Sự cần thiết phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn tỉnh Tây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh tây ninh đến năm 2020 (Trang 102)

3.3. Sự cần thiết và định hướng phát triển bền vững nông nghiệp, nông

3.3.1. Sự cần thiết phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn tỉnh Tây

nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn theo yêu cầu rút ngắn”, song

phải đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững, dựa vào phát huy nội lực và phải giữ mối liên hệ khu vực. Vì vậy, để đạt đến những mục tiêu đề ra, quan điển cần thiết phát triển nông nghiệp, nơng thơn đến năm 2020 có 2 mục tiêu hướng đến.

Một là, cần phải đẩy nhanh tốc độ thực hiện các nội dung, các bước đi mang tính

tuần tự của q trình chuyển từ nền kinh tế nơng nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp hiện đại. Hai là, phải rút ngắn thời gian quá trình cơng nghiệp hóa nơng nghiệp, nơng thơn trong thời gian ngắn nhất để đi đến hiện đại hóa và đơ thị hóa nông nghiệp nông thôn.

3.3. Sự cần thiết và định hướng phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn tỉnh Tây Ninh đến năm 2020 nông thôn tỉnh Tây Ninh đến năm 2020

3.3.1. Sự cần thiết phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn tỉnh Tây Ninh Ninh

Thứ nhất, xuất phát đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, sự kết hợp chặt chẽ giữa kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa.

Thứ hai, xuất phát từ yêu cầu cơ bản trong quá trình phát triển nơng thơn

mới, nâng cao đời sống xã hội nông thôn.

Thứ ba, xuất phát từ yêu cầu phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn

về: kinh tế, môi trường và xã hội. Gắn chặt giữa đổi mới, ổn định và phát triển, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.

Thứ tư, phát triển bền vững phải gắn với sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện

đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn.

Thứ năm, xuất phát từ tiềm năng, lợi thế của tỉnh và của quốc gia. Thứ sáu, xuất phát từ tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

3.3.2. Định hướng phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn Tây Ninh đến năm 2020

một tỉnh công nghiệp và những năm 2015 và 2020 với hệ thống kết cấu hạ tầng

kinh tế – xã hội tương đối hiện đại và đồng bộ gắn liền với sự phát triển kết cấu hạ tầng của vùng đơ thị thành phố Hồ Chí Minh và của tồn vùng Đơng nam bộ và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Nâng cao tiềm lực và sức cạnh tranh của toàn nền kinh tế, hội nhập thành công, nắm bắt những thuận lợi do hội nhập kinh tế quốc tế mang lại nhằm phát triển kinh tế – xã hội nhanh, nâng cao đời

sống của nhân dân trong tỉnh”.

Về cơ bản, Tây Ninh phát triển nhanh nhưng cần phải gắn liền với bền vững; tập trung nội lực để phát triển nhưng phải có mối liên hệ với khu vực và cả nước; phát triển kinh tế phải gắn liền với phát triển văn hóa - xã hội; cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa phải gắn với cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn. Vì vậy, cần xác định rõ những trọng điểm phát triển trong giai đoạn tới. Địa bàn tỉnh tây Ninh được xác định 3 khu vực kinh tế trọng yếu và cơ bản là:

- Vùng phía Bắc tỉnh (gồm các huyện: Tân Châu, Tân Biên, Dương Minh

Châu và Châu Thành) được phát triển theo hướng thành vùng cây cơng nghiệp

tập trung (mía, mì, cao su); phát triển vùng bảo tồn rừng; phát triển cửa khẩu Xa

Mát giao thương hàng hóa các loại nông sản, khai thác cây công nghiệp, gỗ và

hàng tiêu dùng; phát triển du lịch (khu di tích lịch sử, rừng sinh thái) từng bước hình thành cụm cơng nghiệp xanh, gắn với bố trí lại khu dân cư hợp lý.

- Vùng Trung tâm tỉnh (gồm Thị Xã và huyện Hòa Thành) dự kiến phát triển trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh. Trong đó, Thị Xã sẽ là trung tâm thương mại, tài chính, ngân hàng, du lịch, bưu chính – viễn thơng của tỉnh. Từng bước hình thành các làng nghề vành đai, xây dựng các cụm công nghiệp sạch, các làng nghề tiểu, thủ công nghiệp, từng bước hình

thành các khu đơ thị và khu thương mại, dịch vụ hiện đại.

