6. Tóm tắt nội dung nghiên cứu 14
2.4. Nghiên cứu các nhân tố tác động đến khả năng thu hút vốn FDI vào tỉnh
2.4.1. Kết quả khảo sát 53
2.4.1.1. Thông tin về mẫu khảo sát
Theo câu hỏi nghiên cứu được xác định ngay từ đầu nhằm tìm ra những yếu tố có tác động tích cực đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư vào tỉnh Quảng Trị, tác giả nghiên cứu khảo sát các đối tượng là nhà đầu tư đã, đang và sẽ đầu tư vào tỉnh
Quảng Trị. Nên nghiên cứu đã chọn mẫu theo phương pháp thuận tiện (Nguyễn Đình Thọ, 2007). Tuy nhiên mẫu khảo sát vẫn tập trung vào các nhà đầu tư hiện hữu tại tỉnh Quảng Trị (chiếm 55/109 mẫu khảo sát).
Nghiên cứu này sử dụng 255 bảng câu hỏi được gửi bằng thư; gửi qua email là 80; và phỏng vấn trực tiếp là 45. Với số mẫu thu thập được là 109, đủ tiêu chuẩn số lượng để tiến hành phân tích nhân tố (theo Hair & ctg, 1998), tuy nhiên cần đánh giá độ tin cậy của mẫu. Điều này sẽ được làm rõ ở phần đánh giá độ tin cậy và giá trị thang đo.
2.4.1.2. Xây dựng thang đo
Thang đo các nhân tố tác động đến thu hút vốn đầu tư FDI vào tỉnh Quảng Trị được thiết kế gồm 31 biến quan sát để đo lường 7 thành phần nhân tố, cụ thể:
X1. Thị trường tiềm năng
X1_1: Quy mô thị trường Quảng Trị lớn X1_2: Tốc độ phát triển của Quảng Trị nhanh
X1_3: Khả năng mở rộng thị trường tại Quảng Trị cao
X2. Lợi thế về chi phí
X2_1: Lương trả cho lao động tại Quảng Trị thấp X2_2: Chi phí cho vận tải tại Quảng Trị thấp
X2_3: Giá mua nguyên vật liệu tại Quảng Trị rất cạnh tranh X2_4: Chi phí trả cho việc thuê mướn đất, mặt bằng thấp
X2_5: Chi phí trả cho việc sử dụng năng lượng (điện, xăng, dầu,…) khơng q cao
X2_6: Chi phí cho việc nghiên cứu, thăm dò thấp
X3. Nguồn nhân lực
X3_1: Lao động phổ thơng nhiều X3_2: Số lao động có tay nghề nhiều
X3_3: Đội ngũ quản lý có năng lực lãnh đạo tốt
X3_4: Người lao động có thái độ làm việc tốt, tính kỷ luật cao X3_5: Năng suất lao động cao
X4. Tài nguyên thiên nhiên
X4_1: Có nguồn tài nguyên gỗ phong phú X4_2: Có nguồn thuỷ, hải sản dồi dào X4_3: Có nguồn nơng sản lớn
X4_4: Có nguồn khống sản phong phú, đạ dạng
X4_5: Bờ biển và cảnh quan đẹp, thuận lợi cho đầu tư các khu du lịch
X5. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật
X5_1: Hệ thống giao thông thuận lợi
X5_2: Hệ thống cung cấp điện, nước hiện đại, đầy đủ X5_3: Hệ thống xử lý chất thải, nước thải đầy đủ
X6. Cơ sở hạ tầng xã hội
X6_1: Giáo dục và đào tạo của tỉnh uy tín, đáp ứng được yêu cầu lao động của doanh nghiệp
X6_2: Hệ thống chăm sóc sức khoẻ tốt X6_3: Dịch vụ vui chơi, giải trí rộng khắp
X6_4: Hệ thống tài chính – ngân hàng đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp
X6_5: Cung cấp dịch vụ tư vấn, hỗ trợ đầy đủ, nhiệt tình
X7. Những ưu đãi và hỗ trợ
X7_1: Chính sách thuế rất ưu đãi cho nhà đầu tư X7_2: Thủ tục hành chính thuận tiện
X7_3: Sẵn sàng hỗ trợ về cơ sở hạ tầng, giải phóng mặt bằng
X7_4: Các chính sách liên quan đến đầu tư và môi trường kinh doanh ổn định
2.4.1.3. Kết quả phân bố mẫu
Qua xử lý SPSS cho một số thống kê ban đầu về phân bố mẫu.
