Nhận thức của trẻ vị thành niên phạm pháp về nhân cách người cha

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức về nhân cách người cha của trẻ chưa thành niên phạm pháp trường giáo dưỡng số 2 ninh bình (Trang 76 - 91)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2. Nhận thức của trẻ vị thành niên phạm pháp về nhân cách người cha

thực của mình

Nhận thức của trẻ em phạm pháp về nhân cách người cha không chỉ thể hiện ở quan niệm về người cha nói chung mà quan trọng hơn còn thể hiện ở quan niệm của các em về chính người cha thực, người cha đẻ của mình. Các câu hỏi số 6, 9, 11, 12, 14 trong bảng hỏi dành cho trẻ vị thành niên phạm pháp sẽ tìm hiểu về vấn đề này.

Câu hỏi số 6 trong bảng hỏi đề cập đến những biểu hiện về mặt đạo đức, ý chí và uy quyền ở người cha thực của các học sinh trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình. Đây là câu hỏi có nhiều mức độ lựa chọn nên được phân chia thành 3 mức điểm số đánh giá như sau: hoàn toàn sai – 1 điểm, đúng một phần – 2 điểm và hoàn toàn đúng – 3 điểm. 3 mức độ điểm số đánh giá này được tính tốn chia khoảng như sau:

+ Từ 1,0 đến 1,66 tương đương với mức độ đánh giá “hoàn toàn sai”.

+ Từ 1,67 đến 2,33 tương đương với mức độ đánh giá “đúng một phần”

Bảng 7. Nhận thức về đạo đức ở người bố thực của trẻ vị thành niên phạm pháp

STT Các biểu hiện ĐTB Xếp hạng

1 Bố ln quan tâm đến mọi người trong gia đình 2.88 1 2 Khi đi xa bố luôn nhớ và mua quà cho em và mọi người trong

gia đình 2.49 12

3 Khi có người trong gia đình bị ốm, bố ln là người hỏi han,

chăm sóc 2.69 6

4 Bố em chẳng quan tâm đến ai cả 1.08 26

5 Bố thường quên ngày sinh nhật của em và mọi người trong gia

đình 1.63 19

6 Khi em mắc lỗi, bố dễ tha thứ cho em nếu em hứa sửa chữa

khuyết điểm 2.47 13

7 Khi có người mắc lỗi với bố, bố thường dễ dàng bỏ qua 2.02 18 8 Bố em thường hay nhắc lại lỗi lầm của người khác 1.47 21 9 Bố em thường tham gia các cơng việc chung trong gia đình 2.59 11

10 Bố thường hay nói dối 1.24 24

11 Bố em rất chăm chỉ làm việc 2.62 9

12 Bố thường giúp đỡ mọi người trong gia đình trong cơng việc 2.66 8 13 Bố thường chỉ xem tivi, đọc báo, ngồi chơi 1.56 20 14 Khi làm một việc gì đó, bố ln cố gắng hồn thành tốt cơng

việc 2.82 2

15 Bố luôn chủ động giải quyết các cơng việc lớn trong gia đình 2.76 3

16 Bố rất it khi tự khoe về mình 2.33 16

17 Bố luôn dạy em không được kiêu căng 2.68 7

18 Bố ln tự khoe rằng mình rất giỏi 1.36 23

19 Khi làm điều gì sai, bố ln nhận ra khuyết điểm của mình và

20 Khi đã hứa mà không thực hiện được lời hứa, bố ln áy náy

vì điều đó 2.46 14

21 Khi công việc không thành công, bố luôn đổ lỗi cho người

khác 1.14 25

22 Bố thường nói quá lên về các cơng việc mình làm 1.39 22 23 Bố biết rất rõ về các đặc điểm, thế mạnh của mình 2.36 15 24 Bố ln làm những việc để người khác tơn trọng mình 2.74 5 25 Bố không ngại vất vả hi sinh để dành những điều tốt đẹp nhất

cho con cái 2.75 4

26 Bố hay làm những việc từ thiện 2.26 17

Từ bảng số liệu 7 có thể thấy những biểu hiện về đạo đức ở người bố thực thông qua nhận thức của các em học sinh trường giáo dưỡng về cơ bản là tốt. Điều đó được thể hiện ở việc các hành động thể hiện phẩm chất đạo đức cao quý ở người bố ln có ĐTB ( điểm trung bình) cao, ngược lại, những hành vi thể hiện thái độ tiêu cực với mọi người, cơng việc… ln có ĐTB thấp nhất. Để có một số liệu khái qt, chúng tơi đã tính ĐTB các phương án thể hiện mặt tích cực trong nhân cách người bố (gồm các phương án có STT: 1, 2, 3, 6, 7, 9, 11, 12, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 23, 24, 25, 26). Kết quả ĐTB chung các phương án này là: 2,55. Có thể nói đây là điểm số đánh giá cao mà các em học sinh dành cho người bố thực của mình. Nhận định trên càng tăng thêm phần thuyết phục khi các phương án thể hiện đánh giá tiêu cực về bố có ĐTB chung nằm trong khoảng không đúng: 1,35.

