2.4 Phân tích tình hình rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và
2.4.2 Nguyên nhân rủi ro tín dụng
Nguyên nhân khách quan:
Tình hình kinh tế trong nước thời gian qua gặp nhiều khó khăn, chỉ số lạm phát tăng cao, ngân hàng nhà nước thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ; bên cạnh đó, kinh doanh bất động sản bị đóng băng, giá vàng tăng mạnh, chi phí sản xuất tăng, ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của khách hàng. Tình hình thiên tai lũ lụt,
dịch bệnh xảy ra tại nhiều địa bàn, gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của bà con nông dân.
Sự biến động của thị trường ngoại tệ và vàng làm cho khách hàng rút tiền gửi VND để đầu tư sang 2 lĩnh vực này, gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động ngân hàng. Trong đó, có các chi nhánh ngân hàng nơng nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Bên cạnh đó trong 8 tháng đầu năm 2011, việc thực hiện thông tư 02 và 14 của ngân hàng nhà nước về mức huy động tối đa bằng VND và bằng USD chưa được các ngân hàng thương mại trên địa bàn chấp hành nghiêm, nhiều ngân hàng vẫn áp dụng mức lãi suất thực cao hơn so qui định của ngân hàng nhà nước tác động đến công tác huy động vốn của các chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Tiền gửi bảo hiểm xã hội giảm, bên cạnh việc thắt chặt chính sách tiền tệ, tín dụng, do đó các tổ chức kinh tế phải khai thác triệt để nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của mình để sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Số đông khách hàng lựa chọn tiền gửi kỳ hạn 1 – 3 tháng để tránh rủi ro khó khăn trong việc rút tiền để đầu tư sinh lợi cao hơn. Về phía ngân hàng, để tránh rủi ro về lãi suất nên ngân hàng cũng không huy động kỳ hạn cao hơn.
Áp lực cạnh tranh trên địa bàn vẫn diễn ra gay gắt. Mặc dù ngân hàng nhà nước đã qui định mức trần lãi suất huy động vốn nhưng các ngân hàng thương mại khác hệ thống vẫn có nhiều cách để lơi kéo khách hàng bằng các hình thức lách trần huy động như: khuyến mãi và thưởng lãi suất.
Nguyên nhân chủ quan:
Nguyên nhân nguồn vốn giảm do:
+ Các chi nhánh (chủ yếu địa bàn TP. Hồ Chí Minh) chưa làm tốt công tác tiếp thị quảng bá và chăm sóc khách hàng, nhiều chi nhánh với tình hình nợ xấu tăng cao, quỹ thu nhập không đủ chi lương… đã phần nào tác động tiêu cực đến một bộ phận nhân viên, ảnh hưởng đến công tác huy động vốn.
+ Nguồn vốn của bảo hiểm xã hội, các tổ chức kinh tế có nguồn vốn lớn tiếp tục giảm. Một số chi nhánh trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh tiếp tục phải hoàn trả nguồn tiền gửi của các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính đến hạn. Bên cạnh đó, nguồn vốn kho bạc phải thanh tốn cho các cơng trình đầu tư, chi tiêu ngân sách cuối năm.
+ Ngân hàng chưa có cơ chế kịp thời về các chính sách như: miễn giảm phí dịch vụ, lãi suất cho vay ưu đãi, cam kết bán USD để giữ và thu hút khách hàng tiền gửi.
Nguyên nhân dư nợ giảm do:
+ Do hoạt động huy động vốn địa bàn TP. Hồ Chí Minh giảm mạnh so với đầu năm, theo cơ chế điều hành kế hoạch kinh doanh quản lý hạn mức sử dụng vốn trên tài khoản 519, chi nhánh phải giảm dư nợ. Nhiều chi nhánh trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh có tỷ lệ nợ xấu trên 5% tập trung thu hồi nợ xấu, không được tăng dư nợ. Các vùng Đông Nam Bộ, Tây Nam – Nam Trung Bộ, đồng bằng sơng Cửu Long có tổng dư nợ tăng so đầu năm là 7.197 tỷ đồng, nhưng dư nợ địa bàn TP. Hồ Chí Minh giảm 11.319 tỷ đồng dẫn đến dư nợ toàn khu vực miền Nam chỉ tăng 4.182 tỷ đồng (+2%).
+ Thiếu khách hàng có dự án, phương án khả thi để cho vay đảm bảo an toàn. + Tình trạng cạnh tranh về lãi suất cho vay giữa các tổ chức tín dụng, đặc biệt là chính sách ưu đãi lãi suất đối với các khách hàng lớn không kịp thời nên khách hàng chuyển sang các ngân hàng thương mại khác để vay.
+ Lãi suất cho vay lĩnh vực sản xuất kinh doanh còn ở mức cao nên khách hàng hạn chế vay; cho vay lĩnh vực phi sản xuất bị hạn chế.
Nguyên nhân nợ xấu tăng:
+ Một số chi nhánh chưa làm tốt công tác dự báo diễn biến thị trường, chiến lược kinh doanh và định hướng tín dụng khơng phù hợp; lựa chọn khách hàng không kỹ, tập trung nhiều vào lĩnh vực bất động sản, các doanh nghiệp và nhóm khách hàng
có liên quan năng lực kinh doanh yếu kém, chưa quan tâm phòng ngừa và phân tán rủi ro.
+ Nợ xấu của các chi nhánh tập trung một số lĩnh vực sau: Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, khách hàng vay kinh doanh bất động sản, khách hàng gặp khó khăn trong kinh doanh khơng trả nợ, trả lãi không đúng hạn dẫn đến phát sinh nợ xấu tại các chi nhánh, cho vay bằng vàng, khách hàng lừa đảo.
+ Việc triển khai thực hiện thu hồi nợ xấu ở nhiều các chi nhánh gặp khó khăn do biện pháp xử lý nợ xấu còn thiếu cụ thể và chưa triệt để. Trong khi khả năng bán tài sản bảo đảm để thu hồi nợ gặp nhiều khó khăn do vướng mắc về các thủ tục pháp lý và tình hình thị trường bất động sản đóng băng. Ngồi ra, việc xử lý cán bộ liên quan đến nợ xấu chưa kịp thời cũng là nguyên nhân chủ quan dẫn đến kết quả thu nợ kém.
+ Việc cơ cấu lại nợ gặp nhiều khó khăn do khách hàng thiếu các điều kiện cần thiết để thực hiện như: hồ sơ pháp lý không đảm bảo, năng lực tài chính yếu, khơng có dự án, phương án khả thi để cơ cấu lại nợ...Các khoản nợ xấu của cơng ty cho th tài chính II (ALC II) chưa được giải quyết dứt điểm.
+ Một số chi nhánh chưa thực hiện thường xuyên việc giám sát chặt chẽ sử dụng vốn vay để khách hàng sử dụng vốn sai mục đích.
+ Bên cạnh đó, đạo đức nghề nghiệp của một bộ phận nhân viên có dấu hiệu xuống cấp, gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và uy tín của hệ thống.