Quy mô chăn nuôi lợn thịt tại hai xã điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình chăn nuôi lợn thịt tại huyện củ chi thành phố hồ chí minh (Trang 58 - 103)

Nguồn: Số liệu điều tra.

Phụ lục 4.4 cho thấy, số vịng ni bình qn trong một năm ở các hộ là 3,38 vịng/năm, riêng các hộ chăn ni có quy mơ lớn tận dụng được các ưu thế về con giống, kỹ thuật, thức ăn,...nên đã rút ngắn thời gian nuôi hơn so với các hộ quy mô nhỏ (số vịng ni các hộ lớn bình qn 3,5 vịng/năm), năng suất của lợn thịt được thể hiện qua mức tăng trọng bình quân trong ngày của đàn lợn thịt, tăng trọng tuyệt

đối bình quân của đàn lợn thịt khảo sát tại hai xã là 604 g/ngày. Thời gian nuôi lợn

xuất chuồng ở các hộ rất khác nhau tùy thuộc và lợn giống và kỹ thuật chăn nuôi, bình quân 104 ngày và với trọng lượng trung bình khoảng 93,19 kg/con.

4.1.4. Quản lý chăm sóc đàn lợn thịt:

Hầu hết các hộ chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn hai xã Nhuận Đức và Tân An Hội của huyện Củ Chi đều là những hộ có kinh nghiệm trong chăn ni heo, một số hộ có kinh nghiệm chăn nuôi hơn 15 năm, nhưng phần lớn kinh nghiệm tự tích lũy và học tập từ bạn bè chăn nuôi trong khu vực, nghề chăn nuôi lợn tại hai xã này vẫn mang tính chất truyền thống nên hiệu quả thấp. Trong vài năm gần đây, từ khi chính quyền thành phố có chính sách phát triển nơng nghiệp đặc biệt là chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp nên chính quyền địa phương cũng tập trung phát

triển chăn nuôi heo tại hai xã Nhuận Đức và Tân An Hội vì đây là ngành nơng

nghiệp mũi nhọn tại đây. Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý như: Chi cục Thú y, Trung tâm Khuyến nông, Hội nông dân,...cũng phối hợp với chính quyền địa

phương tổ chức xây dựng nhiều mơ hình và mở nhiều lớp tập huấn về kỹ thuật chăn

nuôi và cách quản lý chăm sóc, vệ sinh thú y đàn lợn thịt. Theo kết quả tính tốn cho thấy hơn 78% hộ đã được tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi (Phụ lục 4.2 ) do các

cơ quan như: Hội nông dân xã, trạm khuyến nông, trạm thú y địa phương tổ chức,

một số hộ biết tổ chức quản lý ghi chép tình hình sinh sản, thú y, phối giống,...của

đàn lợn theo các biểu mẫu theo dõi do các cơ quan cung cấp, nhưng phần lớn các hộ

tự tổ chức ghi chép vào những cuốn sổ theo dõi riêng biệt của hộ mình.

4.2. Phân tích chi phí và kết quả sản xuất:

Kết quả về mặt chi phí và lợi nhuận trong hoạt động chăn nuôi lợn thịt của các hộ gia đình được trình bày trong Bảng 4.2, sử dụng phương pháp hạch toán từng

phần. Có nghĩa là khơng phải tất cả các chi phí của hoạt động chăn ni được đưa vào tính tốn. Chi phí và lợi ích được tính cho mỗi đầu con.

Chi phí được tính trong phần này bao gồm chi phí lao động thuê mướn, lượng

thức ăn, chi phí con giống, điện, thuốc thú y, và khấu hao chuồng trại. Khơng bao gồm các chi phí lãi suất tiền vay, tiền thuế.

