CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.3. Các khái niệm cơ bản của đề tài
1.3.2. Khái niệm nhân cách
a. Định nghĩa
Trước hết xin đề cập tới vấn đề thuật ngữ nhân cách. Cuối thế kỷ XIX ở phương Tây đã xuất hiện khuynh hướng nghiên cứu đời sống tâm lý con người một cách trọn vẹn.W.Stern đã viết tác phẩm “Bàn về tâm lý học khác biệt cá nhân”, trong đó ơng đưa ra khái niệm “person” để chỉ bất kỳ một thực thể nào có khả năng tự xác định và tự phát triển trong thế giới vô cơ lẫn hữu cơ. Trong tiếng Anh: Personality có nghĩa là: Nhân cách, nhân phẩm, cá tính, người, nhân vật, cá nhân.[22]
Trong tâm lý học có rất nhiều định nghĩa và quan niệm khác nhau về nhân cách. Các nhà Tâm lý học người Nga khi nghiên cứu nhân cách con người mặc dù cùng dựa trên nền tảng phương pháp luận Mácxit, song, họ hiểu khái niệm nhân cách cũng khơng hồn tồn giống nhau.
Uznatdze cho rằng nhân cách là sự thể hiện tập trung cao nhất tính tích cực của chủ thể được biểu hiện ở hệ thống thái độ của con người với mọi thứ xung quanh và với chính mình. [1;141]
X.L Rubinstein thì cho rằng: nhân cách là bộ máy điều khiển, điều chỉnh toàn bộ đời sống của con người gắn liền với khái niệm “đường đời”. Nói một cách khác, đó là khả năng con người điều khiển các quá trình hay thuộc tính tâm lý của bản thân, hướng chúng vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra cho bản thân. Ở một tác phẩm khác của mình (“Cơ sở tâm lý học đại cương” ), ông khẳng định: Nhân cách là chỉ thể cụ thể, lịch sử sống động. Và theo ông ý thức và thái độ là hai thành tố tạo nên nhân cách.[4]
Miaxisev định nghĩa nhân cách là tổng hợp các thái độ đối với thế giới (trong đó thái độ đánh giá được ơng coi là quan trọng nhất).[4]
Petorovxki thì lại hiểu nhân cách với tư cách là chủ thể của nhận thức, tích cực cải tạo hiện thực…[9]
Trên đây là quan niệm của các nhà tâm lý học Nga- những người theo chủ nghĩa Mác xit. Còn các nhà tâm lý học khác,với quan niệm về bản chất con người khác nhau, mỗi nhà tâm lý học lại đưa ra các định nghĩa khác nhau về nhân cách.
Trong lý thuyết hành vi của mình, Skinner quan niệm nhân cách là một tập hợp những hành vi tạo tác.
Watson coi nhân cách chỉ là sự tích lũy các phản ứng tập nhiễm đã trở thành hệ thống thói quen.[6]
S.Freud trong hệ thống lý luận phân tâm của mình lại hiểu nhân cách là một cấu trúc bao gồm ba thành phần (‘cái nó”, “cái tơi”, “cái siêu tơi”. [6]
G.Allport, một đại diện xuất sắc của tâm lý học nhân văn lại định nghĩa: “ nhân cách là sự cấu tạo năng động trong mỗi cá nhân về những hệ thống tâm –sinh lý xác định hành vi và suy nghĩ tiêu biểu.”[14]
Cùng trường phái với G.Allport là C.Roger, R.May, A. Maslow…Những người ở trường phái này đều quan tâm đến giá trị tiềm năng bẩm sinh của con người, đến những đặc tính riêng của mỗi người, kinh nghiệm của con người. Nhân cách là nhu cầu (Murray), là tương tác xã hội (G.H Mead). [6]
Lại có quan điểm xã hội hóa nhân cách một cách giản đơn như của Lucien, Seve, Zeigarnive). Họ hiểu nhân cách như là toàn bộ mối quan hệ xã hội của cá nhân.
Có một số quan niệm lại hiểu nhân cách con người với tư cách là chủ thể của mối quan hệ và hoạt động có ý thức (A.G Kovalev, I.X Kon).
