6. Tóm tắt nội dung nghiên cứu 14
2.2. Phân tích các điểm mạnh và hạn chế của tỉnh Quảng Trị trong việc thu hút
việc thu hút vốn đầu tư:
2.2.1. Phân tích các điểm mạnh của tỉnh Quảng Trị
Quảng Trị có lợi thế về địa lý, đó là trung điểm đất nước, ở vị trí quan trọng - điểm đầu trên tuyến đường huyết mạch chính của hành lang kinh tế Đơng - Tây nối với Lào - Thái Lan - Mianmar qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo đến các cảng biển, khu kinh tế khác của Miền Trung cũng như Miền Bắc.
Với 3 mặt giáp đất liền, một mặt giáp biển, Quảng Trị có vị trí thuận lợi trong hoạt động giao thông vận tải bằng cả 3 đường bộ, đường sắt, đường thủy. Vì thế làm gia tăng khả năng giao thương, trung chuyển hàng hóa của tỉnh. Ngồi ra tỉnh cịn được hỗ trợ giao thơng về phương tiện đường hàng không thông qua sân bay Phú Bài - Thừa Thiên-Huế (cách Đông Hà khoảng 80 km) và sân bay quốc tế Đà Nẵng (khoảng 150 km).
Sự phân hóa đa dạng của độ cao địa hình tạo nên các vùng tiểu khí hậu thích hợp cho sự phát triển một nền nông nghiệp đa dạng với các loại cây trồng vật ni có nguồn gốc nhiệt đới và cận ơn đới, có giá trị kinh tế cao.
Tiểu vùng khí hậu đỉnh Trường Sơn với tính ơn hồ là tài ngun q mang lại sức hấp dẫn cho sự phát triển các hoạt động dịch vụ, du lịch, tạo không gian mát mẻ cho tham quan, nghỉ dưỡng. Ngồi ra nơi đây cịn là một trong những chiến trường ác liệt nhất của cuộc chiến tranh Việt Nam – thời chống lại đế quốc Mỹ, nên có rất nhiều di tích để phát triển du lịch văn hóa, du lịch tìm về cội nguồn.
Hệ thống sông suối dày đặc, ngắn và dốc giúp cho Quảng Trị có lợi thế trong thu hút các dự án nhà máy sản xuất điện vừa và nhỏ. Thu hút các dự án ni trồng một số lồi thủy sản ưa nước ngọt.
Quỹ đất chưa sử dụng còn nhiều cho phép mở rộng, khai hoang, xây dựng các khu công nghiệp, trồng cây lâu năm phù hợp với khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới nên mang lại giá trị cao như cà phê, cao su...
Quảng Trị có bờ biển dài, có nhiều điều kiện trong phát triển du lịch, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, dịch vụ hậu cần nghề cá. Nhận được nhiều sự quan tâm, đầu tư của Nhà nước trong hoạt động xây dựng, phát triển vững bền vùng biển, đảo bên cạnh mục đích kinh tế là củng cố an ninh – quốc phịng.
Tài ngun khống sản của tỉnh khá phong phú và đa dạng, đặc biệt là khoáng sản làm nguyên liệu sản xuất xi măng và làm vật liệu xây dựng.
Cơ cấu dân số trẻ, là nguồn cung cấp lực lượng lao động dồi dào cho hoạt động sản xuất.
Các khu kinh tế, công nghiệp nằm ở các vị trí giao thơng thuận lợi như gần ga, quốc lộ, cảng biển. Và đặc biệt, quỹ đất trống trong các khu cơng nghiệp cịn nhiều giúp tỉnh có thêm lợi thế để thu hút nhiều dự án đầu tư sản xuất công nghiệp quy mô lớn.
2.2.2. Phân tích các hạn chế của tỉnh Quảng Trị
Vị trí địa lý nằm ở miền Trung, xa các trung tâm kinh tế – tài chính – văn hóa của đất nước (Thủ đơ Hà Nội, Tp.Hồ Chí Minh), làm giảm lợi thế cộng hưởng phát triển kinh tế do sự tích tụ theo vùng kinh tế trọng điểm mang lại.
Phần lớn địa hình bị chia cắt mạnh, sơng suối, đèo dốc nên đi lại khó khăn, làm hạn chế trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng như giao thông, mạng lưới điện... cũng như tổ chức đời sống xã hội và sản xuất.
Khí hậu khắc nghiệt (nhiệt độ cao do ảnh hưởng của gió Tây Nam, hay nhiệt độ thấp, lũ lụt do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc) ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống, hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung.
Do chiến tranh tàn phá nặng nề và do khai thác rừng để phát nương làm rẫy trong nhiều năm, đặc biệt một số vùng rừng bị chất độc hóa học hủy hoại, khó có thể khơi phục lại nên hệ sinh thái rừng tự nhiên bị suy thoái, trữ lượng rừng tự nhiên bị giảm sút, chất lượng rừng thấp kém.
Các khu công nghiệp cũng như tỷ lệ lấp đầy cịn q ít thiếu tính hấp dẫn tích tụ sản xuất công nghiệp trong địa phương, chưa mang lại hiệu quả cao về mặt phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.
Sự phân bố dân cư không đồng đều giữa các vùng gây ảnh hưởng không nhỏ tới việc xây dựng các cơng trình hạ tầng giao thông, điện, nước, thủy lợi, trường học, trạm y tế... phục vụ sản xuất và dân sinh ở những vùng có địa hình núi cao, chia cắt, thưa dân.
Cơ cấu dân số trẻ nhưng tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp dẫn tới năng suất lao động khơng cao, và khó thu hút được các dự án công nghệ sản xuất, hàm lượng giá trị cao.
Chất lượng quy hoạch phát triển kinh tế của Việt Nam thấp, khơng mang tính liên ngành, liên vùng, liên lãnh thổ làm ảnh hưởng đến khả năng xúc tiến và kêu gọi đầu tư của tỉnh do giảm lợi thế nhờ kết hợp lợi thế của vùng, miền.