Bảng 2.5: Phân bố mẫu khảo sát Thông tin mẫu khảo sát
Lĩnh vực doanh nghiệp đang hoạt động
Tổng cộng
Công nghiệp/Sản xuất Nông nghiệp/Lâm nghiệp/Thủy hải sản Thương mại/Dịch vụ Quốc tịch của doanh nghiệp (Tên tỉnh, thành phố đặt trụ sở chính nếu là doanh nghiệp Việt Nam) Việt Nam (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) 0 0 1 1 Việt Nam (tỉnh Bình Dương) 1 0 1 2 Trung Quốc 6 0 1 7 Việt Nam (tỉnh Đồng Nai) 1 0 0 1 Việt Nam (TP Hà Nội) 1 0 3 4 Việt Nam (TP Hồ Chí Minh) 7 1 13 21 Hồng Kơng 1 0 0 1
Việt Nam (tỉnh Thừa
Thiên - Huế) 0 0 1 1
Nhật Bản 1 0 1 2
Hàn Quốc 0 0 4 4
Việt Nam (tỉnh Long
An) 0 1 0 1 Nepal 0 0 1 1 Pakistan 0 0 1 1 Việt Nam (tỉnh Quảng Trị) 11 3 41 55 Thụy Điển 0 0 1 1 Đài Loan 1 0 0 1 Thái Lan 3 0 2 5 Tổng cộng 33 5 71 109
Qua kết quả phân bố mẫu, ta thấy trong 109 mẫu thu thập được, có 55 mẫu trả lời là các nhà đầu tư hiện hữu tại tỉnh Quảng Trị, trong đó có 8 mẫu là các doanh nghiệp FDI đang có dự án đầu tư tại tỉnh Quảng Trị; 54 mẫu trả lời còn lại là các nhà đầu tư đang tìm hiểu về tỉnh Quảng Trị trước khi đưa ra quyết định đầu tư.
Trong 54 mẫu này, có 23 mẫu là các doanh nghiệp nước ngoài, 31 mẫu là các doanh nghiệp của các tỉnh lân cận.
2.4.1.4. Phân tích thống kê mơ tả đánh giá của nhà đầu tư về thực trạng các
nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư vào tỉnh Quảng Trị
Ý kiến mang tính tổng quát đánh giá của nhà đầu tư đối với thực trạng các yếu tố tác động đến việc lựa chọn địa điểm đầu tư tại Quảng Trị được thể hiện bằng các đại lượng thống kê, mơ tả của mẫu được tính tốn bao gồm: đặc trưng đo lường khuynh hướng tập trung (trung bình – Mean, giá trị nhỏ nhất – Min, giá trị lớn nhất – Max) và đặc trưng đo lường độ phân tán (độ lệch chuẩn – Standard deviation) của từng biến quan sát được trình bày ở bảng sau:
Bảng 2.6: Kết quả thống kê mô tả các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư vào tỉnh Quảng Trị
N Minimum Maximum Mean
Std. Deviation
Thị trường tiềm năng
Quy mô thị trường lớn 109 1 5 2.64 .822
Tốc độ phát triển nhanh 109 1 5 2.61 .757
Khả năng mở rộng thị trường cao 109 1 5 2.92 .873
Lợi thế về chi phí
Lương trả cho lao động thấp 109 1 5 3.71 .984
Chi phí cho vận tải thấp 109 1 5 2.75 1.029
Giá mua nguyên vật liệu rất cạnh tranh 109 1 5 2.87 .818
Chi phí thuê mướn mặt bằng, đất đai thấp 109 1 5 4.10 .962 Chi phí sử dụng năng lượng khơng q
cao 109 1 5 2.91 .811
Chi phí cho nghiên cứu, thăm dò thấp 109 1 5 2.94 .941
Nguồn nhân lực
Lao động phổ thông nhiều 109 1 5 3.68 .859
Số lao động có tay nghề nhiều 109 1 5 3.07 .690
Đội ngũ quản lý có năng lực lãnh đạo tốt 109 1 5 2.85 .692 Người lao động có thái độ làm việc tốt,
Năng suất lao động cao 109 2 5 2.94 .761
Tài nguyên thiên nhiên
Có nguồn tài nguyên gỗ phong phú 109 1 5 3.02 .902