Tổng chi phí trung bình khi ni một con lợn thịt trong một vòng khoảng 3,3 triệu đồng, trong đó chi phí thức ăn và con giống chiếm khoảng 90%, các khoản chi

phí khác như lao động thuê mướn, thú y, điện nước, khấu hao chuồng trại... chỉ

chiếm khoảng 10%. Phần lớn các hộ chăn nuôi theo kiểu lấy công làm lời, sử dụng chủ yếu là lao động gia đình, ngồi ra cũng có một số hộ thuê lao động để phục vụ

chăn nuôi, nhất là các hộ quy mơ lớn. Trong khi đó, nguồn thu từ chăn ni lợn thịt

chủ yếu từ bán lợn xuất chuồng với giá khoảng 37.000 đồng/kg, tổng doanh thu của một con lợn khoảng 3,5 triệu đồng. Mức lợi nhuận bình quân của một con lợn thịt trong 1 vòng là khoảng 220.000 đồng (Bảng 4.2). Tuy nhiên, kết quả tính tốn ở Bảng 4.2 chưa bao gồm công lao động gia đình, lãi suất tiền vay,...nếu tính cả khoản chi phí này và một số tác động từ ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh tai xanh (PRRS), LMLM,...xảy ra trong năm 2010 làm giá cả đầu ra khơng ổn định, thậm chí

có giai đoạn giảm ở mức 35.000 đồng/kg thịt thì lợi nhuận của hộ chăn ni từ lỗ đến hịa vốn.

Bảng 4.2. Hạch tốn chi phí và lợi ích chăn ni lợn (đồng/con).

Quy mô đàn

Quy mô < 50 con Quy mô ≥ 50 con Chung

Hạng mục Trung bình Độ lệch chuẩn Trung bình Độ lệch chuẩn Trung bình Độ lệch chuẩn Tổng chi phí 3.269.811 145.707 3.569.339 154.607 3.305.420 175.773 Thuốc thú y 2.880 969 2.313 251 2.813 932 Khấu hao 205.915 21.303 221.202 21.645 207.732 21.875 Điện 13.759 5.051 6.393 1.406 12.883 5.329 Thức ăn 1.996.344 117.817 1.993.783 87.461 1.996.039 114.504 Con giống 1.019.008 86.991 1.178.529 89.107 1.037.972 101.286 Lao động thuê 31.904 58.868 167.118 68.676 47978 74.296 Doanh thu/con 3.476.710 159.761 3.879.033 152.914 3.524.539 205.428 Lợi nhuận/con 206.898 104.681 309.693 73.872 219.119 106.740 n = 252 n = 34 n = 286

Ghi chú: so sánh sự khác biệt các số trung bình giữa 2 nhóm đều có ý nghĩa thống kê

ở mức 1% trở lên, ngoại trừ chi phí thức ăn thì khơng khác biệt có ý nghĩa thống kê (xem

phụ lục 4.9).

Nếu xét theo từng quy mơ thì có thể thấy rằng lợi nhuận của các hộ có quy mơ

≥ 50 con cao hơn hẳn so với các hộ có quy mơ nhỏ hơn khoảng 103.000 đồng/con.

Về chi phí có sự khác biệt rõ rệt ở từng khoản mục chi phí giữa hai quy mơ. Bảng 4.2 và phụ lục 4.9 cho thấy, hộ có quy mơ lớn có chi phí cao hơn, cụ thể là chi phí con giống, lao động và chuồng trại chăn ni. Điều này có nghĩa là các hộ quy mô lớn đầu tư con giống với chất lượng tốt hơn, thường con giống được mua từ các trại chuyên sản xuất con giống lợn thịt có nguồn gốc rõ ràng, năng suất cao. Sự khác biệt về chi phí lao động có thể giải thích như sau: các hộ chăn nuôi qui mô lớn

thường th mướn lao động có trình độ kỹ thuật, nên chi phí cho các lao động này cao hơn. Về khấu hao chuồng trại cho thấy các hộ có quy mô lớn thường đầu tư

chuồng trại kiên cố, hiện đại hơn, thậm chí một số hộ quy mơ trên 100 con có cả hệ thống làm mát, máng ăn, máng uống tự động cho lợn. Trong tất cả các khoản mục

chi phí, thì chỉ riêng có chi phí về thức ăn là khơng có sự khác biệt thuống kê giữa hai quy mô. Do nhu cầu cho sự tăng trọng của đàn lợn nên buộc các hộ phải mua . thức ăn hỗn hợp với cùng mức giá trên thị trường nên chi phí gần như tương tự nhau. Mặc dù có tổng chi phí đầu tư cho một con lợn cao hơn hộ có quy mơ < 50 con (3,5 triệu đồng so với 3,2 triệu đồng) nhưng các hộ các hộ này lại có lợi nhuận

