Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các công ty cổ phần niêm yết việt nam (Trang 33 - 35)

3.3.1. Dữ liệu nghiên cứu

Luận văn sử dụng số liệu của 193 công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán HOSE và HNX trong các năm 2006 – 2011 để kiểm định bảy nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các công ty niêm yết Việt Nam. Số liệu tài chính của các cơng ty này được lấy từ báo cáo, cáo bạch tài chính của các công ty và website của các công ty và một số tổ chức khác trên quy mơ tồn bộ thị trường chứng khốn. Các biến của mỗi cơng ty được theo dõi qua từng năm trong giai đoạn 6 năm từ 2006 - 2011, tổng cộng có 1.158 quan sát.

Vì số liệu được lấy từ các báo cáo và cáo bạch tài chính của các cơng ty cổ phần niêm yết nên các biến số của mơ hình định lượng được đo lường bằng giá trị sổ sách.

Luận văn sử dụng dữ liệu dạng bảng vì mẫu bao gồm dữ liệu của nhiều công ty ở nhiều địa phương khác nhau (dữ liệu dạng chéo) và được ước lượng trong một khoảng thời gian (dạng chuỗi thời gian). Lý do lựa chọn thao tác với dữ liệu dạng bảng là vì theo Baltagi (1999), việc sử dụng dữ liệu bảng có một vài ưu điểm so với dữ liệu chuỗi thời gian và dữ liệu dạng chéo. Thứ nhất, dữ liệu theo thời gian có tính khơng đồng nhất, kỹ thuật ước lượng dữ liệu bảng có thể xem xét các biến số có tính đặc thù theo từng cá thể nghiên cứu. Thứ hai, kết hợp chuỗi thời gian của các quan sát theo không gian sẽ mang đến nhiều thơng tin hơn, đa dạng hơn, ít cộng tuyến hơn giữa các biến số, nhiều bậc tự do và hiệu quả hơn. Thứ ba, thông qua nghiên cứu các quan sát theo không gian lặp lại, dữ liệu bảng phù hợp hơn để nghiên cứu động học thay đổi. Thứ tư, dữ liệu bảng giúp ta nghiên cứu những mơ hình hành vi phức tạp hơn. Thứ năm, dữ liệu bảng có thể phát hiện và đo lường tốt

hơn những ảnh hưởng không thể quan sát trong chuỗi thời gian hay không gian thuần tuý. Cuối cùng, dữ liệu bảng tối thiểu hố sự thiên lệch có thể xảy ra nếu tổng hợp các số liệu cá thể thành số liệu tổng.

3.3.2. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng: phân tích tương quan và phân tích hồi quy để kiểm định tác động của các nhân tố: tỷ suất sinh lợi, quy mơ cơng ty, tài sản cố định hữu hình, tấm chắn thuế phi nợ vay, cơ hội tăng trưởng, biến động thu nhập và tính thanh khoản đến tỷ lệ nợ dài hạn trong cấu trúc vốn của các công ty niêm yết Việt nam giai đoạn 2006-2011.

Mặc dầu có ưu điểm đáng kể, thao tác với dữ liệu bảng thường gặp phải một số vấn đề ước lượng và suy luận. Vì dữ liệu này liên quan đến cả bình diện khơng gian và thời gian, nên những vấn đề trong dữ liệu theo không gian như phương sai không đồng nhất và dữ liệu theo chuỗi thời gian như tự tương quan cần được giải quyết. Ngồi ra cịn có thêm một số vấn đề, như tương quan chéo giữa các công ty trong cùng một thời đoạn.

Để khắc phục và ước lượng ảnh hưởng của các biến giải thích lên tỷ số nợ dài hạn (mức độ sử dụng đòn bẩy) trong cấu trúc vốn, luận văn sử dụng ba kỹ thuật ước lượng của kinh tế lượng là Bình phương tối thiểu (PLS), Ảnh hưởng cố định (Fixed effect model- FEM) và Ảnh hưởng ngẫu nhiên (Random effects model- REM).

Mơ hình ước lượng bình phương tối thiểu PLS được tiến hành với giả định khơng có sự khác biệt theo thời gian và qua các cơng ty của mẫu nghiên cứu. Vì thế, trong mơ hình này, cả hệ số tung độ gốc (β0) và hệ số độ dốc của các tham số (βi) đều là các hằng số, chỉ có sai số thay đổi theo thời gian và theo các cơng ty.

Mơ hình FEM được sử dụng với giả định tung độ gốc (β0) có thể khác nhau giữa các cơng ty nhưng bất biến theo thời gian, tức là thừa nhận mỗi cơng ty có những đặc điểm riêng nhất định. Hệ số độ dốc của các tham số (βi) không đổi

theo công ty và theo thời gian. Sai số của mơ hình thay đổi theo thời gian và theo các cơng ty. Mơ hình này phù hợp với tình huống tung độ gốc của từng cơng ty có thể tương quan với một hay nhiều biến độc lập.

Mơ hình REM ước lượng các tham số với giả định hệ số độ dốc (βi) là hằng số, hệ số tung độ gốc (β0) là các đại lượng ngẫu nhiên, có giá trị trung bình β0 khơng đổi. Những khác biệt giữa các cơng ty với giá trị trung bình được thể hiện trong sai số ε. Sai số của tồn bộ mơ hình sẽ bao gồm εit và µit. Mơ hình này phù hợp với tình huống tung độ gốc (ngẫu nhiên) của các cơng ty không tương quan với các biến độc lập.

Sau khi có kết quả ước lượng tham số của ba mơ hình, kiểm định Hausman được thực hiện nhằm đánh giá mơ hình phù hợp nhất.

Giả định của kiểm định Hausman:

H0 = Khơng có tương quan giữa các biến giải thích và các thành phần ngẫu nhiên; Giả thiết đối H1 = Có tương quan giữa các biến giải thích và các thành phần ngẫu nhiên.

Nếu giả thiết H0 bị bác bỏ, giả thiết H1 được chấp nhận, mơ hình REM khơng thích hợp, lựa chọn mơ hình FEM và ngược lại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các công ty cổ phần niêm yết việt nam (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)