Có nguồn thủy, hải sản dồi dào 109 1 5 3.04 .781
Có nguồn nơng sản lớn 109 2 5 3.34 .796
Có nguồn khống sản phong phú, đa dạng 109 1 5 3.19 .811
Bờ biển đẹp, cảnh quan đẹp thuận lợi cho
đầu tư các khu du lịch 109 1 5 3.29 1.065
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật
Hệ thống giao thông hiện đại 109 1 5 3.55 .948
Hệ thống cung cấp điện, nước hiện đại,
đầy đủ 109 1 5 3.69 .868
Hệ thống xử lý chất thải, nước thải đầy đủ 109 1 5 3.68 .815
Cơ sở hạ tầng xã hội
Giáo dục và đào tạo của tỉnh uy tín, đáp ứng được yêu cầu lao động của doanh nghiệp
109 1 5 2.64 .856
Hệ thống chăm sóc sức khỏe tốt 109 1 5 2.50 .728
Dịch vụ vui chơi giải trí rộng khắp 109 1 5 2.03 .866
Hệ thống tài chính – ngân hàng đáp ứng
được yêu cầu của doanh nghiệp 109 1 5 3.70 .855 Cung cấp dịch vụ tư vấn, hỗ trợ đầy đủ,
nhiệt tình 109 1 5 2.43 .946
Những ưu đãi và hỗ trợ
Chính sách thuế rất ưu đãi cho nhà đầu tư 109 2 5 4.15 .911
Thủ tục hành chính thuận tiện 109 1 5 3.66 .841
Sẵn sàng hỗ trợ về cơ sở hạ tầng, giải
phóng mặt bằng 109 2 5 3.58 .797
Các chính sách liên quan đến đầu tư và
môi trường kinh doanh ổn định 109 1 5 4.30 .898
Valid N (listwise) 109
Qua bảng số liệu ta thấy những nét nổi bật:
Nhân tố “Thị trường tiềm năng” bao gồm 3 biến quan sát với mức giá trị trung bình dao động từ 2.61 (Tốc độ phát triển nhanh) đến 2.92 (Khả năng mở rộng thị trường cao). Tổng quan có thể thấy nhà đầu tư đánh giá khá thấp tiềm năng thị trường của tỉnh Quảng Trị. Dù tốc độ phát triển và quy mô của tỉnh chưa thật sự hấp dẫn nhưng trong các biến quan sát, biến đánh giá về khả năng mở rộng thị trường khi đầu tư vào tỉnh Quảng Trị có giá trị trung bình cao hơn hẳn. Chứng tỏ thị trường Quảng Trị vẫn có sức hút, vẫn tạo được niềm tin cho doanh nghiệp khi quyết định đầu tư vào đây.
Nhân tố “Lợi thế về chi phí”:
Nhân tố “Lợi thế về chi phí” bao gồm sáu biến quan sát với mức giá trị trung bình thấp. “Chi phí cho vận tải thấp” có Mean là 2.75; “Giá mua nguyên vật liệu rất cạnh tranh” có giá trị trung bình là 2.87; “Chi phí sử dụng năng lượng khơng q cao” với giá trị Mean là 2.91; và biến “Chi phí cho nghiên cứu, thăm dị thấp” có Mean là 2.94. Bốn mức giá trị trung bình thể hiện chi phí tại tỉnh Quảng Trị chưa là lợi thế của tỉnh khi kêu gọi đầu tư. Hai biến quan sát còn lại: “Lương trả cho lao động thấp” có Mean = 3.71 và “Chi phí thuê mướn mặt bằng, đất đai thấp” có Mean = 4.10, thể hiện một phần ưu thế của tỉnh Quảng Trị về chi phí. Để nhân tố chí phí trở thành lợi thế của tỉnh khi thu hút đầu tư, tỉnh Quảng Trị cần chú ý đến các yếu tố có liên quan nhằm tiết kiệm được những khoản phí trong vận tải, năng lượng, nghiên cứu, thăm dò. Đưa những yếu tố chưa là lợi thế của tỉnh dần trở thành thế mạnh của tỉnh trong tương lai.