cao hơn do ngồi nguồn thu từ bán lợn thịt với giá cao hơn (không bị chèn ép bởi các thương lái), hộ còn bán phân lợn và lợi ích từ xây dựng biogas (gas, điện thắp

sáng) nên tổng doanh thu cao hơn các hộ quy mô < 50 con, đây cũng là một lợi thế

theo quy mô trong chăn nuôi lợn.

4.3. Kết quả mơ hình hàm sản xuất: 4.3.1. Kiểm định giá trị của mơ hình:

Mơ hình hồi quy được đánh giá mức độ phù hợp thông qua kiểm định F và hệ số xác định R2 điều chỉnh để xác định mức độ phù hợp của mơ hình tổng thể.

Thực hiện kiểm định F với giả thuyết: H0: Giả thuyết H0: 1 = 2= 3 = 4 =

5 = 6 = 7 = 8 = 0 (với i là hệ số hồi quy của các biến có ý nghĩa thống kê trong mơ hình nghiên cứu). Kết quả phân tích cho thấy trị thống kê F có giá trị là 122,98 và có nghĩa thống kê ở mức 1%. Nói cách khác là giả thuyết H0 bị bác bỏ với độ tin cậy 99%, các biến số đưa vào mơ hình là phù hợp, và có khả năng giải thích được sự biến thiên trong trọng lượng xuất chuồng của lợn.

Hệ số xác định R2 (Phụ lục 4.5) của mơ hình là khá cao (R2= 0,75). Nghĩa là

có đến 75% biến thiên của trong lượng lợn thịt xuất chuồng của nông hộ chăn nuôi

có thể được giải thích do 8 yếu tố: lượng thức ăn, số kg lượng con giống đầu vào trong một vịng, quy mơ đàn lợn thịt, số lượng lao động, thời gian xuất chuồng,

nguồn gốc con giống, và tập huấn kỹ thuật chăn ni. Cịn lại là 25% biến thiên này phụ thuộc vào các yếu tố khác ngồi mơ hình.

Hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập được kiểm định bằng hệ số VIF. Kết quả trong Bảng 4.3 cho thấy VIF của các biến phụ thuộc là khá nhỏ từ

1.14 đến 5,12. Các giá trị này nhỏ hơn 10, dựa vào lý thuyết thì có thể suy luận rằng

Kiểm định phương sai của sai số bằng kiểm định thống kê Breusch – Pagan/ Cook – Weiberg với giả thuyết H0 là phương sai của sai số là đồng nhất (hằng số)

so với giả thuyết H1 là phương sai của sai số là một sự kết hợp giữa một hay nhiều biến số (phương sai của sai số sẽ gia tăng khi giá trị dự báo của biến phụ thuộc gia

tăng). Kết quả cho thấy giá trị của thống kê Chi bình phương bằng 0,07, và khơng

có ý nghĩa ở mức 5%. Điều này nói lên rằng phương sai của sai số không đồng nhất không phải là vấn đề (khơng hiện diện) trong mơ hình.

4.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến trọng lượng xuất chuồng:

Trọng lượng lợn thịt xuất chuồng của các hộ chăn nuôi hiện nay tại địa bàn hai xã điều tra phụ thuộc chủ yếu vào 8 yếu tố như đã trình bày trong Chương 2 đó là: thức ăn, trọng lượng con giống, lao động, thời gian nuôi, diện tích chuồng, quy mơ

đàn lợn, nguồn gốc con giống và tập huấn kỹ thuật chăn nuôi.

Bảng 4.3. Mơ tả các biến của mơ hình nghiên cứu thực nghiệm.

