Đối với ngân hàng TMCP Công thươngViệt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại các chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 98 - 104)

D: Loại rất kém Khách hàng đã mất khả năng trả nợ, các tổn thất đã thực sự xảy

3.4.3. Đối với ngân hàng TMCP Công thươngViệt Nam

Hiện nay, công tác kiểm tra, giám sát trong nội bộ ngân hàng của VietinBank đã được nâng cao. VietinBank đang dần hồn thiện mơ hình quản trị ngân hàng để tiếp cận với thông lệ quốc tế, để đạt được kết quả tốt địi hỏi Ban kiểm tra kiểm tốn nội bộ, HĐQT phải nâng tầm chức năng của Ban này theo hướng không chỉ giới hạn ở phạm vi kiểm tra, giám sát tính tuân thủ trong quá trình hoạt động mà tiến tới việc phải đánh giá được mức độ cũng như khả năng có thể xảy ra rủi ro tại từng bộ phận hoạt động, kinh doanh của ngân hàng.

Thực tế, có một số cán bộ kiểm tra kiểm sốt nội bộ tại các chi nhánh cịn yếu về nghiệp vụ. Nguyên nhân là do thiếu nhân sự nên phịng kiểm tra kiểm sốt nội bộ tại các chi nhánh đã để cho cán bộ chuyên kiểm tra kiểm soát về nghiệp vụ kế toán thực hiện kiểm tra kiểm sốt nghiệp vụ tín dụng, tài trợ thương mại… (vừa thực hiện kiểm tra vừa nghiên cứu chế độ). Như vậy, rõ ràng là những cán bộ này chưa nắm rõ quy trình, quy định về nghiệp vụ tín dụng, tài trợ thương mại… thì khó có thể phát hiện ra những sai phạm của hồ sơ cấp tín dụng. Cho nên, đề xuất ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam khi tuyển dụng nhân sự cũng như khi bố trí nhân sự cho phịng kiểm tra kiểm sốt nội bộ, cần phải chọn người được đào tạo đúng chuyên ngành, nắm vững quy chế, quy trình tác nghiệp để tiến tới chuyên nghiệp hóa trong kiểm tra, giám sát. Bên cạnh đó, đề xuất ngân hàng TMCP Cơng thương Việt Nam sớm hoàn thành việc thành lập phịng kiểm tra kiểm sốt nội bộ tại tất cả các chi nhánh trong hệ thống để công việc kiểm tra kiểm sốt tại chi nhánh được thuận lợi và tình hình kiểm tra giám sát ngày càng chặt chẽ hơn.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Ở phần đầu, đề tài đã nêu lên được sự cần thiết của công tác QTRRTD cũng như nhiệm vụ của cơng tác QTRRTD. Sau khi phân tích hoạt động tín dụng của các chi nhánh VietinBank trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong giai đoạn (2006-30/06/2011) theo những chỉ tiêu cơ bản (tình hình huy động vốn, tốc độ tăng trưởng tín dụng, cơ cấu nợ theo thời gian, theo ngành kinh tế, theo loại hình kinh tế… cho thấy hầu hết các chi nhánh VietinBank trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã thực hiện khá tốt.

Kết hợp với phân tích thực trạng QTRRTD tại các chi nhánh VietinBank trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong giai đoạn (2006-30/06/2011), đề tài đã nêu lên được những tồn tại làm ảnh hưởng khơng tốt đến chất lượng tín dụng cũng như cơng tác QTRRTD. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác QTRRTD trong tồn hệ thống VietinBank nói chung và các chi nhánh VietinBank trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nói riêng. Đồng thời, cũng kiến nghị với Chính phủ và NHNN một số vấn đề để tạo lập một mơi trường kinh doanh và QTRRTD có hiệu quả, phát triển một hệ thống tài chính ổn định và bền vững. Sự nỗ lực của VietinBank cùng với sự hỗ trợ có hiệu quả của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cơng tác QTRRTD sẽ đáp ứng các yêu cầu về tăng trưởng tín dụng an tồn và hiệu quả góp phần cho sự phát triển nhanh và bền vững của nền kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập.

KẾT LUẬN

Hiện nay, tình hình kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn khó khăn, chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN đã làm cho các nhà SX-KD trên thị trường cũng như NHTM nói chung và VietinBank nói riêng gặp khơng ít khó khăn, nguy cơ xảy ra RRTD trong thời gian tới là rất lớn. Vì vậy, để hạn chế những tổn thất do RRTD gây ra, địi hỏi các NHTM phải có những giải pháp ngăn ngừa RRTD xảy ra và phải thực sự quan tâm đến công tác QTRRTD.