Trong số 26 hành vi biểu hiện thái độ đạo đức của người bố thực của các em học sinh trường giáo dưỡng được đề tài đưa ra, hành vi có ĐTB đánh giá cao nhất là “bố luôn quan tâm đến mọi người trong gia đình” có ĐTB 2,88 xếp vị trí số 1 nằm trong khoảng đánh giá đúng hồn tồn. Trong một gia đình, đạo đức và tình cảm của người cha luôn thể hiện rõ nét nhất ở việc

người cha đó ln dành cho mọi người sự quan tâm, chăm sóc. Cũng chính vì sự quan tâm, tình cảm tích cực của người cha trong gia đình của các em học sinh trường giáo dưỡng có biểu hiện tích cực như trên mà hành vi thể hiện sự thờ ơ, khơng quan tâm đến ai có ĐTB thấp nhất (1,08 xếp ở vị trí 26) và nằm trong khoảng đánh giá hoàn toàn sai.

Tương ứng với hai nội dung thể hiện tình cảm của người cha với các thành viên trong gia đình và mọi người xung quanh có ĐTB nằm ở hai vị trí cao nhất và thấp nhất như đã nói ở trên thì thái độ ở người cha thực của các em học sinh trường giáo dưỡng với cơng việc nằm ở vị trí số 2 ở cả hai cực đánh giá tích cực và tiêu cực. Cụ thể là “khi làm một việc gì đó, bố ln cố gắng hồn thành tốt cơng việc” có ĐTB là 2,82 xếp vị trí số 2, nằm trong khoảng đánh giá hồn tồn đúng và “khi cơng việc khơng thành công, bố luôn đổ lỗi cho người khác” có ĐTB là 1,14 xếp vị trí 25 nằm trong khoảng đánh giá hồn toàn sai. Số liệu thu được từ kết quả nghiên cứu thực tế đó chỉ ra người bố thực của các em học sinh trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình bên cạnh việc có thái độ tích cực, quan tâm đến mọi người trong gia đình cịn là người có thái độ tích cực với lao động, cơng việc. Nhận định đó càng có cơ sở hơn khi các nội dung có ĐTB đánh giá cao xếp các vị trí 3, 4, 5 đều cho thấy các phẩm chất đạo đức của người cha trong gia đình như là người chủ động giải quyết các cơng việc lớn, khơng ngại khó khăn vất vả, hi sinh vì con cái…

Với cách xử lý câu hỏi số 6 như đã được đề cập ở trên, đề tài tiếp tục tìm hiểu nhận thức của học sinh trường Giáo dưỡng số 02 Ninh Bình về ý chí ở người cha thực của các em.

Bảng 8. Nhận thức về ý chí ở người bố thực của trẻ vị thành niên phạm pháp

STT Các biểu hiện ý chí của người cha ĐTB Xếp

hạng

1 Bố thường đề ra những kế hoạch cụ thể 2.34 8

2 Bố thường nhắc em khi làm việc gì cũng có mục đích cụ thể 2.68 1 3 Khi có người khuyên bố em thay đổi quyết định, bố em nghe theo

ngay 1.62 10

4 Khi giải quyết mọi việc, bố em thường dò hỏi ý kiến mọi người rồi

mới quyết định 2.40 6

5 Không ai thay đổi được ý kiến bố em 1.93 9

6 Khi gặp những tình huống khó khăn, bố em ln đưa ra được cách

giải quyết phù hợp nhất 2.47 5

7 Bố thường không tự quyết định được vấn đề gì cả 1.33 12 8 Khi làm cơng việc gì bố em ln cố gắng hồn thành đến cùng 2.63 3 9 Bố thường khơng quyết định được vấn đề gì cả 1.24 14 10 Đang thực hiên cơng việc mà gặp khó khăn, bố thường bỏ dở khơng

