CHƯƠNG 2 TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
2.2. Đặc điểm về mẫu nghiên cứu
2.2.3. Trình độ học vấn
Nhìn chung trình độ học vấn của trẻ trong trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình bình thường và cao hơn so với các em trong trường giáo dưỡng khác trên cả nước. Tỉ lệ mù chữ và tái mù chữ là 0%, trình độ tiểu học là 9,6%, trung học cơ sở: 42,5%, trung học: 47,9%. Trong số 148 khách thể nghiên cứu có 46 em có trình độ phổ thơng trung học; 89 em có trình độ trung học cơ sở; 13 em đang học tiểu học.
2.2.4. Hồn cảnh gia đình
Các em trong trường giáo dưỡng số 2 Ninh Binh có hồn cảnh gia đình rất khác nhau, nên lý do các em và trường rất khác nhau.
- 64,3% các em có cả cha lẫn mẹ khi vào trường.Điều này cho thấy các gia đình có khó khăn như thế nào trong việc nuôi dạy trẻ vị thành niên tránh xa những vi phạm pháp luật.
- 10,8% các em có bố hoặc mẹ mất hoặc bỏ đi.
- 4,3% em có bố mẹ li dị.
- 19% sống với họ hàng.
2.2.5. Các hình thức vi phạm pháp luật
Trẻ vào trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình chủ yếu với hành vi trộm cắp, lừa đảo (chiếm 79%). Gây rối trật tự, đành người gây thương tích 4,8%. Các hành vi vi phạm khác như hiếp dâm, ma túy, giết người và một số vi phạm nhỏ lẻ khác chiếm 9,8%. Khơng ít em có tất cả những vấn đề nêu trên.[16]. Đa số các khách thể mà chúng tôi tiến hành nghiên cứu vào trường với lý do trộm cắp và lừa đảo.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Tìm hiểu nghiên cứu các tài liệu về lý luận và thực tiễn có liên
quan đến đề tài như: vai trị của người cha đối với việc chăm sóc và giáo dục hình thành nhân cách của trẻ, tài liệu về phương pháp giáo dục trẻ trong trường giáo dưỡng, các tài liệu về nhận thức…qua đó có những phân tích, đánh giá và khái quát các vấn đề lý luận liên quan đền đề tài làm cơ sở nghiên cứu thực tiễn.
2.3.2. Phương pháp điều tra bằng bằng hỏi
Các vấn đề được đặt ra trong bảng hỏi như sau:
* Các câu hỏi tìm hiểu về mặt uy quyền của người cha
- Biểu hiện cảm xúc đối với con cái, đối với những người khác trong gia đình, đối với những người xung quanh;
- Thái độ đối với vợ con, đối với những người xung quanh, đối với lao động, đối với bản thân.
* Các câu hỏi tìm hiểu ý chí của người cha: tính mục đích (quyết tâm làm việc gì đến cùng hay khơng?) tính quyết đốn (làm mọi việc có chần chừ hay khơng? Có cân nhắc kỹ càng hay không?), tính kiên cường (có hay nản chí trong những hồn cảnh khó khăn hay khơng?), tính tự kiềm chế (có hay nổi nóng khơng, có biết tự kiềm chế trong những hồn cảnh cụ thể hay không?)
* Các câu hỏi nhằm tìm hiểu nhận xét của những người xung quanh về người cha và suy nghĩ của trẻ trước những nhận xét đó (nhận xét của mẹ, của họ hàng, hàng xóm).
* Các câu hỏi về chương trình giáo dục của trẻ trong trường và mức độ đáp ứng của trẻ; Về mức độ ảnh hưởng của người quản lý trực tiếp đến suy nghĩ của trẻ về người cha.
* Các đặc điểm xã hội có ảnh hưởng đến trẻ như: Điều kiện kinh tế, mức dộ quan tâm của người cha đối với gia đình, mức độ liên lạc của người cha với trẻ.
2.3.3. Phương pháp trắc nghiệm
- Trắc nghiệm vẽ tranh về bố: Khi tiến hành phương pháp này, chúng tôi yêu cầu “các em vẽ về người cha của mình”. Các em có thể vẽ bất kỳ những gì về cha mà mình muốn. Sau đó dựa trên những biểu hiện của nội dung tranh vẽ về độ lớn, các chi tiết người, về các các thành viên
trong gia đình và cảnh vật mà các em vẽ thêm chúng tôi đưa ra một số nhận xét về những khía cạnh nhận thức, cảm xúc về người cha của các em.
