Tình hình huy động vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại các chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 44 - 47)

Tình hình kinh tế thế giới nói chung và trong nước nói riêng trong những năm qua ln biến động, việc tăng giảm giá vàng, tỷ giá đồng ngoại tệ cũng như sự thay đổi liên tục về lãi suất trên thị trường đã làm ảnh hưởng khơng nhỏ đến tình hình HĐKD của các NHTM. Tuy nhiên, việc đa dạng hóa danh mục các sản phẩm với nhiều tiện ích đáp ứng nhu cầu của khách hàng cùng với những chính sách lãi suất linh hoạt, mang tính cạnh tranh đã giúp cho cơng tác huy động vốn của các chi nhánh VietinBank trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có kết quả khả quan.

Bảng 2.2-Tình hình huy động vốn của các chi nhánh VietinBank trên địa bàn tỉnh Đồng Nai qua các năm.

Đơn vị tính: tỷ đồng. Năm 2006 2007 2008 2009 2010 30/6/2011 Chi nhánh % tăng % tăng % tăng % tăng % tăng % Đồng Nai 1.261 12,92 1.580 25,23 2.009 27,16 2.569 27,88 3.160 23,02 3.011 95,29 KCN Biên Hòa 775 21,68 1.203 55,20 1.464 21,66 1.775 21,25 1.812 2,09 1.471 81,20 Long Thành 38 27,24 85 121,62 208 145,58 235 13,18 313 33,31 314 100,18 Nhơn Trạch 82 16,81 128 56,01 150 17,77 186 23,57 303 63,13 221 72,97 Tổng 2.156 16,31 2.995 38,88 3.830 27,90 4.764 24,38 5.588 17,29 5.017 89,79 Trong đó: - Tiền gởi TCKT 1.047 12,25 1.727 64,94 1.862 7,79 2.475 32,93 2.578 4,14 1.489 57,76

Nguồn vốn huy động luôn là tiền đề cho mọi HĐKD của ngân hàng, nhưng với sự cạnh tranh gay gắt về lãi suất giữa các ngân hàng và thị trường có nhiều kênh thu hút vốn như hiện nay (cổ phiếu, trái phiếu, kỳ phiếu, vàng, ngoại tệ, bất động sản...) đã làm cho việc huy động vốn của các ngân hàng gặp khơng ít khó khăn. Mặc dù vậy, tình hình huy động vốn của các chi nhánh VietinBank trên địa bàn tỉnh Đồng Nai vẫn có xu hướng tăng trưởng qua các năm, trong đó huy động tiền gửi từ dân cư tăng đáng kể, điều này đã chứng tỏ sự tin tưởng của khách hàng vào ngân hàng ngày càng cao.

Biểu 2.1. Tình hình huy động vốn của các chi nhánh VietinBank trên địa bàn tỉnh Đồng Nai qua các năm

Nguồn: Báo cáo tổng kết ngành ngân hàng tỉnh Đồng Nai qua các năm.

Tính đến cuối năm 2006, tăng trưởng huy động vốn của hệ thống VietinBank là 16,92%, chiếm thị phần là 13,5% ngành ngân hàng. Trong đó, mức tăng trưởng huy động vốn của các chi nhánh VietinBank tại Đồng Nai là 16,31% (tăng trưởng tương ứng với tốc độ tăng trưởng của VietinBank), chiếm thị phần là 16,48% ngành ngân hàng tại Đồng Nai. Nguyên nhân của sự tăng trưởng huy động vốn chủ yếu là do các chi nhánh VietinBank tại Đồng Nai đã năng động điều chỉnh lãi suất huy động theo sự chỉ đạo của VietinBank, tăng cường tiếp thị, đổi mới tác phong giao dịch…

0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 2006 2007 2008 2009 2010 30/6/2011 Đồng Nai KCN Biên Hòa Long Thành Nhơn Trạch

Cuối năm 2007, huy động vốn của VietinBank tăng trưởng là 19,55% (cao hơn mức tăng trưởng 16,92% của năm 2006), chiếm thị phần là 10,45% ngành ngân hàng. Trong đó, tăng trưởng huy động vốn của các chi nhánh VietinBank tại Đồng Nai ở mức là 38,88% (cao hơn mức tăng trưởng 16,31% của năm 2006), chiếm thị phần là 14,93% ngành ngân hàng tại Đồng Nai. Nguyên nhân tăng trưởng nguồn vốn chủ yếu là do các chi nhánh rất chú trọng đến yếu tố lãi suất phải phù hợp với tình hình thực tế, áp dụng nhiều chính sách khuyến mãi, nâng cao chất lượng dịch vụ và đẩy mạnh hoạt động quảng cáo, mở rộng mạng lưới hoạt động để thu hút thị phần tiền gửi tại địa phương.

