NHÂN VẬT VĂNHỌC

Một phần của tài liệu Tác phẩm và thể loại văn học (Trang 71 - 130)

Đọc bất cứ văn bản văn học nào, trước hết người đọc đều bắt gặp những con người được miêu tả, trần thuật cụ thể. Đó chính là những nhân vật văn học. Vậy, nhân vật văn học là gì, nó được thể hiện như thế nào trong tác phẩm... Chương này sẽ đi vào giải đáp những câu hỏi đó.

5.1.1. Cách gọi tên và các quan niệm về nhân vật

5.1.1.1. Cách gọi tên

Ngay tên gọi nhân vật cũng được định danh khác nhau trong lịch sử văn học. Nhân vật là thuật ngữ bắt nguồn từ tiếng Latinh “Persona”: Cái mặt nạ (dùng để đeo vào mặt diễn viên khi biểu diễn) về sau được gọi là nhân vật. Nhân vật cịn được gọi là “tính cách” hoặc “vai hành động” (Pospêlov). Tuy nhiên thuật ngữ “nhân vật” được sử dụng nhiều hơn vì: “Tính cách”: dùng để chỉ khách thể của nhận thức nghệ thuật, tức là sự thể hiện trong con người cá nhân những thuộc tính chung, bản chất, do xã hội quy định của một loạt người. Còn “Vai hành động”: dùng để chỉ cá nhân được nhà văn hư cấu ra chủ yếu qua hành động.

5.1.1.2. Quan niệm về nhân vật

Có rất nhiều quan điểm khác nhau về nhân vật. Mỗi quan niệm lại có những ý kiến khác nhau. Có thể trích dẫn Quan niệm của Giáo trình ĐHSP Hà Nội: Nhân vật văn học là con người được miêu tả trong văn học bằng phương tiện văn học.

Lưu ý: Con người ở đây là miêu tả trong văn học bằng phương tiện văn học. Vì vậy nhân vật có thể là con người trực tiếp xuất hiện hoặc cũng có thể là đồ vật, lồi vật được nhân cách hóa mang bóng dáng con người: Đồ vật: chị chổi, bác nồi đồng trong “Cái tết của chú mèo con”, bông hoa trong thơ Bác... Loài vật: Dế Mèn, dế Trũi, dế Choắt, chị Cốc (“Cái tết của chú mèo con”), kiến, ve sầu (“Con kiến và con ve sầu”), con cáo (“Con cáo và chùm nho”)... Nhân vật còn được hiểu là các hiện tượng về con người hoặc liên quan đến con người: nhân dân là nhân vật chính của “Chiến tranh và hồ bình” (L.Tơnxtơi) thời gian là nhân vật chính trong sáng tác của Sêkhov.

5.1.2. Nhân vật là một khái niệm ước lệ

Nhân vật văn học mang tính ước lệ. Nói về điều này, Béc tơn Brếch từng khẳng định: “Các nhân vật của tác phẩm nghệ thuật không phải giản đơn là những bản dập của những con người sống mà là những hình tượng được khắc họa phù hợp với ý đồ tư tưởng của tác giả”.

Nhân vật trong văn học là một khái niệm mang tính ước lệ, nghĩa là nó khơng phải là sự sao chụp đầy đủ mọi chi tiết, biểu hiện của nó ở ngồi đời mà chỉ là sự thể hiện qua những đặc điểm điển hình về tiểu sử, nghề nghiệp, tính cách, ...

Ví dụ: Thạch Sanh xuất hiện với xuất thân nghèo, kiếm sống bằng nghề hái củi, tính cách: thật thà, chăm chỉ, tốt bụng, dũng cảm…Tấm xuất hiện qua hoàn cảnh mồ cơi, phải ở với mẹ con dì ghẻ, bị áp bức, Tấm đã đứng lên đấu tranh...