- Vùng phía Nam tỉnh (gồm các huyện Trảng Bàng, Gò Dầu và Bến Cầu) là ngã ba giao nhau giữa Thành phố Hồ Chí Minh – Pnơng Pênh – Thị Xã Tây

Ninh. Xu hướng đầu tư phát triển mạnh các đô thị, xây dựng trung tâm thương mại, dịch vụ, xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp quy mô lớn (Trảng Bàng, Bời Lời – Gò Dầu, Long Chữ - Bến Cầu…) theo hướng khai thác thị trường ngoài nước như Campuchia, Thái Lan… Mỡ rộng phát triển du lịch, phát triển nông nghiệp sinh thái, từng bước hình thành các khu đô thị gắn với dân cư nông thôn từ sự phát triển của các khu công nghiệp, thương mại và khu

*Về kinh tế

- Duy trì tăng trưởng kinh tế nhanh, ổn định; cần tiếp tục đẩy mạnh đổi mới kinh tế, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng tăng hiệu

quả sản xuất, chất lượng cuộc sống và tránh suy thối về mơi trường. Triệt để tiết kiệm các nguồn lực. Khai thác hợp lý nguồn tài nguyên trên cơ sở bổ sung,

mỡ rộng nguồn tài nguyên khang hiếm, tạo điều kiện phát triển cho thế hệ mai sau.

- Xây dựng các kế hoạch, quy hoạch về phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững. Phát triển các loại nông sản phù hợp yêu cầu từng ngành, từng vùng sản xuất. Thúc đẩy ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp để nâng cao giá trị nông sản nhất là nơng sản xuất khẩu, q trình thay

thế cơng nghệ lạc hậu bằng công nghệ tiên tiến, hiện đại thân thiện với môi trường. Ứng dụng công nghệ mới vào lĩnh vực cải tạo giống, bảo quản và chế

biến nông sản. Tăng nhanh các trang bị kỹ thuật cho sản xuất, cơ giới hóa khâu

làm đất, khâu chăm sóc và khâu thu hoạch từng bước tự động hóa chuổi sản xuất. Kiểm sốt ơ nhiễm và quản lý chất thải một cách hiệu quả, phòng ngừa và kiên quyết xử lý các trường hợp gây ô nhiễm môi trường.

- Đẩy nhanh đầu tư phát triển hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, khu

kinh tế cửa khẩu, tuyến vành đai biên giới. Đầu tư phát triển hệ thống giao thông tạo thơng thống từ tỉnh đến huyện và đến từng thôn ấp. Phát huy tối đa lợi thế của tỉnh phát triển trục giao thông đường xuyên Á và tuyến đường sắt từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Campuchia và các nước trong khu vực. Phát triển giao

thông đường sông tạo thuận lợi cho du lịch và vận chuyển hàng hóa.

- Thực hiện tốt việc gắn kết ‘‘4 nhà”. Phát triển bền vững các vùng và địa phương. Nâng cao trách nhiệm, năng lực về phát triển bền vững cho các cấp chính quyền địa phương. Thúc đẩy vai trò đầu tàu các khu vực kinh tế trọng điểm.

- Xây dựng mơ hình nơng thơn mới gắn với quá trình quy hoạch phát triển nông thôn tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất quy mô lớn và ổn định khu

dân cư. Phát triển mạnh công nghiệp, làng nghề truyền thống và dịch vụ gắn với

bảo vệ môi trường. Mở rộng quy mơ sản xuất và mơ hình hoạt động vừa thu hút vốn đầu tư, vừa thu hút nhiều lao động.

- Là địa phương trong khu kinh tế trọng điểm phía nam và là vệ tinh cho

vùng đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh nên chú trọng phát triển các loại cây

thuốc lá vàng, bắp và một số cây ăn trái các loại như mảng cầu, chôm chơm, nhản, tiêu. Đầu tư xây dựng mơ hình rau an tồn cơng nghệ cao – GAT để đến năm 2015 tồn tỉnh có 15000 ha rau an tồn theo tiêu chuẩn VietGAP. Phát triển đa dạng hóa sản phẩm chăn nuôi đảm bảo nhu cầu người tiêu dùng. Khuyến

khích phát triển nhà máy chế biến thực phẩm. khuyến khích phát triển chăn ni trang trại quy mơ lớn như: bị thịt, bò sữa, heo thịt, heo sinh sản, trâu, các loại gia súc, gia cầm và côn trùng. Đồng thời với thế mạnh nguồn nước phong phú từ hồ Dầu Tiếng, hệ thống sông Vàm Cỏ và sơng Sài Gịn để đẩy mạnh đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng thâm canh, bền vững, đảm bảo vệ sinh nguồn nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt.