làm tiếp 1.32 13

11 Bố rất nóng nảy và hay xung đột với mọi người 1.38 11 12 Khi có mâu thuẫn với người khác, bố ln bình tĩnh để tìm cách giải

quyết 2.53 4

13 Bố thường quyết tâm đạt được điều mình muốn đến cùng cho dù điều

đó có hại cho người khác 1.23 15

14 Bố thường tự kiểm tra lại hành vi của mình xem đúng hay sai 2.35 7

15 Bố dũng cảm đương đầu với khó khăn 2.65 2

Từ bảng số liệu 8 có thể thấy các nội dung thể hiện những phẩm chất ý chí của người bố thực đều nằm trong nhóm có ĐTB cao, trong khi đó những

phẩm chất tiêu cực, thiếu ý chí đều có điểm số đánh giá thấp. Để có sự đánh giá khách quan và khái quát về các phẩm chất ý chí của người bố thực, đề tài tiến hành tính ĐTB chung của các phương án có STT:1, 2, 6, 8, 12, 14, 15. Đây là các nội dung thể hiện rõ nét các phẩm chất ý chí trong nhân cách người cha. Kết quả ĐTB chung các phương án này là: 2,52.

Xếp ở vị trí số 1 là nội dung thể hiện tính mục đích trong cơng việc của người bố là “Bố thường nhắc em khi làm gì cũng có mục đích cụ thể” với ĐTB đạt 2,68. Đây là mức điểm nằm trong khoảng đánh giá “hoàn toàn đúng” như đã được đề cập ở trên. Tính mục đích cho phép con người điều chỉnh hành vi hướng vào mục đích tự giác. Đây là một trong những phẩm chất hàng đầu trong các phẩm chất ý chí của con người và trong nhận thức của các em học sinh trường giáo dưỡng, người bố của các em cũng có phẩm chất này một cách rõ nét nhất. Phần phân tích nhận thức của học sinh trường giáo dưỡng về nhân cách người cha nói chung đã cho thấy trong các mặt biểu hiện ý chí của người cha, cách hiểu ý chí của người cha thể hiện ở tính mục đích có câu trả lời chiếm tỷ lệ cao nhất. Sự tương đồng đó cho thấy được mối liên hệ giữa những phẩm chất, cách thức nuôi dạy, giáo dục con cái với việc hình thành nhận thức về nhân cách người cho nói chung ở các em học sinh trường giáo dưỡng.

Trong nhận thức của các em học sinh trường giáo dưỡng, ý chí của người cha của các em khơng chỉ thể hiện ở tính mục đích mà cịn thể hiện ở các phẩm chất khác của ý chí như tính dũng cảm, tính kiên cường, tính tự chủ… với các vị trí xếp hạng cao. Trong khi đó, các nội dung thể hiện người cha của các em là người thiếu thiếu ý chí đều có điểm số đánh giá rất thấp. Cụ thể như “bố thường quyết tâm đạt điều mình muốn đến cùng cho dù điều đó có hại cho người khác” có ĐTB là 1,23 xếp vị trí số 15; “bố thường không

quyết định được vấn đề gì cả” – ĐTB 1,24 vị trí 14; “đang thực hiện công việc mà gặp khó khăn, bố thường bỏ dở” - ĐTB 1,32 vị trí 13…Kết quả nghiên cứu được phân tích ở cả hai góc độ những phẩm chất có ĐTB cao nhất và những phẩm chất có ĐTB thấp nhất cho thấy được trong nhận thức của các em học sinh trường giáo dưỡng người bố của các em là người có ý chí, luốn biết cách kiềm chế, biết đương đầu và vượt qua khó khăn trở ngại. Tuy nhiên, để có thể nhìn nhận đầy đủ nhận thức của các em học sinh trường giáo dưỡng về nhân cách người cha thực, cần tiếp tục tìm hiểu ở mặt uy quyền ở người cha thực của các em.

