2.3. CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM CẤU TRÚC TÀI CHÍNH TRÊN
2.3.1.1. Nghiên cứu của Almas Heshmati
Trong mơ hình nghiên cứu cấu trúc tài chính năng động của Almas Heshmati
(2001), tác giả nghiên cứu trên tập dữ liệu lớn gồm 3.230 doanh nghiệp nhỏ và siêu
nhỏ chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán Thụy Điển từ năm 1993/1994 đến
năm 1997/1998, sau đó lược bớt cịn 2.261 doanh nghiệp. Tác giả nghiên cứu các
nhân tố ảnh hưởng và đưa ra nhận định về chiều hướng ảnh hưởng (đồng biến (+),
nghịch biến (-)), bao gồm: Mức biến động của thu nhập (-), cơ hội tăng trưởng (-),
nợ (-), tính độc đáo của sản phẩm (-), độ tuổi của công ty (+/-), và biến dummy: đặc điểm riêng của công ty (thời gian, ngành công nghiệp, địa điểm).
Qua phân tích số liệu dựa trên mơ hình kinh tế lượng, chiều hướng tác động
của các nhân tố được tác giả kết luận như sau: Mức biến động của thu nhập (-), cơ
hội tăng trưởng (-), tài sản hữu hình (+), quy mơ doanh nghiệp (-), lợi nhuận (-), tấm
chắn thuế phi nợ (-), tính độc đáo của sản phẩm (+), độ tuổi của cơng ty (+).
Tuy nhiên, chỉ có các nhân tố: cơ hội tăng trưởng, tài sản hữu hình, quy mơ
doanh nghiệp, lợi nhuận, tấm chắn thuế phi nợ, độ tuổi của cơng ty thì có ý nghĩa
thống kê. Các nhân tố như: Mức biến động của thu nhập, tính độc đáo của sản phẩm
khơng có ý nghĩa thống kê. Tác giả nêu ra kết luận như sau:
- Công ty nhỏ và siêu nhỏ tại Thụy Điển ưu tiên giữ lại lợi nhuận để tài trợ
cho đầu tư.
- Cấu trúc tài chính doanh nghiệp không ổn định theo thời gian và ngành
công nghiệp.
- Cần cải thiện thái độ cho vay của các ngân hàng với các doanh nghiệp
nhỏ và siêu nhỏ.
- Khi nghiên cứu cấu trúc tài chính, cần điều tra cơ cấu vốn trong thời gian
dài và qua một số chu kỳ kinh tế.
- Việc phân tích cấu trúc tài chính phải thực hiện dựa trên các loại nợ khác
nhau (nợ ngắn hạn, nợ dài hạn) và đặc điểm riêng liên quan đến các công
ty nhỏ.