2.3.4. Phương pháp phỏng vấn sâu
Tiến hành 2 lần:
- Giai đoạn 1: Phỏng vấn sâu một số trẻ em, cán bộ quản giáo, đọc tài liệu để xây dựng một bộ bảng hỏi hợp lý.
- Giai đoạn 2: Sau khi đã có kết quả nghiên cứu bằng bảng hỏi và trắc nghiệm, chúng tơi đã chọn 2 trường hợp điển hình để phỏng vấn sâu. Một em thuộc độ tuổi từ 12-14, một em thuộc độ tuổi 14-18. Sau đó trong 2 nhóm tuổi này chúng tôi lựa chọn những em có thời gian vào học tập trong trường khác nhau theo hai tiêu chí: trẻ mới vào học tập tại trường và trẻ đã có thời gian học tập tại trường từ 1 năm trở lên.
2.3.5. Phương pháp thống kê toán học
Số liệu của phần điều tra được xử lý bằng chương trình thống kê
SPSS 16.0 với các nội dung như: xử lý số liệu %, mã hóa lại các biến, tính hệ số tương quan.
Về cách thức đánh giá nhận thức của trẻ về người cha, chúng tơi sử dụng cách tính điểm trung bình như sau: do là câu hỏi có nhiều mức độ lựa chọn nên được phân chia thành 3 mức điểm số đánh giá như sau: hoàn toàn sai : 1 điểm, đúng một phần: 2 điểm và hoàn toàn đúng : 3 điểm. 3 mức độ điểm số đánh giá này được tính tốn chia khoảng như sau: Các giá trị giao động trong khoảng từ 1 đến 3 – tức là 2 giá trị. Vậy giá trị của một khoảng là
Giá trị của 1 khoảng = (Giá trị lớn nhất – Giá trị nhỏ nhất) : 3
= (3-1): 3 = 0,66
+ Từ 1,0 đến 1,66 tương đương với mức độ đánh giá “hoàn toàn sai”.
+ Từ 1,67 đến 2,33 tương đương với mức độ đánh giá “đúng một phần”
+ Từ 2,33 đến 3,0 tương đương với mức độ đánh giá “hoàn toàn đúng”.
2.3.6. Phương pháp hoàn thiện câu
Đây là một phương pháp được chúng tôi thiết kế nhằm tìm hiểu những phóng chiếu vô thức của khách thể nghiên cứu về người cha của mình. Phương pháp này gồm 22 câu bỏ ngỏ, yêu cầu đối với khách thể nghiên cứu là phải hồn thành các câu đó. Tất cả 22 câu đều có nội dung liên quan đến nhận thức, thái độ và cảm xúc đối với người cha.
Đặc thù của phương pháp này là kết quả được xử lý và phân tích định tính. Kết quả thu được có thể lý giải sâu hơn những kết quả thu được bằng phương pháp khác ( Anket, tranh vẽ)
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Nhận thức về nhân cách người cha nói chung của trẻ vị thành niên phạm pháp phạm pháp
Trong mơi trường gia đình, người cha đóng vai trị khơng thể thay thế trong việc rèn luyện đạo đức lối sống, nhân cách cho trẻ. Nhận thức về nhân cách người cha nói chung được đề tài quan tâm tìm hiểu ở các khía cạnh đạo đức, ý chí và uy quyền của người cha trong gia đình. Các câu hỏi mở từ 1 – 5 trong bảng hỏi cho các trẻ em vị thành niên phạm tội làm sẽ làm rõ khía cạnh này.
“Theo em, người bố có nhân cách là người như thế nào?” là câu hỏi
đầu tiên mà bảng hỏi đưa ra. Vì đây là câu hỏi mở về nhân cách người cha nói chung nên câu trả lời của các em cũng khá đa dạng, phong phú thể hiện cách nhìn nhận nhân cách người cha ở nhiều khía cạnh của các em. Qua câu trả lời của các em, có thể thấy được quan niệm về nhân cách người cha của các em khơng mang tính hệ thống mà chỉ dựa trên một vài đặc điểm, biểu hiện nào đó theo quan điểm hoặc những gì các em trực tiếp được chứng kiến trong cuộc sống của mình. Sau đây là một vài ví dụ cụ thể:
- Theo em, người bố có nhân cách là người bố biết chăm sóc, thương yêu, quan tâm đến gia đình (phiếu số 58)
- Theo em, người bố có nhân cách là người có nhân cách sống và là một điểm tựa cho gia đình (phiếu số 123)
- Người bố có nhân cách là người biết tôn trọng mọi người trong gia đình, ln ln là tấm gương cho con cái (phiếu số 53)
- Không đánh đập, chửi mắng, con cái sai thì bảo nhẹ nhàng, không rượu chè, cờ bạc, gái gú, là một người đàn ông đứng đắn trong gia đình (phiếu số 87).
