CHƯƠNG 8 TÁC PHẨM TỰ SỰ
8.1. Khái quát về tác phẩm tự sự
8.1.2. Đặc điểm của tác phẩm tự sự
a. Nhân vật tự sự
Nhân vật tự sự là loại nhân vật được miêu tả gắn liền với những chiều kích khơng gian và thời gian rộng lớn khơng có giới hạn. Do vậy, nó cũng là loại nhân vật được khắc họa đầy đủ, tỉ mỉ và nhiều mặt hơn hẳn so với nhân vật trữ tình và nhân vật kịch. Nhân vật tự sự hiện lên sinh động cả ở phương diện bên ngoài lẫn bên trong (ngoại hình, tâm lí, tính cách, tâm hồn, tình cảm, ý thức và vơ thức, q khứ, hiện tại, tương lai...).
Nhân vật tự sự thường chịu sự tác động mạnh mẽ của mơi trường và hồn cảnh. Mọi hoạt động và số phận của nó là sản phẩm được tạo ra bởi các yếu tố môi trường, hồn cảnh bao quanh nó. Trong tác phẩm tự sự, mơi trường, hồn cảnh là đối tượng được miêu tả cụ thể và chi tiết hơn so với TP trữ tình và TP kịch.
Về mặt số lượng, nhân vật tự sự cũng tỏ ra áp đảo so với nhân vật trữ tình và nhân vật kịch. Phương thức tự sự cho phép nhà văn có thể sáng tạo một thế giới nhân vật đông đúc nhằm đáp ứng việc biểu hiện đời sống trong tính đa dạng và phức tạp nhất của nó.
b. Hệ thống chi tiết nghệ thuật và lời văn nghệ thuật
Cùng với hệ thống sự kiện và nhân vật, hệ thống chi tiết nghệ thuật trong tác
phẩm tự sự cũng phong phú hơn nhiều so với tác phẩm kịch và trữ tình. Đó là các chi
tiết chân dung, phong cảnh, tâm lí, sinh lí, phong tục, lịch sử, lao động sản xuất… Trong tác phẩm tự sự, thành phần miêu tả, thuyết minh ln rất phong phú và giàu chất tạo hình, có khả năng cung cấp những bức tranh sinh động về đời sống vừa giàu khả năng lí giải tường tận.
Lời văn của tác phẩm tự sự luôn hướng người đọc ra thế giới đối tượng chứ không hướng sự chú ý của họ vào cảm xúc như trong tác phẩm trữ tình và vào ý định của người nói như trong tác phẩm kịch. Các thành phần lời văn trong tác phẩm tự sự cũng có chỗ khác so với tác phẩm trữ tình và kịch. Có lời tác giả, lời nhân vật và lời nửa trực tiếp.
c. Nghệ thuật kể chuyện
* Người kể chuyện (người trần thuật)
Tác phẩm tự sự phản ánh đời sống trong tính khách quan nên trần thuật được xem là yếu tố đóng vai trị tổ chức thế giới nghệ thuật của nó. Tác phẩm tự sự khơng bao giờ vắng bóng người trần thuật. “Đó là một người do nhà văn tạo ra để thay mình thực hiện hành vi trần thuật”. Trong các sáng tác văn học cụ thể, người kể chuyện có thể thực hiện hành vi trần thuật của mình ở ngơi thứ nhất, ngơi thứ hai hoặc ngôi thứ ba. Điều này phụ thuộc vào dụng ý nghệ thuật của mỗi nghệ sĩ. Như vậy, người trần thuật đảm nhiệm một vai trò quan trọng đặc biệt trong tác phẩm tự sự. Nhấn mạnh vai trò của nhân tố này, T. Todorop cho rằng: “Người kể chuyện là một nhân tố chủ động trong việc kiến tạo thế giới hư cấu. Chính người kể chuyện là hiện thân của những khuynh hướng mang tính xét đốn và đánh giá”.
Như đã nói, người kể chuyện trong trong tác phẩm tự sự có thể thực hiện hành vi kể ở ngơi thứ nhất, ngôi thứ hai hoặc ngôi thứ ba. Song, trên thực tế, hình thức trần thuật được các nhà văn sử dụng phổ biến hơn cả là ngôi thứ nhất và thứ ba.
