Công tác tổ chức quản lý tài liệu chuyên ngành chứng khoán tại Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, xây dựng phương pháp tổ chức, quản lý tài liệu chuyên ngành chứng khoán tại ủy ban chứng khoán nhà nước (Trang 46 - 59)

d) Các tài liệu chứng minh tổ chức bảo lãnh có đủ điều kiện làm bảo lãnh

2.2 Công tác tổ chức quản lý tài liệu chuyên ngành chứng khoán tại Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc

ban Chứng khoán Nhà nƣớc

Căn cứ các kết quả nghiên cứu về tài liệu chuyên ngành chứng khoán cũng như mối quan hệ giữa Ủy ban Chứng khoán Nhà nước với các tổ chức trong hệ thống quản lý chứng khoán tập trung, hiện nay, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thực hiện tổ chức, quản lý tài liệu chuyên ngành chứng khoán như sau:

2.2.1 Quản lý tài liệu tại Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thực hiện tổ chức, quản lý trực tiếp khối tài liệu chun ngành chứng khốn hình thành từ hoạt động của các đơn vị thuộc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Trong đó, bao gồm những nội dung sau:

Nguồn, thành phần và nội dung tài liệu chuyên ngành chứng khoán

Căn cứ theo cơ cấu tổ chức của Ủy ban, nguồn nộp lưu tài liệu lưu trữ chuyên ngành chứng khoán tại Ủy ban bao gồm các đơn vị sau:

- Vụ Phát triển thị trường;

- Vụ Quản lý phát hành chứng khoán; - Vụ Quản lý kinh doanh chứng khốn;

- Vụ Quản lý các cơng ty quản lý quỹ và quỹ đầu tư chứng khoán; - Vụ giám sát thị trường;

- Thanh tra.

Căn cứ nhiệm vụ cụ thể của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, thành phần và nội dung tài liệu chuyên ngành chứng khoán bao gồm những loại tài liệu sau:

Tài liệu phát triển thị trường: trong đó tập trung vào các nội dung về

chấp thuận đưa vào giao dịch các loại giao dịch chứng khoán mới, các sản phẩm phái sinh, thay đổi và áp dụng các phương thức nghiệp vụ giao dịch và hệ thống giao dịch mới; giám sát hoạt động công bố thông tin của các đối tượng tham gia thị trường chứng khoán, vấn đề góp vốn, mua cổ phần và niêm yết chứng khốn liên quan đến yếu tố nước ngồi; xây dựng giải pháp phát triển thị trường,…

Ví dụ:

- Hồ sơ về cơng bố thơng tin của Trung tâm giao dịch chứng khốn Hà Nội năm 2000;

- Báo cáo tình hình hoạt động và cung cấp thông tin thị trường chứng khoán của Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh năm 2000;

- Hồ sơ dự thảo đề án OTC và quản lý thị trường tự do ở Việt Nam năm 2001.

Tài liệu về quản lý phát hành chứng khoán: chủ yếu gồm hồ sơ chấp

thuận các tổ chức kiểm toán đủ điều kiện kiểm toán các tổ chức chào bán chứng khốn ra cơng chúng, các cơng ty chứng khốn, cơng ty quản lý quỹ, quỹ đầu tư chứng khốn và cơng ty đầu tư chứng khoán; chấp thuận cho ngân hàng thương mại đủ điều kiện thực hiện bảo lãnh phát hành trái phiếu; thẩm định hồ sơ công ty đại chúng; cấp, đình chỉ, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký chào bán chứng khốn ra cơng chúng, phát hành riêng lẻ của các công ty đại chúng; tổ chức phát hành cổ phiếu trả cổ tức, cổ phiếu thưởng,….

Ví dụ:

- Hồ sơ về việc đăng ký chào bán cổ phiếu để tăng vốn điều lệ của Công ty Cổ phần Âu Lạc năm 2007;

- Hồ sơ về việc chuyển đổi doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi sang hoạt động theo hình thức cơng ty cổ phần của Công ty TNHH BVT năm 2004;

- Hồ sơ xét duyệt cấp phép đăng ký lại cổ phiếu của Công ty cổ phần bánh kẹo Biên Hòa năm 2001;

- Hồ sơ về việc đăng ký lại để niêm yết cổ phiếu của Công ty cổ phần bao bì Bỉm Sơn năm 2001-2002;

- Hồ sơ đăng ký niêm yết, phá hành cổ phiếu của Công ty cổ phần bao bì Dầu thực vật năm 2006;

- Hồ sơ xin gia hạn làm tổ chức kiểm tốn của Cơng ty cổ phần kiểm toán và tư vấn (A&C);

- Hồ sơ về việc đăng ký tham gia kiểm toán các tổ chức phát hành và kinhdoanh chứng khốn của Cơng ty dịch vụ tư vấn tài chính kiểm tốn và kế tốn (AASC) năm 2000;

…..