Đến cuối năm 2008, tăng trưởng huy động vốn của VietinBank là 17,99% (thấp hơn mức tăng trưởng 19,55% của năm 2007). Trong đó, tăng trưởng huy động vốn của các chi nhánh VietinBank tại Đồng Nai là 27,90% (thấp hơn mức tăng trưởng 38,88% của năm 2007), chiếm thị phần 13,70% ngành ngân hàng tại Đồng Nai. Tốc độ tăng trưởng của VietinBank năm 2008 đã giảm so với tốc độ tăng trưởng của năm 2007, và các chi nhánh VietinBank tại Đồng Nai cũng không ngoại lệ. Nguyên nhân là do nền kinh tế đang trong giai đoạn khó khăn, tỷ giá đồng ngoại tệ tăng giảm liên tục, các khoản chi phí đầu vào phục vụ cho SX-KD đều tăng giá liên tục, mặt khác các ngân hàng lại có chính sách thắt chặt tín dụng… Những điều này đã làm ảnh hưởng đến tình hình huy động vốn tại các chi nhánh, nhất là số dư tiền gửi của các TCKT tăng trưởng không đáng kể. Năm 2008, thị phần huy động vốn của các chi nhánh VietinBank tại Đồng Nai có giảm so với năm 2007 là do trong năm trên địa bàn tỉnh đã có khá nhiều chi nhánh ngân hàng TMCP tập trung mở rộng mạng lưới hoạt động, điều này đã làm cho lĩnh vực huy động vốn giữa các ngân hàng trên cùng địa bàn ngày càng cạnh tranh gây gắt hơn, thị phần bị chia nhỏ hơn.

Tính đến cuối năm 2009, mức tăng trưởng huy động vốn của VietinBank là 26,75% (cao hơn mức tăng trưởng 17,99% của năm 2008). Trong đó, tăng trưởng huy động vốn của các chi nhánh VietinBank tại Đồng Nai ở mức 24,38% (thấp hơn mức tăng trưởng 27,90% của năm 2008), thị phần chiếm là 12,04% ngành ngân hàng tại Đồng Nai. Nguyên nhân là do nền kinh tế vẫn còn đối mặt với nhiều thách thức khó khăn sau cuộc khủng hoảng tài chính và suy thối tồn cầu của năm 2008, chính sách lãi suất tiền gửi giảm và do áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt trong huy động vốn

giữa các ngân hàng trên địa bàn tỉnh đã làm ảnh hưởng đến mức tăng trưởng huy động vốn của các chi nhánh.

Cuối năm 2010, huy động vốn của VietinBank có mức tăng trưởng là 53,81% (cao hơn mức tăng trưởng 26,75% của năm 2009). Trong đó, tăng trưởng huy động vốn của VietinBank tại Đồng Nai là 17,29% (thấp hơn mức tăng trưởng 24,38% của năm 2009), chiếm thị phần 10,89% ngành ngân hàng tại Đồng Nai. Tuy là các chi nhánh VietinBank tại Đồng Nai đã đa dạng hóa sản phẩm huy động, đẩy mạnh cơng tác tiếp thị một cách linh hoạt, luôn đổi mới tác phong giao dịch nhưng tốc độ tăng trưởng và thị phần về huy động vốn của các chi nhánh VietinBank trên địa bàn tỉnh vẫn có chiều hướng suy giảm. Nguyên nhân chủ yếu là do sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trên địa bàn tỉnh ngày càng quyết liệt hơn, do bị hạn chế về yếu tố lãi suất và do chính sách khuyến mãi của các ngân hàng TMCP khác hấp dẫn khách hàng hơn của VietinBank. Đây là khó khăn và thách thức mà VietinBank nói chung và các chi nhánh VietinBank tại Đồng Nai nói riêng phải đối mặt.

Tính đến thời điểm 30/6/2011, huy động vốn của VietinBank có mức tăng trưởng so với đầu năm là 14,4%. Trong khi đó, huy động vốn của các chi nhánh VietinBank tại Đồng Nai đạt 5.017 tỷ đồng, chỉ chiếm 90% so với số dư đầu năm 2011. Tuy sự tăng trưởng huy động vốn của các chi nhánh VietinBank tại Đồng Nai không mạnh bằng sự tăng trưởng của hệ thống VietinBank nhưng vẫn đẩy mạnh hơn so năm 2010, nhất là trong giai đoạn cạnh tranh khốc liệt về lĩnh vực huy động vốn giữa các ngân hàng trên địa bàn như hiện nay. Nguyên nhân chủ yếu là do các chi nhánh đã đưa ra nhiều sản phẩm huy động vốn với lãi suất hấp dẫn, có chương trình tham gia trúng thưởng, có q tặng, tập trung đẩy mạnh công tác tiếp thị hơn nữa và đặc biệt là cơng tác chăm sóc khách hàng cũng được quan tâm hơn nhiều.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại các chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)