- Thực hiện các biện pháp nâng cao hiệu quả khai thác tốt công tác thủy lợi bằng cơng tác hiện đại hóa hồ Dầu Tiếng và tất cả các tuyến kênh. Xây dựng hệ thống kênh tưới và kênh tiêu tránh ngập úng trong mùa mưa. Kiên cố hóa đê bao chống lũ, xây dựng cảng hàng hóa và xây dựng khu giải trí du lịch ven sơng Vàm Cỏ và lồng hồ Dầu Tiếng.

Phát triển khu kinh tế biên giới Bến Cầu, Tân Biên và các tiểu ngạch nhằm nâng cao phát triển biên mậu. Phát triển các khu thương mại Thị Xã, Hịa Thành, Gị Dầu, Trảng Bàng theo hướng hình thành các trung tâm thương mại

đơ thị, chợ đầu mối tạo thơng thống trong lưu thơng hàng hóa. Tập trung khai

thác, sản xuất các mặt hàng có lợi thế xuất khẩu có giá trị kinh tế, tăng hàm

lượng chế biến, hạn chế xuất khẩu nguyên liệu dạng thô. Nâng cao hiệu quả xúc

tiến thương mại, tạo điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp khảo sát thị trường, hội chợ triển lãm giữa Việt Nam và các nước.

- Mở rộng đầu tư nhiều loại hình du lịch: miệt vườn, miệt sông nước, danh lam thắng cảnh (Núi Bà, hồ Dầu Tiếng…), di tích lịch sử (Trung ương cục Miền Nam, động Kim Quang,…), di tích đền đài (Tòa thánh Tây Ninh, chùa Gò Kén…), khu sinh thái (Lò Gò - Xa Mát…). Xây dựng mới khu vui chơi giải trí, trung tâm thể thao, văn hóa, thương mại, khách sạn, nhà hàng, đặc sản ẩm thực (bánh tráng, bánh canh, muối ớt…) nhằm đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, nâng cao chất lượng sản phẩm ngành du lịch Tây Ninh.

*Về xã hội

- Tăng trưởng kinh tế gắn với ổn định xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng. Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với an sinh xã hội. Đẩy

tỉnh và khu vực. Xóa đói, giảm nghèo tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo nguồn lực lao động, tăng năng xuất lao động và nâng cao kiến thức, trình độ cho người nghèo. Đó chính là tiêu chí của cơng bằng và văn minh.

- Gắn tăng trưởng kinh tế với giải quyết việc làm cho người lao động. Tăng trưởng kinh tế nếu không gắn với giải việc làm là không bền vững sẻ lãng

phí nguồn nhân lực, thất nghiệp gia tăng, ảnh hưởng đến công bằng xã hội, phân phối thu nhập tiềm ẩn, vấn đề tiêu cực xã hội dần nâng cao.

- Định hướng quá trình đơ thị hóa và di dân trên cơ sở hoạch định và kế

hoạch cụ thể nhằm phát triển ổn định khu dân cư và các khu đô thị.

- Giảm mức gia tăng dân số. Cần kiện toàn, củng cố và ổn định hệ thống tổ chức và đội ngũ cán bộ làm công tác dân số các cấp, tăng cường công tác truyền thông dân số, thực hiện bình đẳng giới. Nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo; triển khai giáo dục môi trường trong giáo dục phổ thông. Đầu tư nâng

cao chất lượng công tác dạy nghề từ các cơ sở đào tạo như: trường Cao đẳng Sư phạm, trường Trung cấp Y tế, trường Trung cấp Kinh tế - kỹ thuật, trường Trung cấp nghề, trung tâm khuyến nông và trung tâm giáo dục thường xuyên các huyện. Khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tuyển dụng và

đào tạo kỷ thuật bằng các mơ hình liên kết với các cơ sở dạy nghề. Nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa nghệ thuật và thông tin tuyên truyền; thực hiện tốt xã hội hóa các hoạt động văn hóa; giử gìn tơn tạo các di tích lịch sử và các di sản văn hóa dân tộc. Đẩy mạnh phong trào ‘‘Toàn dân đoàn kết xây dựng

đời sống văn hóa”.

