Tiềm năng thị trường 34 

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh quảng trị (Trang 34 - 38)

6. Tóm tắt nội dung nghiên cứu 14 

2.1. Đánh giá các tiềm năng của tỉnh Quảng Trị 34 

2.1.1. Tiềm năng thị trường 34 

Để đánh giá đúng tiềm năng thị trường của tỉnh Quảng Trị, tác giả đã sử dụng biểu đồ so sánh năng lực cạnh tranh năm 2010 giữ tỉnh Quảng Trị với các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai và Thừa Thiên – Huế:

Biểu đồ 2.1 Biểu đồ so sánh PCI năm 2010 giữa tỉnh Quảng Trị với các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Thừa Thiên – Huế

Nguồn: www.pcivietnam.org

Qua biểu đồ này, chúng ta dễ dàng thấy PCI của tỉnh Quảng Trị năm 2010 chỉ đứng sau PCI của tỉnh Bình Dương. Điều này chứng tỏ tỉnh Quảng Trị đang được đánh giá rất tốt và có điều kiện để thu hút các dự án đầu tư, đặc biệt là các dự án từ nguồn vốn FDI.

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ minh họa so sánh kết quả 9 chỉ số thành phần PCI Quảng Trị của năm 2010 với 2009

Chi phí thời gian và chi phí khơng chính thức năm 2010 của tỉnh có phần tăng lên so với năm 2009, trọng số của thiết chế pháp lý và gia nhập thị trường có thấp hơn năm 2009. Việc tăng chí phí, giảm yếu tố cạnh tranh về thiết chế pháp lý và gia nhập thị trường có tác động nghịch chiều với cơng tác thu hút đầu tư vào tỉnh nhưng các chỉ số khác như: tính năng động, tính minh bạch, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, đào tạo lao động, tiếp cận đất đai của tỉnh được cải thiện rõ rệt trong năm 2010.

Nhờ vào sự cải thiện của các chỉ số này mà mức độ hấp dẫn của tỉnh Quảng Trị đối với các nhà đầu tư không bị mất đi.

Kinh tế ln duy trì được mức tăng trưởng khá. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm giai đoạn 2006-2010 đạt trên 10.8%, thu nhập bình quân đầu người năm 2010 là 16,468 triệu đồng (tính theo giá hiện hành); Cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch theo hướng tích cực: tỷ trọng trong GDP của ngành công nghiệp - xây dựng 35,8%, ngành nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 28,4%, ngành dịch vụ chiếm 35,8% (năm 2010).

Có được những thành tích kinh tế đáng kể trên, phải nói đến những đóng góp không nhỏ của các khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Sự hình thành và phát triển của các khu công nghiệp, khu kinh tế này cũng là thế mạnh của Quảng Trị trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

™ Khu Kinh tế - Thương mại Đặc biệt Lao Bảo:

Khu Kinh tế - Thương mại Đặc biệt Lao Bảo giáp với Lào nên được quy hoạch chủ yếu dành cho các cơ quan quản lý cửa khẩu, kho ngoại quan, dịch vụ logistic, siêu thị miễn thuế. Có tổng diện tích 15.804 ha, trong đó 100 ha được quy hoạch dành cho phát triển thương mại dịch vụ bao gồm các cụm công nghiệp, cụm thương mại dịch vụ và cụm cửa khẩu; 47 ha được quy hoạch dành cho phát triển công nghiệp chế biến, và đã đầu tư kết cấu hạ tầng tại Cụm công nghiệp phía Tây Bắc Lao Bảo; và 140 ha được quy hoạch thành những Khu cơng viên văn hóa, Khu Du lịch – Dịch vụ, Khu Du lịch sinh thái,...

Khu kinh tế biển Đông Nam nằm ngay trên bờ biển Đơng với 75 Km chiều dài bờ biển, có diện tích 237,71 km2 là khu kinh tế biển tổng hợp, có kết cấu hạ tầng hiện đại, cơ chế thơng thống, mơi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi. Trọng tâm của Khu kinh tế biển là dịch vụ cảng biển, cơng nghiệp đóng và sửa chữa tàu thuyền,...

Khu kinh tế biển Đông Nam được quy hoạch với tiềm năng phát triển hệ thống cảng trung chuyển quốc tế cho khu vực và các loại cảng, Trung tâm logistics quốc tế, Trung tâm thương mại quốc tế; Công nghiệp tàu thuỷ và hỗ trợ, Công nghiệp dựa trên khí, Cơng nghiệp vật liệu xây dựng, Cơng nghệ cao về vật liệu mới; Khu đào tạo phục vụ phát triển kinh tế biển, Các trung tâm đô thị, Các khu vực du lịch, giải trí, nghỉ dưỡng.

™ Khu công nghiệp Nam Đông Hà:

Khu công nghiệp Nam Đơng Hà có đầy đủ điều kiện để phát triển hoạt động sản xuất – kinh doanh. Nằm gần ga Đông Hà và quốc lộ 1A, cách trung tâm thành phố Đơng Hà 2 km; cách đường Hồ Chí Minh 10 km, cửa khẩu quốc tế Lao Bảo 80 km, Cảng biển Cửa Việt 15 km và cách sân bay Phú Bài Huế 80 km, cảng Chân Mây-Lăng Cô thuộc tỉnh Thừa Thiên - Huế 120 km về phía Nam. Tổng diện tích quy hoạch là 98,6 ha.

Cơ sở hạ tầng tại Khu công nghiệp Nam Đông Hà được đánh giá là hiện đại và đầy đủ nhất so với các khu công nghiệp khác trên địa bàn. Do nằm gần trung tâm thành phố nên Khu công nghiệp Nam Đông Hà đặc biệt ưu tiên thu hút các ngành cơng nghiệp sạch, ít ơ nhiễm mơi trường như: Cơng nghiệp lắp ráp điện, điện tử, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải,...

™ Khu công nghiệp Quán Ngang:

Khu công nghiệp Quán Ngang nằm cách trung tâm thành phố Đơng Hà 7 km về phía Bắc, cách cảng Cửa Việt 8 km, nằm gần ga Hà Thanh và quốc lộ 1A. Tổng diện tích quy hoạch là 205 ha. Với tổng diện tích được quy hoạch lớn và nằm cách trung tâm thành phố Đông Hà không xa, Khu công nghiệp Quán Ngang được kỳ vọng phát triển và ưu tiên thu hút đầu tư vào các ngành Công nghiệp chế biến nông,

lâm, thuỷ sản, bia, rượu, nước giải khát; Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may, hoá mỹ phẩm...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh quảng trị (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)