Bảng 9. Nhận thức về uy quyền ở người bố thực của trẻ vị thành niên

phạm pháp

ĐTB Các biểu hiện uy quyền ở người cha thực ĐTB Xếp hạng 1 Bố em là người được kính nể do có địa vị xã hội 1.84 17 2 Bố em có nghề nghiệp được xã hội coi trọng 2.08 13 3 Bố em là người chủ kinh tế gia đình 2.43 6 4 Bố có khả năng giải quyết ổn thỏa mọi vướng mắc trong

gia đình 2.54 5

5 Bố thường giúp các thành viên khác trong gia đình cảm thấy cảm thấy khơng phải lo lắng điều gì xảy ra khi có mặt bố

2.37

8

6 Ln quan tâm đến con cái, để con cái được độc lập suy nghĩ và quyết định, bố đóng vai trị là người định hướng hỗ trợ

2.42

7

7 Không ngại vất vả hinh sinh để dành những điều tốt đẹp

nhất cho con cái 2.72 1

8 Dù cách xa nhưng không quên liên lạc với con 2.63 4 9 Thường áp đặt ý kiến đối với con cái 1.61 18

10 Thường trừng phạt con khi con làm sai 2.02 15 11 Ứng xử bình đẳng giữa con trai và con gái 2.68 3

12 Luôn lắng nghe con cái 2.33 9

13 Là người hiểu biết sâu rộng các vấn đề xã hội 2.27 10 14 Trả lời được hầu hết các thắc mắc của các em 2.24 11

15 Có trình độ học vấn cao 2.07 14

16 Không ngừng trau dồi sự hiểu biết cho bản thân 2.18 12 17 Luôn động viên thăm hỏi người xung quanh khi họ có

chuyện buồn 2.69 2

18 Khi có chuyện rắc rối mọi người thường tìm đến bố 1.98 16

19 Nghiêm khắc và khó gần 1.47 19

Bảng số liệu 9 thể hiện nhận thức của học sinh trường giáo dưỡng về uy quyền ở người cha thực của các em cho thấy người cha của các em không tạo nên uy quyền của mình với con cái bằng sự áp đặt, khó gần, địa vị cao trong xã hội hay trình độ học vấn cao… Điều tạo nên uy quyền ở người cha của các em chính là trách nhiệm và tình u thương của người cha dành cho con cái. ĐTB chung của các phương án thể hiện tình u thương, sự chăm sóc người cha dành cho con cái (gồm các phương án có STT: 3, 4, 5, 6, 7, 8, 11, 12, 17)

là: 2,53. Đây là điểm số thể hiện sự đánh giá tích cực của các em học

sinh trường giáo dưỡng dành cho mặt uy quyền ở người bố thực của mình.

“Khơng ngại vất vả hinh sinh để dành những điều tốt đẹp nhất cho con cái” là yếu tố được các em nhận thức rõ nhất ở người cha của mình với ĐTB

là 2,72. Nếu như trong phần nhận thức về uy quyền của người cha nói chung, các em cho rằng uy quyền của người cha thể hiện ở trụ cột kinh tế hay địa vị xã hội thì ở đây, người bố thực của các em lại là người dành những gì tốt đẹp

nhất cho con cái. Điều đó cho thấy các em luôn nhận được sự chăm sóc và tình yêu thương từ người cha của mình. Nhận định trên càng được chứng minh rõ nét hơn khi các hành động thể hiện sự quan tâm của người cha với con cái như dù đi xa nhưng bố không quên liên lạc với các em, bố ứng xử bình đẳng giữa con trai và con gái, ln quan tâm đến con cái và để các em độc lập suy nghĩ rồi tự đưa ra quyết định, bố chỉ là người hỗ trợ, định hướng…đều có ĐTB cao nằm trong khoảng “hồn toàn đúng”.

Ngoài các nội dung được đề cập ở trên, một số biểu hiện khác ở người bố thể hiện là người trụ cột trong gia đình cả từ góc độ kinh tế cũng như tình

cảm đối với con cái là “bố là trụ cột kinh tế trong gia đình” và “Bố thường

giúp các thành viên khác trong gia đình cảm thấy cảm thấy khơng phải lo lắng điều gì xảy ra khi có mặt bố” đều có ĐTB nằm trong khoảng hồn tồn

đúng và xếp ở các vị trí cao. Điều đó một lần nữa cho thấy được vai trị, vị trí quan trọng của người bố khơng chỉ với con cái mà cịn với gia đình của các em. Đó cũng chính là cơ sở vững chắc để người bố có thể thể hiện được tốt nhất vai trị là người chăm sóc và giáo dục con cái trong gia đình.

Tóm lại, từ việc tìm hiểu nhận thức của các em học sinh Trường Giáo dưỡng số 02 Ninh Bình về nhân cách người cha thực của các em ở các khía cạnh đạo đức, ý chí và uy quyền có thể thấy người bố thực của các em là những người có nhân cách tốt. Điều đó khơng chỉ thể hiện ở việc người bố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức về nhân cách người cha của trẻ chưa thành niên phạm pháp trường giáo dưỡng số 2 ninh bình (Trang 76 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)