rộng chức năng hoạt

động của mình sang những ngành nhạy cảm như mở công ty con là công ty chứng khoán,

mở rộng hoạt động ủy thác đầu tư mà đây thực chất là một biện pháp che đậy dư nợ cho vay đối với một số doanh nghiệp, không ngừng mở rộng chi nhánh trên khắp các tỉnh thành phố trong khi chất lượng dịch vụ vẫn chưa được nâng cao…Chính vì vậy việc giám sát các ngân hàng vừa và nhỏ cần phải tập trung ở việc hạn chế chức năng hoạt động phù hợp với quy mơ về vốn của nó. Đồng thời, NHNN cần tăng cường cơng tác giám sát từ xa nhằm nhanh chóng xác định những ngân hàng nào có rủi ro tiềm ẩn từ đó tiến hành thanh tra tại chỗ nhằm kiểm tra tình hình hoạt động đối ngân hàng này và có biện pháp xử lý phù hợp. Thị trường tài chính Việt Nam đang ngày càng mở cửa đồng nghĩa với việc những rủi ro mà thị trường tài chính Việt Nam phải đối mặt ngày càng tăng cao, vì vậy việc nâng cao các tiêu chuẩn an tồn hoạt động đối với hệ thống ngân hàng là hoàn toàn phù hợp với nhu cầu thực tế. Tuy nhiên, những phân tích trên đã chứng minh rằng việc thiếu đồng bộ trong quá trình ban hành những chỉ tiêu an toàn hoạt động ngay từ ban đầu của NHNN đã phần nào đã gây khó khăn đối với nhóm ngân hàng vừa và nhỏ. Để giải quyết tình trạng này,

nghiên cứu đề xuất là cần phải có một lộ trình hợp lý đối với định hướng thắt chặt các tiêu chuẩn an toàn hoạt động của NHNN. Thứ nhất, NHNN nên giãn thời gian đáp ứng quy định LDR không quá 80% đối với các ngân hàng vừa và nhỏ. Thứ hai, NHNN cần tách

riêng tỷ trọng dư nợ tối đa và lộ trình đáp ứng phù hợp đối với tín dụng bất động sản thay vì quy định một tỷ lệ chung chung đối với lĩnh vực phi sản xuất, nguyên nhân bởi vì những

khoản vay bất động sản thường ở trung và dài hạn nên rất khó để giảm dư nợ đối với lĩnh vực này trong khoảng thời gian ngắn như theo yêu cầu của NHNN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên nhân của tình trạng chạy đua lãi suất trong hệ thống ngân hàng thương mại và giải pháp chính sách (Trang 45 - 48)