Để có cái nhìn đầy đủ hơn về câu trả lời của các em, chúng tôi tiến hành thống kê và phân loại nội dung các câu trả lời thành 3 mặt biểu hiện của nhân cách người cha là đạo đức, ý chí và uy quyền dù câu trả lời của các em có thể chưa nêu hết được từng nội dung của các mặt nói trên. Dưới đây là bảng số liệu từ 128 khách thể nghiên cứu trả lời câu hỏi này:
Bảng 2. Nhận thức của trẻ vị thành niên phạm tội về nhân cách người cha nói chung
STT Các nội dung Số lượng Tỉ lệ (%)
1 Là người bố có các biểu hiện về mặt đạo đức 88 68,8 2 Là người bố có biểu hiện về mặt ý chí 19 14,8 3 Là người bố có biểu hiện về mặt uy quyền 42 32,8
Ghi chú: N = 128
Bảng số liệu 2 cho thấy nhận thức của trẻ vị thành niên phạm pháp về nhân cách người cha có tỷ lệ lựa chọn không cao và không đồng đều ở từng nội dung cụ thể. Trong đó nội dung được đề cập nhiều nhất là các biểu hiện
về mặt đạo đức cũng chỉ trên 68% và thấp nhất là biểu hiện về ý chí với 14,8%. Câu trả lời của các em thể hiện tập trung nhất ở các biểu hiện về mặt đạo đức như chăm chỉ làm việc, yêu thương con cái, tôn trọng mọi người, khơng sa đà vào các tệ nạn xã hội, thói hư tật xấu. Chính vì thế, mặt đạo đức có tỷ lệ lựa chọn cao nhất. Hai nội dung cịn lại là ý chí và uy quyền các em ít đề cập đến hơn. Trong cuộc sống hàng ngày, các giá trị về mặt đạo đức như trung thực, yêu thương gia đình, mọi người…thường được đề cao và tác động tới trẻ nhiều nhất, chính vì thế, khi được hỏi về nhân cách người cha nói chung, câu trả lời của các em cũng tập trung vào nội dung biểu hiện của mặt đạo đức.
Trong quá trình khảo sát, tiếp xúc với các em đang học tập tại trường Giáo dưỡng số 2 Ninh Bình, có thể nhận thấy nhận thức của các em học sinh tại đây về cuộc sống nói chung và về nhân cách nói riêng chưa có sự phong phú sâu sắc. Chính vì thế, để các em có thể hiểu tường tận về nhân cách người cha là điều không thể. Rất có thể đó cũng là lý do khiến câu trả lời về nhân cách người cha nói chung chưa phong phú và có tỷ lệ khơng cao.
Để có thể cụ thể hóa nhận thức của trẻ về nhân cách người cha theo từng
mặt như đã đề cập ở trên, câu 2 trong bảng hỏi là: “Theo em, người bố có đạo
đức là người như thế nào?”. Cũng như câu hỏi trên, kết quả thu được từ câu
hỏi này cũng khá đa dạng và thường thể hiện nhận thức của trẻ ở các hành động, tình huống cụ thể. Dưới đây là một số câu trả lời của các em:
- Theo em, người bố có đạo đức là: khi nói chuyện phải có trên dưới và nói nhẹ nhàng, khơng nói xấu người khác, và ăn nói rất khiêm tốn, nói chuyện thẳng thắn và đúng (phiếu số 98)
- Theo em người bố có đạo đức là là người sống chan hòa, biết yêu thương gia đình, lịch sự, nhã nhặn với mọi người trong gia đình, khơng dùng những hình phạt khi con cái mắc lỗi (phiếu số 56).
- Là người luôn quan tâm, giúp đỡ và tôn trọng mọi người xung quanh và ln hướng về một mục đích tốt (phiếu số 5)
- Người bố có đạo đức là người bố ln thương u con, con làm sai bố không mắng chửi, đánh đập mà bảo con rất nhẹ nhàng (phiếu số 18).