Nhân vật hiện lên qua những dấu hiệu, những đặc điểm giúp người đọc hình dung về nó rõ nét. Dấu hiệu đó rất phong phú: Tên: Chí Phèo, Thị Nở, Tự Lãng, Tấm, Nguyệt, Út Tịch... Dấu hiệu về tiểu sử, nghề nghiệp, đặc điểm: chàng mồ côi, hai anh em sinh đội, chú lính, ơng quan huyện, chàng ngốc, người q tộc, bác nông dân, anh lái xe... Các dấu hiệu, đặc điểm thường đúc kết thành các công thức giới thiệu nhân vật. Bởi vậy, mỗi nhân vật xuất hiện bằng những dấu hiệu khác nhau, không nhân vật nào giống nhân vật nào. Chí Phèo xuất hiện khác với Thị Nở, cũng không giống Bá Kiến, Thuý Kiều xuất hiện khác Thuý Vân, Vương Quan, cũng không giống Hoạn Thư...

5.1.3. Nhân vật văn học với nhân vật các nghệ thuật tạo hình

Nhân vật văn học khác với nhân vật của các nghệ thuật tạo hình. Nếu nhân vật trong hội hoạ, điêu khắc, kiến trúc hiện lên trực tiếp bằng các đường nét, màu sắc, mảng khối... tác động trực tiếp vào thị giác của người thưởng thức thì nhân vật trong văn học không hiện ra một cách trực tiếp hữu hình mà phải qua một q trình thơng qua sự hình dung của bạn đọc.

Do chất liệu ngôn từ vốn không phải là những vật chất vật thể mà là những kí hiệu nên khi đọc tác phẩm người đọc phải “giải mã” các kí hiệu mới nắm bắt được hình tượng.

Nhân vật trong nghệ thuật tạo hình thường được tái hiện đầy đủ về mặt ngoại hình: từ mặt, mắt, mũi, tai, mặt trước, mặt sau... trong khi đó, nhân vật văn chương chỉ được tái hiện về mặt nào đó tuỳ theo dụng ý nghệ thuật của tác giả.

Tuy nhiên, hình tượng văn học được tái hiện đầy đủ và trọn vẹn hơn nhiều so với hình tượng của nghệ thuật tạo hình. Nếu các hình tượng tạo hình là các hình tượng câm lặng, các bản nhạc dừng lại ở những giai điệu, tiết tấu thì hình tượng con người trong văn học là những con người mang lời nói, tư duy, tình cảm rõ rệt.

Ví dụ: Bá Kiến trong “Chí Phèo” (Nam Cao) hiện lên sống động với một quá trình tư duy độc đáo. Hắn ghen tng nhưng lại dung thủ đoạn đẩy Chí vào tù. Khi Chí đến trả thù thì biến Chí thành tay sai đi tác oai tác quái dân làng. Bá Kiến luôn suy tư về cách thức, biện pháp để cai trị dân làng, phương châm được ông ta tâm đắc là “dùng thằng đầu bò để trị những thằng đầu bị”, “mềm nắn, rắn bng”, “trị không được thì dùng”... Những dịng độc thoại này khiến nhân vật hiện lên với chiều sâu và sống động, điều mà các nhân vật tạo hình rất khó để sánh được.

Do được tái hiện trọn vẹn, đầy đủ nên nhân vật văn học có khả năng tác động tổng hợp vào tất cả các giác quan của người đọc còn nhân vật của các loại nghệ thuật khác chỉ tác động vào một hoặc vài giác quan người thưởng thức. Nhân vật tạo hình có khả năng tác động vào thị giác, nhân vật trong phim nghệ thuật tác động đến nhiều giác quan hơn như thính giác, thị giác cịn nhân vật văn học có khả năng tác động vào mọi giác quan của con người. Chính sự khác nhau trên đã khiến cho nhân vật văn học hiện lên rõ ràng, cụ thể sắc nét, sống động như có thật ở ngồi đời. Điều đó có nghĩa là nó hiện lên khơng chỉ ở bề ngồi mà cả ở tính cách, chiều sâu tâm hồn, khơng chỉ ở một mà ở nhiều thời điểm.

5.2. Loại hình nhân vật văn học

Thế giới nhân vật văn học rất phong phú và đa dạng vì vậy để nhận thức đúng về nhân vật, cần phân loại để dễ nhận diện.

