Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hải quan đối với hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất hàng xuất khẩu, nghiên cứu tại tỉnh đồng nai (Trang 39 - 41)

5. Bố cục của luận văn

1.4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Qua tham khảo kinh nghiệm của các nước nhận thấy, hầu hết các nước thực

hiện chính sách miễn nộp thuế hoặc phải nộp thuế trước sau đó nếu xuất khẩu sẽ được hồn thuế.

Đối với Trung Quốc và Cộng đồng Châu Âu, cho phép miễn thuế nguyên vật

liệu để sản xuất hàng xuất khẩu. Riêng Hoa Kỳ yêu cầu doanh nghiệp phải nộp thuế ngay khi nhập khẩu, sau đó nếu sản xuất sản phẩm xuất khẩu thì sẽ được hồn lại thuế. Thực tế chứng minh, chính sách trên của Trung Quốc đã góp phần tạo cho quốc gia

này ln trong tình trạng xuất siêu; và chính sách của Hoa Kỳ góp phần tạo cho quốc gia này ln trong tình trạng nhập siêu vì giá thành sản phẩm xuất khẩu tăng khi nhà nhập khẩu bị tăng chi phí tài chính khi phải nộp thuế nhập khẩu. Tại Việt Nam,

nguyên vật liệu sản xuất hàng xuất khẩu thuộc diện đối tượng chịu thuế nhưng được ân hạn 275 ngày. Như vậy, nếu doanh nghiệp xuất khẩu trong 275 ngày thì khơng phải nộp thuế (tương tự như miễn thuế của Trung Quốc và Cộng đồng Châu Âu), xuất khẩu ngoài thời hạn 275 ngày thì phải nộp thuế và nếu sau đó sản xuất xuất khẩu thì sẽ được hồn lại thuế (tương tự Hoa Kỳ), như vậy khi doanh nghiệp gặp bất ổn trong việc tìm thị trường xuất khẩu và khơng xuất khẩu được trong thời gian 275 ngày thì sẽ làm tăng chi phí tài chính khi phải nộp thuế nhập khẩu. Việt Nam cần thực hiện chính sách sao cho vừa giảm chi phí cho các doanh nghiệp, vừa tạo thuận lợi cho cơ quan hải quan trong việc quản lý nguyên liệu nhập sản xuất hàng xuất khẩu là mục tiêu cần nghiên cứu. Ngoài ra, tại Cộng đồng Châu Âu và Hoa Kỳ, khi doanh nghiệp sử dụng nguyên

liệu tương đương mua trong nước để sản xuất sản phẩm xuất khẩu trước thì sẽ được hồn thuế nhập khẩu, tuy nhiên tại Việt Nam chính sách này vẫn chưa được chấp nhận.

Kết luận chương 1

Hoạt động NSXXK thực chất là hoạt động xuất nhập khẩu, do vậy phải chịu sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan hải quan. Tuy nhiên hoạt động này lại có đặc điểm riêng ở chỗ nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu được nợ thuế nhập khẩu 275 ngày, do vậy thủ tục hải quan và nội dung quản lý của hải quan đối với hoạt

động NSXXK cũng có điểm khác biệt: ngoài việc thực hiện như đối với hoạt động

kinh doanh xuất nhập khẩu thông thường, cơ quan hải quan còn phải tập trung chủ yếu vào quản lý định mức nguyên vật liệu, quản lý nợ thuế nguyên vật liệu nhập khẩu và tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ thanh khoản khi sản phẩm sản xuất từ nguyên vật liệu nhập khẩu đã thực xuất khẩu thơng qua quy trình, thủ tục cụ thể.

Trên thực tế các quốc gia tùy theo điều kiện cụ thể của mình có những chế độ

ưu đãi khác nhau cho việc nhập khẩu nguyên vật liệu để tổ chức sản xuất ra sản phẩm

xuất khẩu, có thể là áp dụng hình thức hồn thuế, miễn nộp thuế trước,… với các dạng cụ thể khác nhau như là chế độ bảo thuế, kho ngoại quan, tạm nhập, tín thuế, bảo

lãnh, … dù là hình thức nào thì xét dưới góc độ chính sách thuế và quản lý thì các

nước cũng đều dành cơ hội cho nhà sản xuất tiếp cận nguồn nguyên vật liệu đầu vào

với mức giá thế giới, và cố gắng giảm thiểu gánh nặng về chi phí hành chính lên sản phẩm xuất khẩu, hơn thế nữa các nước còn tạo điều kiện bằng việc cho hưởng thời gian tái xuất dài hơn và có thể dùng nguồn nguyên liệu tương đương để sản xuất hàng xuất khẩu. Song bên cạnh đó quyền của cơ quan hải quan trong việc giám sát quá trình nguyên vật liệu sản xuất nhằm chống lại hành vi trốn thuế và quyền kiểm tra trên cơ sở kiểm tốn ln hiện diện trong việc các quy định của hệ thống miễn nộp thuế.

CHƯƠNG 2 :

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HẢI QUAN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG NHẬP SẢN XUẤT XUẤT KHẨU TẠI TỈNH ĐỒNG NAI

2.1. Thực trạng hoạt động NSXXK trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hải quan đối với hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất hàng xuất khẩu, nghiên cứu tại tỉnh đồng nai (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)