Đối với Chính phủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại các chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 94 - 95)

D: Loại rất kém Khách hàng đã mất khả năng trả nợ, các tổn thất đã thực sự xảy

3.4.1. Đối với Chính phủ

- Trong hoạch định chính sách, khơng những cân đối giữa các mục tiêu phát triển kinh tế và ổn định tiền tệ mà còn phải quan tâm đến sự phát triển bền vững của các ngân hàng, tránh tình trạng thắt chặt hoặc nới lỏng quá mức, thay đổi định hướng đột ngột sẽ gây ảnh hưởng khơng nhỏ đến lợi ích của các ngân hàng.

- Cần có những quy định cụ thể liên quan đến cơng bố thơng tin tài chính doanh nghiệp có xác minh của kiểm toán, quy định chặt chẽ hơn về những điều kiện của cơng ty kiểm tốn khi họ thực hiện các báo cáo kiểm toán sơ sài, hoặc thiếu trung thực. Vì thực tế hiện nay cho thấy chất lượng của rất nhiều cơng ty kiểm tốn là chưa đảm bảo.

- Xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật đảm bảo quyền chủ nợ của ngân hàng trong xử lý TSĐB, chỉ đạo các bộ ngành có liên quan quy định về thủ tục, trình tự xử lý TSĐB nhanh chóng, hiệu quả; các quy định pháp lý liên quan đến giao dịch bảo đảm, đăng ký giao dịch bảo đảm, quy định về cấp giấy tờ sở hữu tài sản, quy định về các ngành kinh doanh…

- Cơ cấu lại dư nợ và xử lý các khoản nợ xấu là việc làm đã khó, q trình cải thiện và hạn chế phát sinh thêm các khoản nợ xấu ở giai đoạn hiện nay là càng khó khăn hơn. Để giải quyết vấn đề này, tất nhiên bản thân các ngân hàng phải ý thức và tự gánh lấy trách nhiệm. Trên thực tế, các Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của các NHTM đã ra đời nhưng nó chỉ là nơi chứa đựng các khoản nợ khó địi từ ngân

hàng mẹ chuyển sang, chức năng chỉ mới dừng lại ở khâu thẩm định giá trị TSTC cũng như quản chấp hàng hóa cầm cố cho đến khi tài sản đó được bán, thanh lý; cịn để xử lý các món nợ này thì các Cơng ty quản lý nợ và khai thác tài sản khơng có thị trường giao dịch. Để hỗ trợ thêm nữa cho các NHTM nói chung cũng như các ngân hàng TMCP nói riêng, Chính phủ cần xây dựng một cơ chế để phát triển thị trường thứ cấp cho các hoạt động mua, bán các khoản nợ xấu của các NHTM. Trước mắt, Chính phủ sử dụng nguồn lực của mình để xử lý các khoản nợ này từ các NHTM Nhà nước; các Công ty giao dịch tài sản có, tài sản nợ của Chính phủ phải tiếp cận trực tiếp các NHTM Nhà nước trong quá trình tiếp nhận và xử lý các món nợ này; vấn đề là thực hiện việc mua bán các khoản nợ của các NHTM Nhà nước chứ không phải của các DNNN. Khi thị trường này được khởi động và giao dịch có hiệu quả, q trình tham gia của các ngân hàng TMCP để giải quyết nợ tồn đọng sẽ gặp nhiều thuận lợi hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại các chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 94 - 95)