5.2.1. Nhân vật chính diện và nhân vật phản diện

5.2.1.1. Tiêu chí phân loại

Dựa vào tính cách của nhân vật và lý tưởng xã hội - thẩm mĩ của tác giả.

5.2.1.2. Đặc điểm

a. Nhân vật chính diện

Nhân vật chính diện là nhân vật có nội dung tư tưởng phù hợp với lý tưởng của tác giả, của thời đại. Đây thường là những nhân vật được tác giả đề cao, khẳng định. Ví dụ: Prơmêtê trong “Prơmêtê bị xiềng” (Etsyl) được tái hiện với sự hiên ngang, bất khuất, bất chấp sự trừng phạt của Dớt, bị xiềng vào trụ đá và ban ngày có diều hâu đến ăn gan nhưng thần Prômêtê không hề khuất phục, vẫn một mực yêu quý và cứu giúp loài người.

Khi nhân vật chính diện có ý nghĩa mẫu mực cao độ cho lối sống của một tầng lớp, một giai cấp, một dân tộc thì nó được gọi là nhân vật lí tưởng.

Ví dụ: Nhân vật Hamlét mang lý tưởng của Shackespeare, đó là đại diện cho lực lượng tiên tiến, tiến bộ đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác. Từ Hải mang lý tưởng về người anh hùng đấu tranh cho tự do, công lý của con người.

b. Nhân vật phản diện

Nhân vật phản diện là nhân vật có bản chất xấu xa, trái với đạo lí và lý tưởng của tác giả và thời đại, đối lập về tính cách với nhân vật chính diện, là nhân vật đáng bị lên án và phủ định.

Ví dụ: Mẹ con Cám (Tấm Cám) là nhân vật phản diện với những nét tính cách xấu xa rất nổi bật. Cám lười biếng, lừa lọc, mụ dì ghẻ độc ác, giả dối, lừa lọc. Nhân vật Clôđiút (“Hamlét”) cũng đại diện cho cái xấu xa bỉ ổi: giết anh trai cướp ngai vàng, gian díu với chị dâu, tìm mọi âm mưu thủ đoạn để giết cháu ruột nhằm giữ ngai vàng.

Chú ý: Sự phân chia nhân vật chính diện và nhân vật phản diện gắn liền với

những mâu thuẫn đối kháng trong đời sống xã hội, hình thành trên cơ sở đối lập giai cấp và quan điểm tư tưởng.

Nhân vật chính diện và phản diện là những phạm trù mang tính lịch sử. Nhân vật chính diện mang lí tưởng, quan điểm tư tưởng đạo đức tốt đẹp của tác giả và của thời đại. Đó là người mà tác phẩm khẳng định và ngợi ca mang phẩm chất tốt đẹp của con người một thời.

Ví dụ: Prơmêtê: dũng cảm dám chống lại Dớt, Ơđíp (“Ơđíp làm vua” Xơphơclơ) bằng mọi giá tìm cho ra thủ phạm và dũng cảm tự trừng phạt. Điều này thể hiện tinh thần công dân, dân chủ cổ đại. Hamlet, Ơtenlơ, Rơm, Juiliet trong các vở

kịch của Shakespcare: lí tưởng nhân văn của thời Phục hưng. Jăngvanjang, Quadimơđơ... mang lí tưởng của chủ nghĩa lãng mạn. Chị Dậu, Anh Pha... đại diện cho lí tưởng, quan điểm của thời đại. Đó là những người nơng dân có phẩm chất tốt đẹp, đứng lên phản kháng lại ách áp bức của bọn thống trị. Cụ Mết, Tnú, dân làng XôMan đối lập với bọn Mỹ, Nguỵ, thằng Dục..

