Nguồn tài nguyên thiên nhiên 39 

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh quảng trị (Trang 39 - 43)

6. Tóm tắt nội dung nghiên cứu 14 

2.1. Đánh giá các tiềm năng của tỉnh Quảng Trị 34 

2.1.4. Nguồn tài nguyên thiên nhiên 39 

2.1.4.1. Về gỗ

Theo số liệu thống kê (2010), toàn tỉnh có khoảng 6.814,5 ha diện tích rừng trồng tập trung. Hàng năm sản lượng gỗ rừng khai thác khoảng 140.000 m3. Đây là con số khá khiêm tốn so với diện tích đất rừng sản xuất là 129.000 ha.Rừng Quảng Trị có khoảng 1.053 loại thực vật thuộc 528 chi, 130 họ, trong đó có 175 lồi cây gỗ. Động vật rừng cũng khá phong phú và đa dạng. Hiện tại có khoảng 67 lồi thú, 193 lồi chim và 64 lồi lưỡng cư bị sát (thuộc 17 họ, 3 bộ) đang sinh sống tại rừng Quảng Trị.

Rừng trồng các loại có diện tích khoảng 27.470,1 ha, nhìn chung rừng trồng chất lượng tốt, tăng trưởng ở mức độ trung bình; rừng trồng sản xuất chủ yếu bao gồm các loại keo lá tràm, keo tai tượng, keo lai, được trồng tập trung và có yếu tố thâm canh nên hiệu quả kinh tế khá cao; đã chú trọng du nhập đưa các cây lâm nghiệp mới vào trồng rừng sản xuất; một số cây bản địa như sến, muồng đen, sao đen đã được đưa vào trồng rừng phòng hộ.

2.1.4.2. Về thủy, hải sản

Quảng Trị có bờ biển dài 75km với 2 cửa lạch quan trọng là Cửa Việt và Cửa Tùng. Vùng lãnh hải đặc quyền kinh tế rộng trên 8.400 km2, ngư trường đánh bắt

rộng lớn, khá giàu hải sản có giá trị kinh tế cao như tôm hùm, mực nang, cua, hải sâm, tảo và một số lồi cá, san hơ q hiếm. Trữ lượng hải sản vùng biển tỉnh Quảng Trị có khoảng 60.000 tấn. Khả năng khai thác hàng năm khoảng 17.000 tấn. Diện tích vùng bãi bồi ven sông trên 4.000 ha, đặc biệt vùng ven biển có khoảng 1.000 ha mặt nước và một số diện tích đất bị nhiễm mặn, đất cát có khả năng chuyển đổi để phát triển nuôi trồng thuỷ hải sản các loại.

Ngoài khơi cách đất liền 28 hải lý là đảo Cồn Cỏ hiện đang xây dựng cảng cá và khu dịch vụ hậu cần nghề cá Cồn Cỏ để phục vụ cho tàu thuyền trong tỉnh và các tỉnh trong vùng.

Với tiềm năng tài nguyên biển, đảo đa dạng, Quảng Trị có điều kiện đẩy mạnh phát triển tổng hợp kinh tế biển như đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản; dịch vụ hậu cần nghề cá; cảng hàng hóa và vận tải biển; du lịch sinh thái biển, đảo.

2.1.4.3. Về nông sản

Theo số liệu thống kê tỉnh Quảng Trị năm 2010, tổng diện tích đất tự nhiên tồn tỉnh có 473.982,24 ha. Trong đó, đất nơng nghiệp có diện tích là 381.008,29 ha, chiếm 80,38% tổng diện tích đất tự nhiên, bao gồm: Đất sản xuất nơng nghiệp có diện tích 87.837,91 ha, chiếm 18,53% trong tổng diện tích tự nhiên. Phần lớn đất sản xuất nông nghiệp là đất trồng cây hàng năm với diện tích 53.276,77 ha, chiếm 60,65% đất sản xuất nơng nghiệp (trong đó đất trồng lúa 28.480,94 ha, đất cây hàng năm khác 24.733,82 ha, đất cỏ dùng vào chăn nuôi 62,01 ha). Đất trồng cây lâu năm có 34.561,14 ha, chiếm 39,35% diện tích đất sản xuất nơng nghiệp, chủ yếu trồng cao su, cà phê, hồ tiêu, cây ăn quả...; Đất lâm nghiệp có rừng có diện tích là 290.476,13 ha, chiếm 76,23% diện tích đất nơng nghiệp, trong đó đất rừng sản xuất 129.606,49 ha, rừng phòng hộ 94.301,95 ha, rừng đặc dụng 66.567,69 ha; Đất nuôi trồng thủy sản: 2.627,55 ha; Đất làm muối: 8,8 ha; Đất nông nghiệp khác: 57,9 ha.

Trồng trọt: Trồng trọt phát triển theo hướng vừa đa dạng hóa cây trồng, vật

ni, vừa thâm canh tăng năng suất. Tính đến năm 2010, tỉnh Quảng Trị có 126 trang trại trồng cây hàng năm, trong đó diện tích trồng cây lương thực là 51.592,5 ha, diện tích trồng cây cơng nghiệp hàng năm là 5.030,5 ha; và 419 trang trại trồng

cây lâu năm, trong đó diện tích trồng cây cơng nghiệp lâu năm là 23.029,1 ha, diện tích trồng cây ăn quả là 4.943 ha.