Nhằm đánh giá được chính xác hơn nữa nhận thức của các em học sinh trường Giáo dưỡng số 2 Ninh Bình về đạo đức người cha, câu trả lời của các em được thống kê và phân chia thành từng khía cạnh cụ thể trong mặt đạo đức. Dưới đây là bảng số liệu từ những nội dung này:
Bảng 3. Nhận thức của trẻ vị thành niên phạm pháp về đạo đức người cha
STT Các biểu hiện mặt đạo đức ở người cha SL TL% 1 Có thái độ tích cực, tơn trọng mọi người xung quanh 41 33,6 2 Có thái độ tích cực, tình u với lao động, công việc 2 1,6
3 Tơn trọng chính bản thân mình 0 0
4 Luôn dạy con cái điều hay lẽ phải 28 23
5 Luôn làm những việc tốt cho mọi người xung quanh 31 25,4
6 Ln cư xử có văn hóa 55 41,5
Biểu đồ 1. Nhận thức của trẻ vị thành niên về đạo đức người cha (%) 33.6 1.6 0 23 25.4 41.5 0 10 20 30 40 50 1 2 3 4 5 6 N ội dung T ỷ lệ
Nhìn vào bảng số liệu và biểu đồ trên, ta có thể thấy các nội dung thể hiện nhận thức của trẻ về đạo đức người cha có sự phân hóa rõ nét.
Trong số 6 nội dung thể hiện các mặt biểu hiện đạo đức của người cha, hai nội dung có tỷ lệ lựa chọn cao nhất là “ln cư xử có văn hóa” – 45,5% và “có thái độ tích cực, tơn trọng mọi người xung quanh” – 33,6%. Trong các câu trả lời của trẻ khi nói về mặt đạo đức của người cha, các em thường đề cập đến các nội dung thể hiện văn hóa ứng xử như khơng nói tục, đánh đập vợ con, cư xử đúng mực, phân tích điều hay lẽ phải cho mọi người… Có thể nói, trong quan niệm của các em học sinh trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình đạo đức trước tiên thể hiện ở những cách hành xử có văn hóa trong chính cuộc sống của mình. Qua đó cũng có thể thấy được nhận thức của các em về mặt đạo đức thường thể hiện trước tiên ở những biểu hiện cư xử có thể quan sát, cảm nhận trực tiếp hàng ngày. Điều này cũng phản ánh đặc điểm nhận thức của các em về đạo đức nói riêng và nhân cách người cha nói chung cịn chưa có sự sâu sắc, đầy đủ. Các em thường coi những đặc điểm biểu hiện về mặt đạo đức là nhân cách con người đó (câu hỏi 1 đã phân tích ở trên các em
thường coi những biểu hiện về mặt đạo đức là nhân cách người cha với 68,8%) và chủ yếu những biểu hiện về mặt đạo đức của con người được các em nhìn nhận qua cách cư xử có văn hóa thường ngày.
Mặt đạo đức của con người được biểu hiện thông qua hệ thống thái độ với mọi người, với cơng việc và với chính bản thân mình. Trong 6 nội dung kể trên, nội dung thể hiện thái độ với mọi người xung quanh có tỷ lệ trả lời xếp vị trí số 2. Có thể nói, cách hành xử có văn hóa cũng chính là thái độ tích cực, tơn trọng mọi người xung quanh. Chính vì thế, hai phương án này có tỷ lệ cao nhất.
Điều đáng lưu ý là hai nội dung quan trọng khác của đạo đức con người là thái độ với lao động, cơng việc và thái độ với chính bản thân mình có tỷ lệ các em học sinh trả lời rất thấp; thậm chí trong câu trả lời của các em không hề đề cập đến hai mặt này. Rất có thể đây là hai nội dung ít thể hiện trực tiếp trong cách cư xử, quan hệ giao tiếp người – người hàng ngày nên các em ít chú ý và biết đến nó hơn. Các em có thể biết chắc chắn người có đạo đức qua hành vi khơng uống rượu, khơng đánh đạp vợ con, nói năng lịch sự… nhưng để có thể thấy được đạo đức con người cịn thể hiện qua hệ thống thái độ với chính bản thân mình thì cần địi hỏi phải có sự trải nghiệm cũng như