Hiệp ước Basel với công tác quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam địa bàn TP hồ chí minh (Trang 27 - 32)

kinh doanh ngân hàng

Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng là một diễn đàn cho sự hợp tác thường xuyên về các vấn đề liên quan đến giám sát hoạt động ngân hàng do các ngân hàng trung ương các nước G10 (Bỉ, Canada, Pháp, Đức, Italia, Nhật Bản, Hà Lan, Thụy Điển, Anh và Mỹ) thành lập vào năm 1974 dưới

Tổng dư nợ cho vay

Hệ số rủi ro tín dụng= x 100% Tổng tài sản có

Mục tiêu của Ủy ban Basel là làm rõ hơn các vấn đề giám sát hoạt động ngân hàng và nâng cao chất lượng giám sát hoạt động ngân hàng trên thế giới. Thông qua việc trao đổi các thông tin các vấn đề giám sát hoạt động ngân hàng của các quốc gia, các phương pháp và kỹ thuật; Ủy ban Basel đưa đến thống nhất các vấn đề giám sát hoạt động ngân hàng tiến đến nâng cao chất lượng hoạt động của toàn hệ thống. Những điều thống nhất được xây dựng thành văn bản hướng dẫn và tiêu chuẩn trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, gồm: tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu; các nguyên tắc cơ bản giám sát ngân hàng hiệu quả; và thỏa ước giám sát hoạt động ngân hàng xuyên biên giới.

1.3.1 Vai trò của hiệp ước Basel trong quản trị rủi ro tín dụng

Hiệp ước Basel góp phần nâng cao chất lượng và sự bền vững của hoạt động hệ thống ngân hàng. Hiệp ước đã đưa ra những nguyên tắc về vốn, giám sát và minh bạch thông tin nhằm để các ngân hàng tránh và giảm thiểu rủi ro trong quá trình hoạt động. Các ngân hàng Việt Nam hiện nay cũng đã thấy rõ vai trò của qui định và chuẩn mực hiệp ước Basel trong hoạt động quản trị rủi ro và cũng đã có những hành động như: xây dựng hệ thống xếp hạng nội bộ, công khai thông tin minh bạch hơn, đảm bảo một số chỉ số …

Ngân hàng cần phải hiểu biết, nắm rõ, tuân thủ và áp dụng các chuẩn mực qui định của hiệp ước Basel để từ đó đưa ra phương hướng hoạt động và quản trị rủi ro thích hợp trong việc phát triển và hoạt động ổn định. Ngoài ra, đây cũng là tiêu chuẩn quốc tế mà ngân hàng phải đạt được trong quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới.

Khi áp dụng đúng các tiêu chuẩn của hiệp ước Basel đưa ra thì việc đánh giá xếp hạng các ngân hàng và các tổ chức tài chính sẽ trở nên dễ dàng và minh bạch hơn. Kết quả là đảm bảo phòng ngừa rủi ro hiệu quả hơn và đảm bảo cho hệ thống tài chính phát triển bền vững hơn. Mặt khác,

khi áp dụng chuẩn mực quốc tế giúp các ngân hàng dễ dàng so sánh và đánh giá khách quan về điểm mạnh và điểm yếu để kịp thời nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như khắc phục những điểm yếu. Qua đó, các ngân hàng mang lại nhiều lợi nhuận hơn.

Ủy ban Basel ban hành 17 nguyên tắc về quản lý nợ xấu nhằm đảm bảo tính hiệu quả và an tồn trong hoạt động cho vay. Các nguyên tắc này bao gồm:

- Nhóm nguyên tắc 1 đến 3 : Xây dựng mơi trường tín dụng thích hợp, cụ thể

là, Hội đồng quản trị phải thực hiện phê duyệt định kỳ chính sách rủi ro tín dụng gồm : tỷ lệ nợ xấu, mức độ chấp nhận rủi ro... Dựa trên chiến lược này, Ban Tổng giám đốc có trách nhiệm thực thi các định hướng và phát triển các chính sách, thủ tục nhằm phát hiện, đo lường, theo dõi và kiểm soát nợ xấu trong mọi hoạt động, mọi cấp độ của từng khoản tín dụng và tất cả danh mục đầu tư.

- Nhóm nguyên tắc từ 4 đến 7: Thực hiện cấp tín dụng lành mạnh, cụ thể là:

ngân hàng cần xác định rõ ràng các tiêu chí cấp tín dụng lành mạnh như: thị trường mục tiêu, đối tượng khách hàng, điều khoản và điều kiện cấp tín dụng... Ngân hàng cần xây dựng các hạn mức tín dụng cho từng loại khách hàng vay vốn và nhóm khách hàng vay vốn; đồng thời lượng hóa mức độ rủi ro từng nhóm khách hay từng khách hàng cụ thể. Bên cạnh đó, ngân hàng phải có quy trình rõ ràng trong phê duyệt tín dụng, phân tích tín dụng và phê duyệt tín dụng cũng như qui định trách nhiệm rõ ràng giữa các bộ phận có liên quan để việc cấp tín dụng cần được thực hiện trên cơ sở giao dịch công bằng giữa các bên và đánh giá hợp lý khoản tín dụng cấp cho khách hàng. - Nhóm nguyên tắc từ 8 đến 17: Duy trì một quá trình quản lý, đo lường và