Nhân vật chính diện mang lí tưởng thời đại anh dũng đứng lên chống lại bọn phản diện: độc ác, tàn nhẫn, xấu xa. Là một hiện tượng lịch sử, nhân vật chính diện cũng có hình thái lịch sử của nó. Văn chương cổ đại, trung đại, cổ điển chủ nghĩa, văn chương lãng mạn, khai sáng... nhân vật chính diện đều là nhân vật lí tưởng hoặc ít nhiều đều mang tính lí tưởng. Ở đây, nhân vật chính diện và nhân vật phản diện được phân biệt rạch rịi mang tính chất quy phạm đơn giản một chiều (hoàn toàn tốt hoặc hoàn tồn xấu). Do tính chất đơn giản, xi chiều này, nhân vật nhiều khi được lí tưởng hố đều mang tính chất quy phạm và không tránh khỏi sự đơn giản một chiều. Đến văn chương hiện thực chủ nghĩa do tôn trọng những mặt bản chất là quy luật khách quan của đời sống nên những phẩm chất của nhân vật là kết quả của việc nhà văn khái quát cuộc sống chứ không phải do nhà văn mơ ước tưởng tượng ra. Nhân vật chính diện và phản diện đã được giải phóng khỏi quan niệm lý tưởng hố, nó khơng cịn đơn giản là thiện ác, xấu tốt một chiều mà đã có sự pha trộn ở tỉ lệ nào đó. Nhân vật chính diện và nhân vật phản diện gắn với đặc điểm về thể loại, cảm hứng tác phẩm. Thông thường, các tác phẩm sử thi tụng ca, bi kịch luôn viết để đề cao nhân vật chính diện.

Ví dụ: “Đam San”: ca ngợi tài trí và lịng dũng cảm của người anh hùng Đam San “Hamlet” ca ngợi hoàng tử Hamlet đã dám đứng lên đại diện cho lực lượng tiến bộ chống lại cái ác. “Prômêtê bị xiềng” (Etsyl) ca ngợi Prômêtê vĩ đại đấu tranh chống lại thần quyền.

Các tác phẩm hài kịch thường viết về những người có khuyết tật về tinh thần để đả kích phê phán. Chẳng hạn, “Lão hà tiện” (Mơlie) phê phán thói keo kiệt bủn xỉn của Acpagong, “Trưởng giả học làm sang” phê phán thói đua địi, trọc phú của ông Giuốc đanh.

5.2.2. Nhân vật chính, nhân vật trung tâm, nhân vật phụ

5.2.2.1. Tiêu chí phân chia

Dựa vào vai trị của nhân vật đối với nội dung và hình thức tác phẩm.

5.2.2.2. Đặc điểm

a. Nhân vật chính

Nhân vật chính là nhân vật được dùng để thể hiện đề tài, chủ đề, tư tưởng của tác phẩm. Nó xuất hiện trong hầu khắp các tình huống đóng vai trị chủ chốt trong cốt truyện hoặc tuyến cốt truyện, thường tham dự các sự kiện chủ yếu trong tác phẩm đặc biệt là những xung đột cơ bản. Nó thường được khắc hoạ đầy đủ hơn nhân vật phụ:

Ví dụ: Chí Phèo, Bá Kiến (“Chí Phèo” Nam Cao). Chí Phèo và Bá Kiến đều được coi là những nhân vật chính trong tác phẩm. Chí Phèo được sử dụng để thể hiện

đề tài người nơng dân, Chí Phèo đóng vai trị chủ chốt trong cốt truyện, mọi diễn biến của câu chuyện đều xoay quanh cuộc đời của Chí. Khi Chí chết cũng là lúc câu chuyện khép lại. Bá Kiến cũng xuất hiện nhiều trong tác phẩm. Nhân vật này thể hiện được đặc điểm của bọn cường hào địa chủ trong xã hội phong kiến. Nhân vật Bá Kiến cũng xuất hiện trong các mâu thuẫn chủ chốt với Chí Phèo và là cơ sở để thúc đẩy câu chuyện phát triển.