Có quan điểm hiểu nhân cách như một cấu trúc hệ thống tâm lý cá nhân. Leonchiev nói “Nhân cách là cấu tạo tâm lý mới được hình thành trong mối quan hệ sống của cá nhân do kết quả hoạt động cải tạo của con người đó?.
K.Obuchowxki định nghĩa nhân cách: “Nhân cách là sự tổ chức những thuộc tính tâm lý của con người có tính chất điều kiện lịch sử - xã hội, ý nghĩa của nó cho phép giải thích và dự đốn hành động cơ bản của con người”.
Tóm lại từ những góc nhìn khác nhau, các nhà nghiên cứu đưa ra cách hiểu nội hàm của khái niệm nhân cách rất khác nhau. Tuy nhiên trong sự dị biệt và đa dạng đó, ở họ vẫn có những điểm tương đồng, những điểm giống nhau xét về góc độ này hay góc độ khác. Nhiều người trong số họ nhấn mạnh tính độc đáo trong nhân cách mỗi người, nhấn mạnh nhân cách là sự kết hợp độc đáo của các thuộc tính tâm lý bền vững, tương đối ổn định đã trở thành cái điển hình cho cá nhân, nói lên giá trị xã hội và bộ mặt xã hội của người đó; nhấn mạnh nhân cách không chỉ đơn thuần là sinh học cũng không chỉ đơn thuần là xã hội mà nó ẩn chứa cả hai mặt này. Đáng chú ý hơn cả là rất nhiều nhà nghiên cứu cùng có ý tưởng cho rằng trong nhân cách không thể thiếu thành phần thái độ. Nhân cách còn được xác định như là một hệ thống các quan hệ của con người đối với thế giới xung quanh và đối với bản thân mình. Quan hệ của con người đối với thế giới xung quanh được biểu hiện trong nhưng quan điểm, niềm tin của họ, trong thế giới quan, trong thái độ của họ đối với người khác, nhưng chủ yếu nhất là trong hoạt động giao lưu của họ. Nhân cách được hình thành và phát triển nhờ các quan hệ xã hội mà trong đó cá nhân lớn lên. Chính trong q trình đó, các đặc điểm của họ với tư cách là cá tính được thay đổi và trở thành những đặc điểm mang tính đích thực, tính xã hội và đạo đức.
Từ những phân tích trên, trên nền tảng của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử trong triết học Mác, chúng tôi đưa ra
một định nghĩa về nhân cách chung nhất để sử dụng trong luận văn này như sau: “Nhân cách là tổ hợp độc đáo hệ thống thái độ và các thuộc tính tâm lý điển hình của cá nhân, được hình thành và phát triển thông qua hoạt động và giao lưu của người đó trong các mối quan hệ xã hội mà họ gia nhập, tạo nên bộ mặt xã hội và qui định giá trị xã hội của người đó”. Như vậy nhân cách là sự tổng hồ khơng phải các đặc điểm cá thể cuả con người mà là những đặc điểm quy định con người như là một thành viên của xã hội, nói lên bộ mặt tâm lý – xã hội, giá trị cốt cách làm người của mỗi cá nhân.
b. Cấu trúc của nhân cách
Cũng như định nghĩa về nhân cách, có rất nhiều quan điểm khác nhau về cấu trúc của nhân cách, về các thành tố cấu thành nên nó và mối quan hệ giữa các thành tố này làm cho nhân cách trở thành một chỉnh thể trọn vẹn. Không kể những quan điểm sai lầm như quan điểm sinh vật hóa, quan điểm duy tâm hay quan điểm xã hội hóa hay tâm lý hóa một cách giản đơn, thì có thể kể ra một số quan điểm về cấu trúc nhân cách như sau:
- Quan niệm coi nhân cách bao gồm ba lĩnh vực cơ bản là: nhận thức ( bao gồm cả tri thức và năng lực trí tuệ), rung cảm (linh cảm và thái độ) và ý chí ( phẩm chất ý chí, kỹ năng, kỹ xảo, thói quen) - Quan niệm coi nhân cách gồm bốn tiểu cấu trúc : xu hướng ( thế
giới quan, lý tưởng, hứng thú, tâm thế…), kinh nghiệm ( tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thói quen), đặc điểm của các quá trình tâm lý ( các phẩm chất trí tuệ, ý chí, đặc điểm của xúc cảm, tình cảm), các thuộc
tính sinh học quan trọng ( khí chất, giới tính, lứa tuổi, các đặc điểm bệnh lý..)