Biến Diễn giải Đvt Dấu kỳ vọng

THUCAN Lượng thức ăn Kg +

TRONGLUONGGIONG Trọng lượng con giống Kg +

LAODONG Số công lao động Người +

THOIGIANNUOI Thời gian nuôi Ngày -

DIENTICHCHUONG Diện tích chuồng M2 +

QUYMODAN Quy mô đàn (biến dummy: <

50 con = 0; ≥ 50 con = 1) +

NGUONGOCGIONG

Nguồn gốc con giống (biến dummy: Tự để giống = 0; Mua = 1)

-

TAPHUAN Tập huấn kỹ thuật (biến

dummy: Có = 1; Khơng = 0) +

Nguồn: số liệu điều tra.

Kết quả ước lượng các hệ số của các yếu tố đầu vào được trình bày trong Bảng 4.4. Số liệu trong Bảng 4.4 cho thấy trong 8 nhân tố đưa vào mơ hình nghiên cứu thực nghiệm thì có tất cả 7 biến mang dấu đúng theo kỳ vọng và có ý nghĩa thống

kê ở mức 1%: lượng thức ăn, số kg lượng con giống đầu vào trong một vịng, quy

mơ đàn lợn thịt, số lượng lao động, thời gian xuất chuồng, và nguồn gốc con giống.

Duy nhất chỉ có biến tập huấn kỹ thuật, mặc dù mang dấu đúng theo kỳ vọng,

nhưng khơng có nghĩa thống kê ở mức 5%. Lý do của điều này có thể giải thích là

việc tập huấn kỹ thuật chăn ni có lẽ khơng có điểm gì mới về tiến bộ kỹ thuật làm

tăng trọng cho lợn thịt, theo kết quả điều tra thì mức độ áp dụng các kỹ thuật tập

huấn của các hộ vào chăn nuôi lợn là không cao.

Bảng 4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến trọng lượng lợn xuất chuồng (Mơ hình tổng qt)

Biến số giải thích Hệ số ước lượng Sai số

chuẩn Giá trị t VIF

Hằng số 1,467 0,531 2,764*** THUCAN 0,690 0,034 20,584*** 1,185 TRONGLUONGGIONG 0,185 0,023 8,228*** 1,142 LAODONG 0,086 0,007 11,937*** 2,718 THOIGIANNUOI – 0,394 0,107 – 3,696*** 1,588 DIỆNTICHCHUONG 0,061 0,007 8,996*** 5,116 QUIMODAN 0,061 0,008 7,710*** 2,476 NGUONGOCGIONG – 0,017 0,006 – 3,068*** 2,328 TAPHUAN 0.000 0,001 – 0,290 ns 1,038 Kiểm định F(8, 277) = 107,27 ***, R2 điều chỉnh = 0,75

Kiểm định Breusch – Pagan / Cook – Weisberg phương sai của sai số H0: phương sai sai số không thay đổi; Chi bình phương = 0.07; Prob. > chi2 = 0.7942

Ghi chú: ***, có nghĩa thống kê ở mức 1%; ns: khơng có nghĩa thống kê

Dựa vào kết quả ước lượng của mơ hình tổng quát, nhận thấy rằng giá trị của biến tập huấn kỹ thuật (8) là hầu như khơng có tác động đến trọng lượng xuất chuồng, nên biến này được loại bỏ khỏi mơ hình. Mơ hình thực nghiệm sau cùng sẽ cịn 7 biến số giải thích. Kết quả hồi qui được trình bày trong Bảng 4.5.

Bảng 4.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến trọng lượng lợn xuất chuồng (Mơ hình sau cùng).

Biến số giải thích Hệ số ước

lượng Sai số chuẩn Giá trị t VIF

Hằng số 1,465 0,530 2,765*** THUCAN 0,689 0,033 20,759*** 1,165 TRONGLUONGGIONG 0,185 0,022 8,239*** 1,139 LAODONG 0,086 0,007 11,967*** 2,717 THOIGIANNUOI – 0,392 0,106 – 3,691*** 1,581 DIỆNTICHCHUONG 0,061 0,007 9,008*** 5,115 QUIMODAN 0,061 0,008 7,729*** 2,476 NGUONGOCGIONG – 0,017 0,006 – 3,093*** 2,321 Kiểm định F(7, 278) = 122,98 ***, R2 điều chỉnh = 0,75