Tài liệu về quản lý kinh doanh chứng khoán: gồm những tài liệu về cấp,

gia hạn, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận liên quan đến hoạt động của các cơng ty chứng khốn, chi nhánh, văn phòng đại diện cơng ty chứng khốn nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức cung cấp dịch vụ lưu ký chứn khoán; chấp thuận những thay đổi liên quan đến tổ chức và hoạt động của các công ty chứng khốn, chi nhánh, văn phịng đại diện cơng ty chứng khốn nước ngồi tại Việt Nam, tổ chức cung cấp dịch vụ lưu ký chứng khoán; cấp, thu hồi chứng chỉ hành nghề chứng khoán cho các cá nhân hành nghề chứng khoán; cấp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký chào bán chứng khốn ra cơng chúng của các cơng ty chứng khốn; phát hành riêng lẻ và đăng ký công ty đại chúng đối với cơng ty chứng khốn,…

Ví dụ:

- Hồ sơ về việc đề nghị cấp giấy phép mở văn phịng đại diện của Cơng ty chứng khoán Alpha năm 2007;

- Hồ sơ về việc cấp giấy phép kinh doanh chứng khốn của Cơng ty chứng khoán An Việt năm 2007;

- Hồ sơ cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán cho các cá nhân Cơng ty chứng khốn Âu Lạc, Chợ Lớn năm 2009;

- Hồ sơ về việc xin cấp phép hoạt động lưu ký chứng khốn của Cơng ty chứng khoán Bảo Việt năm 2004;

- Hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh chứng khốn của Cơng ty chứng khoán Beta năm 2008;

….

Tài liệu quản lý quỹ: bao gồm các tài liệu về cấp phép thành lập và hoạt

động của công ty quản lý quỹ, chi nhánh, văn phịng đại diện cơng ty quản lý quỹ, giấy chứng nhận văn phịng đại diện cơng ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam; cấp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký công ty đại chúng, đăng ký chào bán chứng khốn ra cơng chúng, phát hành riêng lẻ và đăng ký công ty đại chúng đối với công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán; giấy chứng nhận chào bán chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khốn ra cơng chúng, giấy đăng ký lập quỹ đầu tư chứng khoán; Chấp thuận những thay đổi liên quan đến hoạt động của cơng ty quản lý quỹ, quỹ đầu tư chứng khốn và cơng ty đầu tư chứng khốn; cấp và thu hồi chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ,…

Ví dụ:

- Hồ sơ về việc phê duyệt cấp giấy phép quản lý quỹ cho Công ty quản lý quỹ và đầu tư chứng khốn An Bình năm 2006;

- Hồ sơ về việc bổ sung giấy phép hoạt động quản lý quỹ của Công ty TNHH Quản lý quỹ đầu tư chứng khốn Bơng Sen năm 2007;

- Hồ sơ xin thành lập Quỹ thành viên của Công ty cổ phần quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Thành Việt năm 2007;

…..

Tài liệu về giám sát thị trường: bao gồm những tài liệu về hoạt động

giám sát giao dịch chứng khoán; phát triển hệ thống giám sát giao dịch; đánh giá,phân tích những biểu hiện bất thường trong giao dịch; giám sát, kiểm tra các công ty đại chúng, công ty niêm yết, công ty chứng khốn, cơng ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán, các thành viên lưu ký, các tổ chức,cá

nhân có khả năng hoặc đã liên quan đến các hoạt động thao túng, lũng đoạn thị trường, giao dịch nội gián;…

Tài liệu về thanh tra thị trường: bao gồm những tài liệu xử lý các vi

phạm hành chính về chứng khốn và thị trường chứng khốn; đình chỉ việc thi hành hoặc đề nghị hủy bỏ những quy định trái pháp luật được phát hiện qua hoạt động thanh tra,…

Ví dụ:

- Hồ sơ báo cáo của Công ty cổ phần Bảo Việt về kết quả xử lý khiếu nại của cá nhân người đầu tư năm 2002;

- Hồ sơ xử lý vi phạm hành chính của Cơng ty cổ phần Lieogi tháng 12/2007;

- Hồ sơ xử lý vi phạm của Công ty cổ phần Xi Măng Tân Bình năm 2007;

- Hồ sơ về việc xử lý đơn của ông Dương Thanh Khiết tố cáo Sở giao dịch chứng khốn Hồ Chí Minh năm 2008;

- Hồ sơ về việc xử lý đơn thư của bà Nguyễn Đức Tuấn tố cáo Công ty cổ phần Âu Lạc năm 2008,

…..