- Đầu tư xây dựng các trung tâm thể thao, rèn luyện thể chất. Phát động phong trào ‘‘Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”. Phát triển số lượng, nâng cao chất lượng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, cải thiện điều kiện lao động và vệ sinh mơi trường sống. Hồn thiện hệ thống mạng lưới y tế từ tỉnh đến cơ sở. Bảo đảm cung cấp dịch vụ y tế (phòng, khám, chữa bệnh) chất

lượng cao. Phát triển công nghiệp dược phẫm, liên kết chặc chẽ các cơng ty dược trong và ngồi nước cung cấp thị trường thuốc đầy đủ tránh tình trạng độc

quyền tạo sự khang hiếm thuốc để nâng giá. Thực hiện cơng bằng trong chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, hướng đến mục tiêu là: nâng cao thể lực, sức khỏe,

tăng tuổi thọ, giảm tỷ lệ mắc bệnh; từng bước xã hội hóa ngành y tế, mọi người dân đều được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe bằng chế độ bảo hiểm y tế

toàn dân. Thực hiện cơng bằng trong chăm sóc sức khỏe, có chính sách quan tâm những người có cơng với nước, những người nghèo, dân tộc ít người, người

nhiễm chất độc hóa học do chiến tranh và trẻ em. Đa dạng hóa các hình thức

chăm sóc sức khỏe như bệnh viện cơng, bệnh viện tư, các dịch vụ chăm sóc y tế

khác.

- Chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tăng nhanh lao động kỷ thuật,

lao động trong ngành sản xuất công nghiệp nông thôn và dịch vụ. Chuyển dần lao động nông nghiệp sang khu vực công nghiệp, các làng nghề truyền thống.

Chú ý vấn đề tạo việc làm khi di dân trong q trình đơ thị hóa và tích tụ đất sản xuất.

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là chiến lược đột phá để phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững. Chú trọng quy hoạch nguồn nhân lực chủ chốt như cán bộ lãnh đạo chính quyền, các nhà khoa học, đội ngũ quản lý, các nhà quản trị doanh nghiệp, đội ngũ lao động lành nghề có chun mơn cao, đồng thời có kế hoạch cho đội ngũ kế thừa, đặc biệt là hồn chỉnh về tiêu chuẩn hóa cán bộ.

*Về mơi trường

- Thay đổi mơ hình sản xuất và tiêu dùng tạo sự thân thiện với mơi trường. Tun truyền xây dựng văn hóa trong ứng xử, tạo môi trường văn minh, thân thiện với thiên nhiên. Kiểm sốt ơ nhiễm và quản lý chất thải một cách hiệu quả. Phòng ngừa và kiên quyết xử lý các trường hợp gây ô nhiễm môi trường.

- Thay đổi mơ hình sinh hoạt thân thiện với môi trường. Thực hiện các biện pháp tuyên truyền xây dựng văn hóa tiêu dùng văn minh, tiết kiệm, hài hòa, thân thiện với thiên nhiên.

- Cần bảo vệ môi trường nước và sử dụng bền vững tài nguyên nước. Xây dựng và thực hiện các dự án quản lý tổng hợp các lưu vực sông, các vùng đầu nguồn, nước ngầm. Nâng cao nhận thức cộng đồng về sử dụng hợp lý, tiết kiệm và bảo vệ tài nguyên nước.

- Cần khai thác và sử dụng hợp lý, bền vững tài nguyên khống sản.

Doanh nghiệp cần đổi mới cơng nghệ khai thác. Nâng cao nhận thức cộng đồng

về sử dụng hợp lý, tiết kiệm và bảo vệ tài ngun khống sản.

- Giảm ơ nhiễm khơng khí ở các thị trấn, thị tứ và khu công nghiệp. Thực

hiện đánh giá tác động môi trường bắt buộc đối với tất cả các dự án. Tuyên

truyền, giáo dục và nâng cao nhận thức cho các thành viên trong cộng đồng về

bảo vệ mơi trường.

tế về bảo vệ tính đa dạng sinh học.

- Quản lý chất thải rắn và xây dựng các bãi chôn lấp rác thải hợp vệ sinh,

đẩy mạnh áp dụng công nghệ tái chế rác thải.

- Hình thành được hệ thống tổ chức bảo vệ môi trường từ Trung ương đến cơ sở và ban hành hệ thống pháp luật một cách đồng bộ, công tác bảo vệ môi trường đạt kết quả tốt hơn. Nhà nước cần có hệ thống quản lý đơn giản,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh tây ninh đến năm 2020 (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)