Chăn nuôi: Ngành chăn nuôi phát triển tương đối ổn định. Tính đến năm

2010, tồn tỉnh Quảng Trị có 91 trang trại ni trồng thủy sản; 106 trang trại chăn ni gia súc, gia cầm. Ước tính giá trị sản xuất theo giá thực tế của ngành chăn nuôi gia súc đạt 584.038 triệu đồng, chăn nuôi gia cầm ước đạt 147.370 triệu đồng, sản phẩm không qua giết thịt là 16.432 triệu đồng.

2.1.4.4. Về khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản của tỉnh Quảng Trị khá phong phú và đa dạng, đặc biệt là khoáng sản làm nguyên liệu sản xuất xi măng và làm vật liệu xây dựng. Đây là điều kiện để tỉnh có thể phát triển mạnh cơng nghiệp xi măng và vật liệu xây dựng.

Trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có 130 mỏ và điểm khống sản, trong đó có 86 điểm, mỏ vật liệu xây dựng và nguyên liệu sản xuất xi măng với các loại chủ yếu như đá vôi, đá sét và các chất phụ gia (như đá bazan, quặng sắt), sét gạch ngói, cát cuội sỏi, cát thủy tinh, cao lanh... Ngồi ra cịn có các điểm, mỏ khoáng sản khác như vàng, titan, than bùn...

- Đá vơi xi măng: Có tổng trữ lượng trên 3 tỷ tấn.

- Đá xây dựng, ốp lát: Tồn tỉnh có 10 điểm, mỏ đá xây dựng, trữ lượng khoảng 500 triệu m3.

- Sét gạch ngói: Hiện có 18 điểm, mỏ với trữ lượng khoảng gần 82 triệu m3. - Cát, cuội, sỏi xây dựng: Có 16 mỏ và điểm, trữ lượng dự báo khoảng 3,9 triệu m3.

- Cát thủy tinh: Dự báo trữ lượng khoảng 125 triệu m3, chất lượng tốt, có khả năng chế biến silicát, sản xuất thủy tinh và kính xây dựng.

- Cao lanh: Đã phát hiện được 03 điểm cao lanh là Tà Long, A Pey (Đăkrông) và La Vang (Hải Lăng) chất lượng khá tốt, đang tiếp tục thăm dò, thử nghiệm để đưa vào khai thác.

- Than bùn: Với tổng trữ lượng gần 400 ngàn tấn cho phép khai thác làm nguyên liệu sản xuất phân vi sinh với khối lượng khá lớn.

- Titan: Có trữ lượng trên 500.000 tấn, có thể khai thác với khối lượng khoảng 10 - 20 nghìn tấn/năm để chế biến xuất khẩu.

- Vàng: Với trữ lượng khoảng 20 tấn.

Nguồn tài nguyên khoáng sản trên địa bàn hầu hết chưa được điều tra thăm dò chi tiết. Đây là nguồn tiềm năng để thu hút đầu tư vào tỉnh Quảng Trị.

2.1.4.5. Về cảnh quan phát triển du lịch

Quảng Trị có nhiều tiềm năng du lịch tự nhiên và nhân văn khá phong phú, phân bố rộng khắp trên các địa bàn trong tỉnh và gần các trục giao thơng chính nên rất thuận lợi cho khai thác. Đặc biệt Quảng Trị có hệ thống di tích chiến tranh cách mạng gắn liền với cuộc kháng chiến cứu nước vĩ đại của dân tộc, trong đó có những địa danh nổi tiếng thế giới như Thành cổ Quảng Trị, địa đạo Vịnh Mốc, di tích Hiền Lương, Cồn Tiên, Dốc Miếu, đường mịn Hồ Chí Minh, Khe Sanh, Làng Vây, Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn... Quảng Trị còn là bảo tàng sinh động nhất về di tích chiến tranh cách mạng, đó là cơ sở để tạo sản phẩm du lịch hoài niệm về chiến trường xưa độc đáo.

Dọc bờ biển Quảng Trị có nhiều bãi tắm, cảnh quan đẹp, có các di tích lịch sử cách mạng có thể đưa vào khai thác du lịch như bãi tắm Cửa Việt, Cửa Tùng, Mỹ Thuỷ, Triệu Lăng, địa đạo Vịnh Mốc... Quảng Trị có vị trí đầu cầu trên hành lang kinh tế Đông - Tây, điểm kết nối giữa sản phẩm du lịch Đông - Tây, Con đường di sản miền Trung và Con đường huyền thoại.

Ngoài ra, Quảng Trị cịn có những cánh rừng nguyên sinh, suối nước nóng ở Đakrông, khu vực hồ Rào Quán - Khe Sanh... cho phép phát triển du lịch lâm sinh thái; có tiềm năng phát triển du lịch nghiên cứu văn hóa dân tộc như lễ hội dân tộc Vân Kiều, Pa Cô, lễ hội truyền thống cách mạng; du lịch nghiên cứu tâm linh như lễ kiệu La Vang... Tiềm năng du lịch cho phép Quảng Trị phát triển du lịch thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh trong giai đoạn tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh quảng trị (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)