So sánh hình thức kể chuyện ngơi thứ nhất và ngơi thứ ba:
Hình thức kể ngơi thứ nhất (nhân vật kể chuyện): người kể chuyện lộ diện, là một nhân vật trong tác phẩm có cuộc đời, số phận gắn bó chặt chẽ với các nhân vật khác, có khi cịn là nhân vật chính trong tác phẩm. Do là một nhân vật trong tác phẩm, kể lại những điều mắt thấy tai nghe nên người kể chuyện xuất hiện ở ngôi thứ nhất, xưng “tôi” khiến nội dung câu chuyện được kể ra có vẻ chân thực, thấm thía hơn đối với người đọc. Ở hình thức người kể chuyện ngôi thứ ba, người trần thuật không lộ diện trong tác phẩm, đóng vai trị là người dẫn dắt, kể ra các sự kiện tình tiết trong tác phẩm bằng khả năng bao quát hiện thực rộng lớn của mình. Người kể chuyện ở đây dường như “biết mọi thứ cần biết về nhân vật, sự kiện, hoàn toàn tự do di chuyển theo ý muốn trong thời gian và không gian, chuyển dời từ nhân vật này đến nhân vật khác, kể lại (hoặc giấu giếm) những gì anh ta chọn về ngơn ngữ hay hành động của họ, anh ta cũng có đặc quyền xâm nhập vào ý nghĩ, tình cảm và động cơ của nhân vật cũng như đối với ngôn ngữ và hành động công khai của anh ta”. Lựa chọn hình thức kể này, nhà văn có điều kiện tạt ngang, bàn luận, trữ tình ngoại đề, bày tỏ ý kiến, được tự do hư cấu và sáng tạo…
Ở hình thức nhân vật kể chuyện (kể từ ngôi thứ nhất), người kể chỉ là một nhân vật trong tác phẩm, một cá nhân với sự hiểu biết và giới hạn của nó nên sự đánh giá của người kể chuyện chỉ là một quan điểm trong nhiều quan điểm khác. Đây là hình thức kể mang tính dân chủ cao, nó địi hỏi bạn đọc phải đồng hành với tác giả trong tiếp nhận tác phẩm, nghĩa là phải phát huy cao độ tinh thần sáng tạo để tiếp nhận tác phẩm. Trong khi đó, với hình thức người kể chuyện ngơi thứ 3, người kể tuy giấu mặt nhưng lại là người “biết tuốt”, “biết hết” như một “thượng đế tồn thơng” nên nó tạo ra cho chủ thể kể một vị trí có thể bao qt hiện thực trong tính rộng lớn, phong phú và phức tạp nhất.
Nếu hình thức kể chuyện ngôi thứ ba chỉ tạo ra được một cái nhìn nghệ thuật ở phía người kể thì hình thức kể chuyện ngơi thứ nhất lại có khả năng tạo ra được nhiều
cái nhìn nghệ thuật, tạo nên sức hấp dẫn riêng của nó. Khi chủ thể trần thuật trong mỗi tác phẩm là những con người xã hội cụ thể, cá biệt thì đương nhiên câu chuyện mà họ kể ra sẽ được cảm nhận, lí giải bằng những cái nhìn khơng giống nhau. Chính điều đó đã làm nên thế mạnh riêng của lối trần thuật này. Chẳng hạn, các truyện ngắn của Márquez như: Ai đó làm rối những bơng hồng do hồn ma của một cậu bé kể; còn câu chuyện Những bóng ma tháng Tám lại do một người đàn ông kể lại khi ông ta cùng vợ và các con đến tham quan một lâu đài cổ và rơi vào một tình trạng hoảng loạn bởi ở đó có ma. Tác phẩm Ơng bạn Mutit của tôi mang dáng dấp tự truyện, người kể chuyện trong đây chính là tác giả. Ơng kể về tình bạn thân thiết giữa mình với nhà văn Mutit và những đức tính cao quý của người bạn đáng kính này... Với mỗi dạng chủ thể kể như thế, tác phẩm của G. G. Márquez đã đưa đến cho người đọc những nội dung đời sống thú vị. Mỗi người kể là mỗi câu chuyện khác nhau thể hiện những cái nhìn, thái độ và tình cảm của chủ thể đối với hiện thực theo một cách riêng.
Như vậy, qua sự so sánh ở trên có thể khẳng định rằng, mỗi hình thức kể chuyện đều có ưu điểm và hạn chế nhất định. Điều này cũng đồng nghĩa, mỗi hình thức trần thuật sẽ có sự hấp dẫn và thú vị riêngcủa nó. Do vậy, nhà văn cũng như bạn đọc khơng nên tuyệt đối hóa vai trị, sức mạnh của bất cứ phương thức kể chuyện nào mà quan trọng nhất là vấn đề nhận thức và khai thác tốt nhất các ưu thế của mỗi hình thức kể chuyện này mà thơi.
* Điểm nhìn trần thuật
Người kể chuyện trong tác phẩm tự sự ln gắn liền với những điểm nhìn trần thuật nhất định. Điểm nhìn trần thuật là vị trí mà người kể dựa vào để quan sát, cảm nhận, kể lại và đánh giá các nhân vật, các hiện tượng trong tác phẩm. Có nhiều loại điểm nhìn khác nhau:
Điểm nhìn bên ngồi: kể và miêu tả sự vật từ phía bên ngồi nhân vật, những điều nhân vật không hay biết.
Điểm nhìn bên trong: kể xuyên qua cảm nhận của nhân vật. Điểm nhìn khơng gian: nhìn xa hoặc nhìn cận cảnh.
Điểm nhìn thời gian: nhìn từ thời điểm hiện tại hay nhìn lại quá khứ. Điểm nhìn di động: chuyển từ đối tượng này sang đối tượng khác.
Điểm nhìn tâm lí: kể theo trạng thái tâm lí tuổi tác (già hay trẻ), non nớt hay từng trải, tâm lí giới tính (nam hay nữ)...
Điểm nhìn tư tưởng và ý thức hệ: điểm nhìn chịu sự chi phối của hệ tư tưởng nào.
Một điều cần lưu ý là, điểm nhìn trần thuật thường gắn bó với ngơi kể nhưng rộng hơn ngơi kể. Ví dụ, truyện có thể được kể ở ngôi thứ ba nhưng lại kết hợp với điểm nhìn của nhân vật trong câu thơ sau của Truyện Kiều (Nguyễn Du): Người lên ngựa, kẻ chia bào/ Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san. Ở đây, cuộc tiễn đưa
giữa Thúy Kiều với Thúc Sinh được kể từ điểm nhìn bên ngồi gắn với ngơi thứ ba nhưng đồng thời chen lẫn với điểm nhìn của cả hai nhân vật.