theo dõi tín dụng phù hợp,cụ thể là: Ngân hàng phải cập nhật hệ thống quản

lý các danh mục đầu tư có rủi ro tín dụng, như cập nhật hồ sơ tín dụng, thu thập thơng tin tài chính, hợp đồng vay… theo quy mơ và mức độ phức tạp. Đồng thời, hệ thống này có khả năng quản lý và kiểm sốt tình hình tài chính,

sự tuân thủ theo hợp đồng… để phát hiện kịp thời những khoản tín dụng xấu. Ủy ban Basel cũng khuyến khích các ngân hàng phát triển và xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ trong quản lý rủi ro tín dụng, giúp đo lường mức độ rủi ro tín dụng của tài sản có khả năng rủi ro của ngân hàng.

Tóm lại, hiệp ước Basel có có vai trị đối với cơng tác quản trị rủi ro tín dụng, gồm: xây dựng quy trình cấp tín dụng theo các bộ phận tiếp thị, phân tích tín dụng, phê duyệt tín dụng và qui định trách nhiệm rõ ràng của từng bộ phận; nâng cao trình độ của nhân viên quản lý rủi ro tín dụng; xây dựng hệ thống quản lý thông tin hiệu quả để đáp ứng yêu cầu thẩm định và quản lý rủi ro tín dụng.

1.3.2 Triển khai hiệp ước Basel tại Việt Nam

Từ khi triển khai đến nay, Việt Nam đã đạt nhiều kết quả gồm: Hồn thiện khn khổ pháp lý về thanh tra và giám sát ngân hàng, từng bước xây dựng được nội dung giám sát theo kịp với sự phát triển của hoạt động ngân hàng và các yêu cầu của thông lệ quốc tế, tổ chức giám sát được thực hiện trên cả hai nội dung là giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ. Tuy nhiên, những mặt chưa đạt được cũng còn rất nhiều, gồm: hoạt động giám sát của ngân hàng nhà nước chưa đáp ứng yêu cầu, hệ thống pháp lý liên quan đến hoạt động giám sát ngân hàng thương mại còn hạn chế, công tác giám sát và quản trị rủi ro trong nội bộ ngân hàng.

Nguyên nhân cản trở việc thực thi các tiêu chuẩn của hiệp ước Basel 2 vào Việt Nam, gồm: nội dung giám sát chưa đầy đủ và toàn diện, phương pháp giám sát chưa rõ ràng, tổ chức giám sát chưa có sự phối hợp chặt chẽ, qui trình giám sát chưa thống nhất, trình độ cán bộ giám sát chưa chuyên nghiệp, chế độ báo cáo cịn thiếu sót, nhận thức của ngân hàng thương mại về hoạt động giám sát của ngân hàng nhà nước chưa đúng đắn, khả năng đáp ứng yêu cầu thông tin của ngân hàng thương mại còn hạn chế, các qui định pháp lý chưa rõ ràng, chưa có sự phối hợp của các tổ chức thanh tra giám sát.

Bảng 1.5 – Các nguyên tắc cơ bản của Basel

Nguyên tắc

Các nguyên tắc cơ bản của Basel về giám sát ngân hàng hiệu quả

Đã đáp ứng Đang xúc tiến Chưa đáp ứng 1. Chức năng, nhiệm vụ, sự độc lập, sự minh bạch và hợp tác X 2. Phạm vi hoạt động ngân hàng X 3. Các tiêu chí cấp phép X

4. Chuyển đổi quyền sở hữu lớn X

5. Các sáp nhập cơ bản X

6. An toàn vốn X

7. Quy trình quản trị rủi ro X

8. Rủi ro tín dụng X

9. Các tài sản có vấn đề, dự trữ và dự

phịng X

10. Giới hạn tín dụng với khách hàng lớn X 11. Nguy cơ rủi ro đối với các bên liên

quan X

12. Rủi ro chuyển đổi và rủi ro chính trị X

13. Rủi ro thị trường X

14. Rủi ro thanh khoản X

15. Rủi ro hoạt động X

16. Rủi ro lãi suất trong ghi sổ ngân hàng X 17. Kiểm toán và kiểm soát nội bộ X

Nguyên tắc

Các nguyên tắc cơ bản của Basel về giám sát ngân hàng hiệu quả

Đã đáp ứng Đang xúc tiến Chưa đáp ứng chính 19. Phương pháp giám sát X 20. Kỹ thuật giám sát X

21. Thông tin báo cáo giám sát X

22. Chế độ kế toán và công bố thông tin X

23. Thực hiện yêu cầu và kết luận thanh tra

giám sát X

24. Giám sát tổng thể X

25. Phối hợp giám sát trong và ngoài nước X

Tổng 06 13 06

Nguồn: Các chỉ tiêu giám sát tài chính, Ủy ban kinh tế của Quốc hội và UNDP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam địa bàn TP hồ chí minh (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)