Công tác tổ chức, quản lý tài liệu chuyên ngành chứng khoán tại Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

Hiện nay, tại lưu trữ Ủy ban đang lưu trữ khoảng hơn 180 mét giá tài liệu, tương đương 4096 hồ sơ được bảo quản vĩnh viễn, lâu dài hoặc có thời hạn (15 năm). Trong đó bao gồm cả khối tài liệu quản lý hành chính và khối tài liệu chuyên ngành chứng khoán.

Với khối lượng và thành phần tài liệu chuyên ngành chứng khoán tại Ủy ban Chứng khốn Nhà nước, cơng tác tổ chức, quản lý tài liệu được thực hiện như sau:

 Đối với công tác tổ chức quản lý tài liệu:

Về chính sách tổ chức: hiện nay Ủy ban đã ban hành Quy chế Văn thư -

Lưu trữ tại Quyết định số 1096/QĐ-UBCK ngày 19/12/2012 của Chủ tịch UBCKNN làm cơ sở pháp lý để thực hiện cơng tác quản lý tài liệu lưu trữ nói chung, trong đó có tài liệu chun ngành chứng khốn. Đồng thời theo định kỳ hàng năm, Văn phịng Ủy ban có Cơng văn nhắc nhở, thơng báo đến các đơn vị về việc nộp lưu tài liệu vào lưu trữ. Những văn bản này chỉ có phạm vi áp dụng đối với các đơn vị trực thuộc Ủy ban.

Đối với những tổ chức chứng khoán khác trong hệ thống như Sở giao dịch, Trung tâm lưu ký và các cơng ty chứng khốn: Ủy ban Chứng khốn khơng có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về công tác tổ chức quản lý tài liệu chuyên ngành chứng khoán.

Về đơn vị chuyên trách: hiện nay, Ủy ban chỉ có phịng Hành chính thực

hiện cơng tác hành chính, văn thư, lưu trữ trực thuộc Văn phịng Ủy ban có nhiệm vụ thực hiện quản lý tài liệu lưu trữ nói chung của Ủy ban. Trong đó, đã bố trí 01 cán bộ văn thư kiêm phụ trách lưu trữ tài liệu. Cán bộ kiêm nhiệm công tác văn thư đã tốt nghiệp Trường Trung cấp Văn thư - Lưu trữ (nay là Đại học Nội vụ) nên có nhiều thuận lợi trong việc thực hiện quản lý tài liệu lưu trữ.

Về tổ chức kho lưu trữ: Ủy ban CKNN không tách rời khối tài liệu chuyên

ngành chứng khoán với khối tài liệu quản lý chung. Do vậy, hiện chỉ có 01 kho duy nhất lưu giữ chung tồn bộ tài liệu lưu trữ của Ủy ban tính đến năm 2010.

 Đối với công tác quản lý tài liệu:

Về công tác thu thập tài liệu: theo quy định tại Quy chế Văn thư - Lưu trữ

của Ủy ban, tất cả tài liệu của Ủy ban trong đó có tài liệu chuyên ngành chứng khoán được đưa vào lưu trữ sau 01 năm kết thúc cơng việc. Tuy nhiên tính đến hết năm 2012, Lưu trữ Ủy ban tiến hành 02 đợt thu thập tài liệu để tiến hành chỉnh lý với số lượng không đầy đủ của một số đơn vị thuộc nguồn nộp lưu. Cụ thể là

Đợt 1: năm 2010 với 47,4 mét tài liệu của Vụ Quản lý phát hành, Vụ Quản lý kinh doanh, Vụ Quản lý quỹ, Văn phịng, Vụ Kế hoạch – Tài chính, Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ Pháp chế, Thanh tra, Vụ Phát triển thị trường.

Đợt 2: năm 2012 với 135 mét tài liệu của Vụ Quản lý phát hành, Vụ Tài vụ quản trị, Văn phòng, Vụ Quản lý kinh doanh, Vụ Quản lý Quỹ, Thanh tra.

Hàng năm, vào đầu năm sau 01 năm kết thúc cơng việc, Văn phịng Ủy ban đều có cơng văn nhắc nhở các đơn vị về việc nộp hồ sơ, tài liệu của lưu trữ nhưng tài liệu thu về hiện nay gần nhất là năm 2010 với số lượng chưa đầy đủ của tất cả các đơn vị.

Đối với tài liệu của các đơn vị trực thuộc Ủy ban là Trung tâm Nghiên cứu khoa học và Đào tạo chứng khoán; Tạp chí chứng khốn khơng thuộc diện nộp lưu tài liệu lên Ủy ban mà quản lý trực tiếp tại đơn vị.

Tài liệu của các đơn vị chịu sự giám sát trực tiếp hoạt động là Sở Giao dịch chứng khoán và Trung tâm Lưu ký chứng khoán, các tổ chức kinh doanh chứng khốn và cơng ty đại chúng cũng khơng thuộc diện nộp lưu về Lưu trữ Ủy ban mà thành lập những kho lưu trữ riêng biệt, quản lý tài liệu tại đơn vị mình.

