3.2. Quan điểm của Đảng và định hướng về phát triển bền vững nông
3.2.2. Quan điểm của tỉnh Tây Ninh về phát triển bền vững nông nghiệp,
nghiệp, nông thôn
Trên cơ sở quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn và quan điểm các kỳ Đại hội Tỉnh đảng bộ Tây Ninh. Một số quan điểm về phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn tỉnh Tây ninh như sau:
Một là, tỉnh Tây Ninh nằm trong Khu kinh tế trọng điểm phía nam là khu
vực kinh tế năng động nhất cả nước, đến năm 2020 trở thành trung tâm kinh tế
tài chính, thương mại trong khu vực và ngoài nước. Do đó cần chú trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao cạnh tranh và phát triển. Chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng hình thành các trung tâm thương mại, xuất khẩu, viễn thông, du lịch, tài chính, ngân hàng, khoa học - cơng nghệ, văn hóa và giáo dục – đào tạo. Trên sơ sở đó, hồn chỉnh, nâng cấp khu cơng nghiệp,
khu chế xuất, khu cơng nghệ cao theo hướng hình thành các khu công nghiệp đô thị, khu cơng nghiệp sinh thái... Hình thành các vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh, vùng nông nghiệp sạch, vùng nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp đô thị. Mở rộng khát triển không gian nông nghiệp chuyên canh, sản xuất hàng hóa, dịch vụ cho nhu cầu trong tỉnh và trong khu vực, hướng ra xuất khẩu.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn phải phát triển toàn
diện và tăng trưởng bền vững, nâng cao mức sống, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nơng dân, giữ gìn bản sắc văn hóa đặc thù của từng bản địa.
Hai là, Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực trí tuệ, chất xám cao, từng
bước hình thành xã hội tri thức. Mở rộng quy mô đào tạo nguồn nhân lực theo nhiều hình thức khác nhau, chú ý đào tạo cơng nhân, nơng dân có tay nghề cao nhằm đáp ứng nhu cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Thực hiện thay đổi cơ cấu lao động trong nông nghiệp, nông thôn theo hướng chuyên mơn hóa, chuyển dần lao động nông thôn sang sản xuất công nghiệp, ngành nghề thủ công nghiệp và dịch vụ. Cơ cấu lao động nông thôn hợp lý là điều kiện tiên quyết trong q trình phát triển bền vững nơng nghiệp, nông
thôn. Theo quan điểm này, cần tập trung đào tạo nguồn nhân lực thích ứng với
tiến trình phát triển, nhằm đẩy nhanh phát triển thị trường lao động và thị trường các yếu tố đầu vào khác, trên cơ sở phải nâng cao trình độ văn hóa – xã hội, nâng cao lòng yêu nước của người lao động.
Ba là, Phát triển nhanh kết cấu hệ thống hạ tầng kinh tế – xã hội và đơ thị
hóa nơng thơn. Quan điểm chủ yếu trong phát triển bền vững hạ tầng kinh tế là
‘‘Gắn kết giữa cơ cấu kinh tế nơng nghiệp, nơng thơn với cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa với kết cấu hạ tầng nơng thơn”. Hay nói rộng ra, phát triển kinh tế nơng thơn của tỉnh phải toàn diện giữa công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ phải trong một hệ thống các mối quan hệ kinh tế và xã hội. Do đó, phát triển bền vững nơng nghiệp, nơng thơn thì sự cần thiết phải xác lập mối liên kết lâu dài giữa sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ và an sinh xã hội.
Bốn là, Phát triển bền vững cần phải đảm bảo công bằng xã hội. Giải quyết có hiệu quả những vấn đề xã hội bức xúc, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Phát huy các chính sách về tơn giáo, dân tộc, thực hiện an
ninh khu vực biên giới, đồng thời có chính sách lao động, di dân tự do đến vùng
kinh tế trọng điểm.
hiện cải tạo kênh, mương, sông, hồ ở đô thị đã bị ô nhiễm và suy thoái nặng, đồng thời phải có kế hoạch ứng cứu sự cố mơi trường và khắc phục nhanh hậu quả ô nhiễm môi trường do thiên tai gây ra. Việc cải thiện và bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học cần được ghi nhận và phát huy trong cả cộng đồng. Việc lồng ghép yêu cầu bảo vệ môi trường vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội là cần thiết và cấp bách.
Mục tiêu phấn đấu tỉnh Tây Ninh là ‘‘phải đẩy nhanh q trình cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn theo yêu cầu rút ngắn”, song
phải đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững, dựa vào phát huy nội lực và phải giữ mối liên hệ khu vực. Vì vậy, để đạt đến những mục tiêu đề ra, quan điển cần thiết phát triển nông nghiệp, nơng thơn đến năm 2020 có 2 mục tiêu hướng đến.
Một là, cần phải đẩy nhanh tốc độ thực hiện các nội dung, các bước đi mang tính
tuần tự của q trình chuyển từ nền kinh tế nơng nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp hiện đại. Hai là, phải rút ngắn thời gian quá trình cơng nghiệp hóa nơng nghiệp, nơng thơn trong thời gian ngắn nhất để đi đến hiện đại hóa và đơ thị hóa nơng nghiệp nơng thơn.