Đề tài nghiên cứu Quản trị rủi ro tín dụng tại các chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam trên địa bàn tỉnh Đồng Nai là rất cần

thiết, luận văn đi sâu phân tích thực trạng công tác QTRRTD tại các chi nhánh VietinBank trên địa bàn tỉnh Đồng Nai cũng như những tồn tại trong QTRRTD, nêu ra được những nguyên nhân gây ra tồn tại trong QTRRTD. Từ đó, tác giả đã mạnh dạn đưa ra những giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng QTRRTD tại các chi nhánh VietinBank trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Một số giải pháp nằm ngoài tầm quyết định của VietinBank, tác giả đã đề xuất, kiến nghị NHNN và Chính phủ để hỗ trợ cho sự tăng trưởng tín dụng được an toàn và bền vững.

Đề tài được viết trên cơ sở kết hợp lý thuyết về RRTD trong kinh doanh ngân hàng cùng với kinh nghiệm thực tiễn của một nhân viên đang công tác tại chi nhánh VietinBank Nhơn Trạch.

Dù đã rất nổ lực để bài luận đạt chất lượng tốt, nhưng do bản thân tác giả vẫn còn hạn chế về mặt kiến thức lý thuyết cũng như kinh nghiệm thực tiễn trong môi trường kinh doanh tiền tệ, nhất là trong giai đoạn môi trường kinh doanh đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi sự biến động của nền kinh tế thị trường cũng như các chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN như hiện nay, cho nên đề tài nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót, những hạn chế. Vì vậy, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Quý Thầy, Cô và các anh, chị đồng nghiệp.

1. Thông tin trên Website của Ngân hàng thế giới, Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Chính phủ Việt Nam, Tổng cục thống kê, Trường đại học kinh tế TP.HCM… 2. PGS.TS Trần Huy Hoàng - chủ biên (2007), Quản trị ngân hàng thương mại,

Nhà xuất bản lao động xã hội, TP Hồ Chí Minh.

3.

Nguyễn Quốc Anh, Nguyễn Đăng Dờn, Hoàng Đức, Trần Huy Hoàng, Trầm Thị Xuân Hương - Trường Đại học Kinh tế TP.HCM (2000), Tín dụng ngân hàng,

Nhà xuất bản thống kê.

4. NHNN Việt Nam (2001), Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN về quy chế cho vay các tổ chức tín dụng,

5.

NHNN Việt Nam (2005), Quyết định 493/2007/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD,

6.

NHNN Việt Nam (2007), Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày 27/4/2007 về việc

sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005,

7.

Viện nghiên cứu khoa học ngân hàng (2003), Thực trạng rủi ro rín dụng của các

NHTM ở Việt Nam hiện nay và các giải pháp phòng ngừa hạn chế, Nhà xuất bản

Thống kê

8.

Vụ các ngân hàng – Ngân hàng nhà nước (2007), “Quản lý nợ xấu – nguyên tắc Basel về quản lý nợ xấu”, Bản tin thơng tin tín dụng của NHNN, số 7 đến số 14

năm 2007. 9.

Viện nghiên cứu khoa học ngân hàng (2003), Giải pháp xử lý nợ xấu trong tiến

trình tái cơ cấu các NHTM Việt Nam, Nhà xuất bản Thống kê.

10. VietinBank (2011), Quyết định số 702/QĐ-NHCT35 ngày 31/03/2011 về quy trình chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp,

12. VietinBank, Báo cáo thường niên của VietinBank (2006-30/06/2011),

13. NHNN tỉnh Đồng Nai, Báo cáo tổng kết quả ngành ngân hàng tỉnh Đồng Nai qua các năm (2006-30/06/2011),

14. http://www.google.com.vn 15. http://www.vietinbank.vn

Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc NHNN Việt Nam, TCTD thực hiện phân loại nợ theo 5 nhóm. Cụ thể:

- Nợ nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn)

 Các khoản nợ trong hạn và TCTD đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn;

 Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và TCTD đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc, lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc, lãi đúng thời hạn còn lại;

- Nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý)

 Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày;

 Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức thì TCTD phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trở nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu).

- Nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn)

 Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;

 Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nợ nhóm 2 theo quy định (nhóm 2 nêu trên);

 Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.

- Nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ)

thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

 Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.

- Nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn)

 Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;

 Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

 Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;

 Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại các chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 98 - 104)