- Quan niệm nhân cách có nhiều tầng: tầng nổi sang tỏ bao gồm ý thức, tuệ ý thức và ý thức nhóm và tầng “sâu” tối tăm ( bao gồm tiềm thức và vô thức)
- Quan niệm về các mặt đào tạo của nhân cách: đức, trí, thể, mỹ… Ở Việt Nam, quan niệm cấu trúc nhân cách bao gồm hai mặt đức và tài (hay phẩm chất và năng lực) có mối quan hệ thống nhất với nhau được nhiều nhà nghiên cứu chấp nhận.
Dựa trên kết quả nghiên cứu của các nhà tâm lý học đã được chứng minh, trong khuôn khổ đề tài này,cấu trúc của nhân cách được xem xét theo các mặt cụ thể sau đây:
- Mặt đạo đức của nhân cách người cha: + Sự biểu thị thái độ đối với người khác
+ Sự biểu thị thái độ đối với lao động
+ Sự biểu thị đối với bản thân
- Mặt ý chí của nhân cách: ý chí thể hiện năng lực thực hiện những hành động có mục đích địi hỏi phải có sự nỗ lực khắc phục khó khăn. Nó được coi là mặt năng động của ý thức, mặt biểu hiện cụ thể của ý thức trong thực tiễn. Ý chí bao gồm cả mặt năng động của trí tuệ, mặt năng động của tình cảm đạo đức, là hình thức điều khiển điều chỉnh hành vi tích cực nhất của con người. ý chí được thể hiện qua các phẩm chất sau:
+ Tính mục đích: Cho phép con người điều chỉnh hành vi hướng vào mục đích tự giác.
+ Tính độc lập là phẩm chất ý chí cho phép con người quyết định hành động theo những quan điểm riêng của mình.
+ Tính quyết đốn đó là khả năng đưa ra nhưng quyết định kịp thời, rất khoát trên cơ sở tính tốn cân nhắc kỹ càng chắc chắn.
+ Tính kiên cường nói lên cường độ của ý chí cho phép con người có những quyết định đúng đắn kịp thời trong những hồn cảnh khó khăn.
+ Tính dũng cảm khả năng sẵn sang nhanh chóng vươn tới mục đích bất chấp khó khăn nguy hiểm.
+ Tính tự kiềm chế, tự chủ là khả năng và thói quen kiểm tra hành vi làm chủ bản thân, kìm hãm những hành động cho là không cần thiết hoặc có hại trong trường hợp cụ thể.
- Mặt uy quyền của nhân cách người cha:[7-12]
Uy quyền của người cha là một loại uy quyền đặc biệt, nó được hình thành chủ yếu bởi trách nhiệm và tình yêu thương của cha đối với con cái. Uy quyền này được pháp luật thừa nhận và được dư luận đạo đức đồng tình. Nó cịn là một phương tiện cần thiết để người cha cùng với mẹ thực hiện chức năng chăm sóc, dạy dỗ con cái. Uy quyền của người cha thể hiện ở các mặt sau đây:
+ Địa vị xã hội, khả năng làm trụ cột về kinh tế trong gia đình
+ Tình yêu thương con cái, trách nhiệm với gia đình
+ Cách thức ni dạy, chăm sóc và giáo dục con cái phù hợp
+ Kiến thức phong phú, hiểu biết xã hội sâu rộng
+ Ứng xử tốt với mọi người xung quanh
+ Uy tín đối với con cái
+ Uy tín đối với những thành viên trong gia đình
+ Uy tín đối với những người xung quanh