Một tác phẩm có thể có một nhân vật chính nhưng cũng có tác phẩm có nhiều nhân vật chính. Tác phẩm có một nhân vật chính: “Prơmêtê bị xiềng” (Etsyl). Tác phẩm có nhiều nhân vật chính thường là những tác phẩm lớn có sức bao quát nhiều đề tài và đặt ra nhiều vấn đề như “Truyện Kiều” (Nguyễn Du), “Thuỷ hử” (Thi Nại Am), Tam Quốc diễn nghĩa (La Quán Trung)...

b. Nhân vật trung tâm

Nhân vật trung tâm là nhân vật chính mang được chủ đề và tư tưởng cơ bản của

tác phẩm. Nhân vật trung tâm khơng chỉ tham gia vào xung đột mà cịn có vai trị kết

nối tổ chức những xung đột, mâu thuẫn nhỏ thành xung đột cơ bản của tác phẩm. Ví dụ: Lão Hạc “Lão Hạc” (Nam Cao), Hamlet (“Hamlet”), Raxcônicốp “Tội ác và trừng phạt” (Đoxtôiepxki). Những nhân vật này khơng chỉ đóng vai trị chủ chốt trong cốt truyện, dùng để thể hiện đề tài, chủ đề, tư tưởng, được miêu tả đầy đủ, tỉ mỉ mà cịn đóng vai trị tổ chức, kết nối những xung đột nhỏ thành xung đột cơ bản trong tác phẩm.

c. Nhân vật phụ

Nhân vật phụ là nhân vật thứ yếu trong tác phẩm. Nó xuất hiện để bổ sung, so sánh đối chiếu để làm rõ nhân vật chính và nhân vật trung tâm. Có những nhân vật phụ được thể hiện khá sinh động như nhân vật Lí Cường, Thị Nở (“Chí Phèo”), Thuý Vân, Vương Quan (“Truyện Kiều”), nhưng cũng có những nhân vật chỉ được xuất hiện thoáng qua như anh đi thả ống lươn, những người đi chợ về (“Chí Phèo”), thằng bán tơ, kẻ lại già họ Đô (“Truyện Kiều”)…

5.2.3. Nhân vật tự sự, nhân vật trữ tình, nhân vật kịch

5.2.3.1. Tiêu chí phân chia

Dựa vào loại thể văn học (Arixtốt phân chia văn chương thành 3 loại: Trữ tình, tự sự, kịch )

5.2.3.2. Đặc điểm

a. Nhân vật tự sự

Nhân vật tự sự là nhân vật được thể hiện ở nhiều khía cạnh: hành động ngơn ngữ, cử chỉ, quá trình phát triển của cuộc đời tham gia vào sự phát triển khác nhau của đời sống tạo thành chuỗi các tình tiết, xung đột của tác phẩm.

Ví dụ: Chị Út trong “Người mẹ cầm súng” (Nguyễn Thi) hiện lên khá đầy đủ từ hoàn cảnh gia đình, con cái, ngoại hình, tính cách…

Chú ý: So với nhân vật trữ tình và nhân vật kịch thì nhân vật tự sự được triển khai rộng lớn hơn nhiều. Nhân vật trữ tình chủ yếu xuất hiện qua cảm xúc, nhân vật kịch chủ yếu xuất hiện trong những mâu thuẫn, xung đột (một mảnh nhỏ của cuộc sống), nhân vật tự sự vừa được triển khai theo chiều dài của thời gian, vừa được triển khai theo chiều rộng của không gian.

b. Nhân vật trữ tình

Nhân vật trữ tình là nhân vật được thể hiện qua thế giới tinh thần, nội tâm, cảm xúc phong phú. Nhân vật trữ tình không được thể hiện qua hành động như nhân vật tự sự hoặc nhân vật kịch hoặc có xuất hiện hành động thì hành động chỉ đóng vai trị khơi gợi cảm xúc chứ không thúc đẩy thành xung đột.

Ví dụ: Trong bài thơ “Tràng Giang” (Huy Cận), nhân vật trữ tình hiện lên trước mắt người đọc khơng phải bằng hình dáng hành động, cử chỉ, ngơn ngữ, hồn cảnh xuất thân, xung đột mà bằng thế giới tâm hồn phong phú. Đó là nỗi buồn, nỗi sầu vạn kỉ trước không gian vũ trụ mênh mơng, rộng lớn. Đó là nỗi buồn sâu thẳm, là cảm giác rợn ngợp trước không gian vũ trụ bao la.

Một phần của tài liệu Tác phẩm và thể loại văn học (Trang 71 - 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)