Hiện nay, tài liệu lưu trữ của Ủy ban có khoảng 180 mét giá tài liệu trong khoảng thời gian từ năm 1997-2010, được quản lý theo 02 đợt chỉnh lý với phương án phân loại là Thời gian - Cơ cấu tổ chức. Cụ thể như sau:

I. Đợt 1: 1997- 2008

1. Vụ Quản lý phát hành chứng khoán 1.1 Tài liệu quản lý chung

1.2 Tài liệu đăng ký niêm yết, phát hành, chào bán của các công ty phát hành (tên công ty xếp theo Alphabel)

1.3 Hồ sơ đăng ký kiểm toán

2. Vụ Quản lý kinh doanh chứng khoán 2.1 Tài liệu quản lý chung

2.2 Hồ sơ cấp phép hành nghề cho các tổ chức kinh doanh chứng khoán

3. Vụ Quản lý Quỹ

3.1 Tài liệu quản lý chung

3.2 Hồ sơ cấp phép hành nghề cho các tổ chức quản lý quỹ 4. Văn phòng 5. Vụ Kế hoạch - Tài chính 6. Vụ Tổ chức cán bộ 7. Vụ Hợp tác quốc tế 8. Vụ Pháp chế 9. Vụ Thanh tra 10. Vụ Phát triển thị trường.

II. Đợt 2: 1997-2010

3 Bảo quản có thời hạn (15 năm), gồm tài liệu từ năm 1997-2010 của các đơn vị:

1. Vụ Quản lý phát hành 2. Vụ Tài vụ quản trị 3. Văn phòng

4 Bảo quản vĩnh viễn, gồm tài liệu từ năm 2007-2010 của các đơn vị: 1. Vụ Quản lý kinh doanh

1.1 Tài liệu quản lý chung

1.2 Hồ sơ của các tổ chức kinh doanh chứng khốn (tên cơng ty xếp theo Alphabel)

Ví dụ: Cơng ty chứng khốn Việt Trí gồm - Hồ sơ xin phép thành lập;

- Báo cáo hoạt động năm;

- Báo cáo tài chính, báo cáo kiểm tốn vốn chủ sở hữu năm, quý;

- Hồ sơ cấp giấy phép hoạt động, chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán;

- Hồ sơ tăng vốn điều lệ;

- Hồ sơ chuyển nhượng cổ phần; - Hồ sơ chuyển địa điểm trụ sở chính; - Hồ sơ rút bớt nghiệp vụ kinh doanh;

2. Vụ Quản lý quỹ

2.1 Tài liệu quản lý chung

2.2 Hồ sơ của các tổ chức quản lý quỹ (tên tổ chức xếp theo Alphabel)

Ví dụ: Công ty CP quản lý quỹ AIC gồm: - Tập văn bản pháp lý, sơ yếu lý lịch

- Tập phương án hoạt động sản xuất, báo cáo tài chính, điều lệ;

- Hồ sơ chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng,… 3. Vụ Thanh tra

4. Vụ Tài vụ quản trị 5. Văn phòng

6. Vụ Quản lý phát hành 6.1 Tài liệu quản lý chung

6.2 Tài liệu đăng ký phát hành, niêm yết, chào bán chứng khốn của các cơng ty đại chúng (tên cơng ty xếp theo Alphabel) Ví dụ:

- Hồ sơ theo dõi giám sát niêm yết và công bố thông tin, thực hiện điều lệ của Cơng ty CP Bao bì Bỉm Sơn

- Hồ sơ đăng ký, niêm yết, phát hành cổ phiếu của Cơng ty CP bao bì Dầu thực vật

- Hồ sơ đăng ký phát hành thêm cổ phiếu của Cơng ty CP bao bì Sơng Đà,…

Về cơng tác xác định giá trị và định thời hạn bảo quản tài liệu: hiện nay

khối tài liệu lưu trữ đang được lưu tại kho Ủy ban được xác định theo hai mức: Vĩnh viễn, lâu dài và có thời hạn (15 năm). Trong đó, tài liệu chun ngành chứng khốn đều được bảo quản với thời hạn là Vĩnh viễn.

Về xây dựng công cụ tra cứu tài liệu: hiện nay Lưu trữ Ủy ban chỉ sử

dụng công cụ tra cứu duy nhất là Mục lục hồ sơ với hệ thống các quyển mục lục được phân chia theo từng đợt chỉnh lý, thời hạn bảo quản và đơn vị nộp tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, xây dựng phương pháp tổ chức, quản lý tài liệu chuyên ngành chứng khoán tại ủy ban chứng khoán nhà nước (Trang 46 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)