Nhân tố “Nguồn nhân lực”:
Giá trị trung bình của 2 biến quan sát trong nhân tố này đều ở mức dưới trung bình. Cụ thể: “Người lao động có thái độ làm việc tốt, tính kỷ luật cao” có giá trị trung bình là 2.75 và giá trị trung bình của “Năng suất lao động cao” là 2.94. Tính đến thời điểm hiện tại, đa phần các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào tỉnh Quảng Trị ở lĩnh vực công nghiệp/sản xuất. Đây là ngành thâm dụng lao động và yếu tố con người giữ vai trò rất quan trọng. Điều này thể hiện sự bất lợi trong các hoạch định nhằm tăng cường thu hút đầu tư.
Cũng theo bảng kết quả, “Số lao động có tay nghề nhiều” có Mean = 3.07 và “Đội ngũ quản lý có năng lực lãnh đạo tốt” có Mean = 2.85. Hai mức giá trị này chỉ ở mức trung bình. Nhưng nếu so sánh với hai biến quan sát của nhân tố “Nguồn nhân lực” vừa phân tích thì hai nhân tố này được các nhà đầu tư đánh giá khá tốt. Cần tận dụng lợi thế này, phát huy và sử dụng nguồn nhân lực có tay nghề và trình độ để đưa nhân tố này trở thành đặc điểm riêng có của tỉnh Quảng Trị, mở hướng phát triển đến các ngành công nghiệp hiện đại, ngành công nghệ cao.
Nhân tố “Tài nguyên thiên nhiên”:
Giá trị trung bình của những biến quan sát về tài nguyên thiên nhiên đều ở mức trung bình, nằm trong khoảng từ 3.02 (Có nguồn tài nguyên gỗ phong phú) đến 3.34 (Có nguồn nơng sản lớn).
Để tăng điểm cho nhân tố này, cần phát huy được vai trò và thế mạnh của các nguồn tài nguyên như gỗ, khoáng sản, nông sản và thủy, hải sản. Đặc biệt khai thác các bờ biển đẹp, quy hoạch thành khu du lịch, khu nghỉ dưỡng thu hút khách du lịch cả trong lẫn ngoài nước.
Nhân tố “Cơ sở hạ tầng kỹ thuật”:
Nhân tố “Cơ sở hạ tầng kỹ thuật” bao gồm ba biến quan sát và được các nhà đầu tư đánh giá ở mức trung bình khá, với: “Hệ thống cung cấp điện, nước hiện đại, đầy đủ” có Mean là 3.69; “Hệ thống giao thơng hiện đại” có giá trị trung bình là 3.55; và “Hệ thống xử lý chất thải, nước thải đầy đủ” có giá trị Mean là 3.68.
Đối với các khu công nghiệp, việc cung cấp đầy đủ điện, nước và hệ thống xử lý nước thải, chất thải luôn là mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư. Nhân tố này góp phần thúc đẩy q trình ra quyết định của nhà đầu tư, làm tăng tỷ lệ lấp đầy tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và khu kinh tế.
Nhân tố “Cơ sở hạ tầng xã hội”:
Nhân tố “Cơ sở hạ tầng xã hội” bao gồm năm biến quan sát với mức giá trị trung bình dao động từ 2.03 (Dịch vụ vui chơi giải trí rộng khắp) đến 3.70 (Hệ thống tài chính – ngân hàng đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp). Tổng quan có thể thấy nhà đầu tư đánh giá khá thấp cơ sở hạ tầng xã hội của tỉnh Quảng Trị.
