3.3. Sự cần thiết và định hướng phát triển bền vững nông nghiệp, nông
3.3.3. Mục tiêu cơ bản của phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn tỉnh
thơn tỉnh Tây Ninh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
Nghị quyết Đại hội Đảng khoá XI đã xác định mục tiêu tổng quát và lâu
dài của q trình phát triển nơng nghiệp, nơng thơn là: “Xây dựng một nền nơng
nghiệp sản xuất hàng hố lớn, hiệu quả và bền vững, có năng xuất, chất lượng và sức cạnh tranh cao trên cơ sở ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ tiên tiến đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu; xây dựng nông thôn ngày
càng giàu đẹp, dân chủ, văn minh, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất
phù hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển ngày càng hiện đại”. Như
vậy, thời gian đến năm 2020 cả nước về cơ bản phải đạt mục tiêu tổng quát, lâu
dài đó. Phấn đấu xây dựng tỉnh Tây Ninh mục tiêu cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 với hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội tương đối hiện đại và đồng bộ giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng trong tỉnh và phù hợp với xu hướng phát triển chung của cả nước.
Xây dựng nơng thơn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội hiện đại. Có cơ cấu kinh tế với các tổ chức sản xuất và các thành phần kinh tế phù hợp. Phải gắn chặc phát triển nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp và dịch vụ. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn. Phát huy nhân tố con người, nâng cao dân trí, tạo cơ hội học tập, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại địa phương. Xây dựng môi trường nông thôn mới giàu bản sắc văn hóa dân tộc, từng bước đơ thị hóa nơng thơn gắn với tạo lập môi trường thân thiện.
Vì vậy, phát triển bền vững đến năm 2020 cần thực hiện tốt các mục tiêu
sau:
Một là, khai thác tốt tiềm năng, lợi thế. Huy động mọi nguồn lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển nhanh, ổn định và bền vững.
Hai là, đẩy mạnh phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội. Nhất là hạ tầng giao
thông, hạ tầng đô thị, hạ tầng khu, cụm công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu để phục
vụ lâu dài cho sản xuất và đời sống vùng nông thôn trong tỉnh.
Ba là, tập trung phát triển công nghiệp gắn với việc ổn định nâng cao chất
lượng sản xuất nông nghiệp và dịch vụ, nhất là công nghiệp chế biến để vừa tạo ra
giá trị gia tăng cao cho nông nghiệp, vừa tạo việc làm và thu nhập cho người dân ở nông thôn. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác phát triển trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Bốn là, nâng cao chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh sản phẩm
hàng hóa nơng nghiệp, nhất là trong điều kiện gia nhập và thực hiện cam kết của WTO và hội nhập kinh tế quốc tế.
Năm là, đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực. Xem đây là khâu đột phá quan
trọng.
Sáu là, gắn phát triển kinh tế với bảo đảm an ninh xã hội và bảo vệ môi trường. Sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Đảm bảo tốc độ
phát triển lâu dài và bền vững.
*Các chỉ tiêu chủ yếu phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Tây Ninh đến năm 2020
- Về phát triển kinh tế
+ Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm giai đoạn 2010 – 2020 đạt 14% trở lên. Trong đó, giá trị sản xuất nơng, lâm, thủy sản tăng 5,5% trở lên, giá trị
sản xuất công nghiệp tăng hàng năm từ 21% trở lên, giá trị ngành dịch vụ tăng bình
lâm, thủy sản là: 30% trở lên; công nghiệp, xây dựng là: 34% trở lên và dịch vụ là: 34% trở lên.
+ Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân hàng năm từ 20%.
- Về phát triển xã hội
+ Giảm tỷ lệ hộ nghèo bình qn hàng năm cịn 2,5%.
+ Nâng cao chất lượng nguồn lao động, giải quyết việc làm, tăng tỷ lệ thời gian sử dụng lao động ở nông thôn trên 80% vào năm 2020. Giải quyết việc làm bình quân hàng năm từ 20.000 lao động trở lên. Chuyển dịch mạnh cơ cấu lao
động xã hội theo hướng giảm tỷ trọng lao động trong khu vực nông nghiệp. Đến năm 2020 tỷ lệ lao động trong khu vực nông nghiệp đạt khoảng 50%, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt khoảng từ từ 80% trở lên.
+ Phấn đấu đến năm 2020 hoàn thành cơ bản phổ cập giáo dục bậc trung học. 100% các trường được kiên cố hoá. Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống vật thể và phi vật thể.
+ Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên dưới 1%. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 15%.
+ Phấn đấu đến năm 2020 xây dựng 50% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn
mới.
- Về bảo vệ môi trường
+ Môi trường được giữ vững, khơng cịn tình trạng ơ nhiễm ở các làng nghề.
Đến năm 2020 tỷ lệ dân cư nông thôn sử dụng nước sạch hợp vệ sinh khoảng 98%. Thu
gom và xử lý 100% rác thải sinh hoạt, quản lý và xử lý 100% chất thải công nghiệp, chất thải y tế. 100% khu công nghiệp, khu chế xuất, các cơ sở sản xuất, kinh doanh đạt tiêu
chuẩn về môi trường.
+ Tỷ lệ che phủ rừng đạt 33% trở lên. Bảo tồn và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học, bảo tồn và tôn tạo các di sản văn hoá vật thể và phi vật thể.
* Tầm nhìn đến năm 2030
Phát triển bền vững nơng nghiệp, nơng thơn cần quy mơ tồn xã hội, tuy nhiên trong phát triển thì cần tính trọng tâm và trọng điểm. Do đó, cần lấy
những vùng, địa phương có trình độ phát triển cao làm trung tâm, động lực để
thu hút những vùng, địa phương có trình độ thấp. Những bước đi, lộ trình phải
được thực hiện một cách tuần tự. Trọng tâm đầu tư đầu tiên là yếu tố con người
và phát triển kết cấu hạ tầng. Khi tập trung phát triển các vùng, các ngành cần được ưu tiên về vị trí địa lý, cơ cấu ngành nghề kinh tế của tỉnh cải biến với sự
ưu tiên về lợi thế so sánh sẳn có hoặc tạo ra lợi thế so sánh trong từng thời điểm cụ thể.