Kiểm định Breusch – Pagan / Cook – Weisberg phương sai của sai số H0: phương sai sai số không thay đổi; Chi bình phương = 0,07; Prob. > chi2 = 0,7945

Ghi chú: ***, có nghĩa thống kê ở mức 1%; ns: khơng có nghĩa thống kê

Dựa vào kết quả trong Bảng 4.5, mơ hình thực nghiệm thể hiện mối quan hệ giữa trọng lượng xuất chuồng của lợn thịt và các yếu tố ảnh hưởng được biểu diễn

dưới dạng hàm Log tuyến tính như sau:

Ln(Y) = 1,465 + 0,689 Ln THUCAN + 0,185 Ln TRONGLUONGGIONG + 0,086 Ln LAODONG – 0,392 Ln THOIGIANNUOI

+ 0,061 Ln DIỆNTICHCHUONG + 0,061 QUIMODAN – 0,017 NGUONGOCGIONG

Kết quả kiểm định về độ phù hợp của mơ hình (thử nghiệm F), khả năng giải thích của mơ hình R bình phương vẫn khơng thay đổi (= 0.75, phụ lục 4.6), khơng có hiện tượng đa cộng tuyến và phương sai sai số thay đổi. Do vậy, việc loại bỏ đi biến số tập huấn kỹ thuật là có thể chấp nhận được. Trọng lượng xuất chuồng của lợn thịt trong mơ hình thực nghiệm sau cùng gồm có 7 yếu tố ảnh hưởng, và tất cả các biến đều có ý nghĩa thống kê ở mức 5%.

Hệ số 1 = 0,689 là hệ số co giản của thức ăn và trọng lượng con giống xuất

chuồng. 1 cho biết trong trường hợp các yếu tố khác trong mơ hình khơng đổi khi

lượng thức ăn tăng lên 1% thì trọng lượng con giống khi xuất chuồng sẽ tăng

0,689%.

Hệ số 2 = 0,185 là hệ số co giản giữa trọng lượng con giống và năng suất xuất chuồng. 2 cho biết trong trường hợp các yếu tố khác trong mơ hình khơng đổi khi trọng lượng con giống lúc nhập đàn để ni heo thịt tăng lên 1% thì trọng lượng con giống xuất chuồng sẽ tăng 0,185%.

Hệ số 3 = 0,086 là hệ số co giản giữa số lượng lao động và năng suất xuất

chuồng. 3 cho biết trong trường hợp các yếu tố khác trong mơ hình khơng đổi khi

lượng lao động nuôi heo thịt tăng lên 1% thì trọng lượng con giống xuất chuồng sẽ

giảm 0,086%.

Hệ số 4 = – 0,392 là hệ số co giản giữa thời gian nuôi và năng suất xuất chuồng. 4 cho biết trong trường hợp các yếu tố khác trong mô hình khơng đổi khi thời gian ni heo thịt tăng lên 1% thì trọng lượng con giống xuất chuồng sẽ giảm 0,392%.

Hệ số 5 = 0,061 là hệ số co giản giữa diện tích chuồng nuôi lợn thịt và trọng lượng xuất chuồng. 5 cho biết trong trường hợp các yếu tố khác trong mơ hình khơng đổi khi diện tích chuồng ni heo thịt tăng lên 1% thì trọng lượng con giống xuất chuồng sẽ giảm 0,061%.

Hệ số 6 = 0,061 là hệ số cho biết sự khác biệt về trọng lượng xuất chuồng giữa hai qui mô sản xuất khác nhau. Khi qui mô đàn lợn ni từ 50 con trở lên thì giá trị hệ số góc sẽ lớn hơn 0,061 kg so với qui mô của đàn lợn nuôi dưới 50 con.

Hệ số7 = – 0,017 cho biết sự khác biệt về năng suất xuất chuồng giữa 2 nguồn gốc lợn giống khác nhau. Nếu nguồn giống được mua từ các trại chuyên sản xuất con giống lợn thịt thì trọng lượng xuất chuồng có giá trị hệ số góc cao hơn là

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình chăn nuôi lợn thịt tại huyện củ chi thành phố hồ chí minh (Trang 58 - 103)