Để tăng khả năng thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp, tỉnh Quảng Trị cần chú ý phát triển và nâng cao chất lượng Giáo dục và đào tạo của Tỉnh, Dịch vụ vui chơi giải trí, Hệ thống chăm sóc sức khỏe và chất lượng dịch vụ tư vấn, hỗ trợ. Tiếp tục củng cố hệ thống tài chính – ngân hàng của tỉnh, có các cơng cụ tài chính hỗ trợ kịp thời cho doanh nghiệp.
Nhân tố “Những ưu đãi và hỗ trợ”:
Nhân tố “Những ưu đãi và hỗ trợ” bao gồm bốn biến quan sát với mức giá trị trung bình dao động từ 3.58 (Sẵn sàng hỗ trợ về cơ sở hạ tầng, giải phóng mặt bằng) đến 4.30 (Các chính sách liên quan đến đầu tư và mơi trường kinh doanh ổn định). Tổng quan có thể thấy nhà đầu tư khá hài lòng với nhân tố “Những ưu đãi và hỗ trợ” của tỉnh Quảng Trị. Để tăng khả năng thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp hơn nữa, tỉnh Quảng Trị cần chú ý đến việc cải thiện quy trình thủ tục hành chính cho thuận tiện hơn, cũng như tăng cường hỗ trợ cho doanh nghiệp khi cần tìm kiếm thơng tin đầu tư về tỉnh Quảng Trị.
2.4.2. Nhận xét về sự tác động của các nhân tố đến khả năng thu hút vốn FDI vào Quảng Trị qua kết quả khảo sát
Trong bảy nhân tố được khảo sát, có ba nhân tố được đánh giá trên mức trung bình cho từng biến quan sát (Mean lớn hơn 3.0), bao gồm các nhân tố: Những ưu đãi và hỗ trợ; Tài nguyên thiên nhiên và chi phí lao động; Cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Điều này cho thấy nhà đầu tư đánh giá khá cao các yếu tố thuộc về các chính sách ưu đãi và sự hồn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật của tỉnh Quảng Trị cũng như nguồn tài nguyên thiên nhiên và chi phí lao động tại thị trường này.
Bốn nhân tố cịn lại được đánh giá ở mức trung bình và dưới trung bình, bao gồm các nhân tố: Thị trường tiềm năng; Lợi thế về chi phí; Nguồn nhân lực; và Cơ sở hạ tầng xã hội.
Biến quan sát có giá trị trung bình cao nhất là biến đánh giá “Các chính sách liên quan đến đầu tư và môi trường kinh doanh ổn định” (Mean = 4.30). Đứng thứ hai là biến đánh giá về “Chính sách thuế rất ưu đãi cho nhà đầu tư” (Mean = 4.15).
Xếp thứ ba là biến đánh giá về “Chi phí thuê mướn mặt bằng, đất đai thấp” (Mean = 4.10).
Qua khảo sát, chúng ta có thể thấy điểm mạnh của tỉnh Quảng Trị là có các chính sách ưu đãi hợp lý và chi phí thuê mướn mặt bằng khá thấp dành cho nhà đầu tư. Nhưng nhìn tổng quan, tỉnh Quảng Trị còn bị hạn chế trong việc tăng liên kết vùng để mở rộng thị trường, vẫn còn yếu kém về nguồn nhân lực và các dịch vụ hỗ trợ khác. Và đây cũng chính là lý do giải thích tại sao tỉnh ln có những ưu đãi rất tốt nhưng chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư FDI.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chương 2, tác giả đã đi vào phân tích, đánh giá về các tiềm năng của tỉnh Quảng Trị trong việc thu hút FDI; đánh giá tình hình thu hút FDI của tỉnh trong thời gian qua; đồng thời tiến hành khảo sát các nhân tố tác động đến quyết định đầu tư vào tỉnh Quảng Trị của các nhà đầu tư trong và ngoài Tỉnh.
Nhà đầu tư có những đánh giá khác nhau về mức độ thỏa mãn đối với từng nhân tố. Trong 7 nhân tố được khảo sát, có 3 nhân tố được đánh giá trên mức trung