4.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
4.2.3.4. Kiểm định các hệ số hồi quy riêng phần
Quan sát trên các bảng 4.3, bảng 4.5, bảng 4.7, bảng 4.9 và với mức ý nghĩa
10%, tác giả thực hiện các kiểm định về chiều hướng tác động của các biến độc lập
lên biến phụ thuộc như sau:
- Biến tăng trưởng (GR): hệ số hồi quy dương và các giá trị Sig. của biến
trong các bảng có giá trị cao nhất là 0.061<10%. Vậy có thể kết luận và chấp nhận
giả thuyết H1: đòn bẩy tài chính có mối quan hệđồng biến (+) với tăng trưởng.
- Biến cơ cấu tài sản (ASSET): hệ số hồi quy âm và các giá trị Sig. của biến
trong các bảng có giá trị cao nhất là 0.031<10%. Vậy có thể kết luận và chấp nhận
- Biến lợi nhuận (PRO): hệ số hồi quy âm và các giá trị Sig. của biến trong
các bảng đều có giá trị là 0.000<10%. Vậy có thể kết luận và chấp nhận giả thuyết
H3: địn bẩy tài chính có mối quan hệ nghịch biến (-) với lợi nhuận.
- Biến rủi ro kinh doanh (RISK): hệ số hồi quy bằng 0 và giá trị Sig. của biến
trong bảng có giá trị là 0.834>10%. Tác giả không thể kết luận về chiều hướng tác động và mức độ tin cậy của biến này lên biến phụ thuộc. Vì vậy, tác giả chưa thể
chấp nhận hoặc bác bỏ giả thuyết H4.
- Biến thuế TNDN (TAX): hệ số hồi quy âm và các giá trị Sig. của biến trong
các bảng có giá trị cao nhất là 0.237>10%. Vì vậy, tác giả chưa thể chấp nhận hoặc
bác bỏ giả thuyết H5.
- Biến tính thanh khoản (LIQ): hệ số hồi quy âm và các giá trị Sig. của biến
trong các bảng đều có giá trị là 0.000<10%. Vậy có thể kết luận và chấp nhận giả
thuyết H6: đòn bẩy tài chính có mối quan hệ nghịch biến (-) với tính thanh khoản.
- Biến tấm chắn thuế phi nợ (NDTS): hệ số hồi quy âm và các giá trị Sig. của
biến trong các bảng có giá trị cao nhất là 0.040<10%. Vậy có thể kết luận và chấp
nhận giả thuyết H7: địn bẩy tài chính có mối quan hệ nghịch biến (-) với tấm chắn
thuế phi nợ.
- Biến quy mô (SIZE): hệ số hồi quy âm và các giá trị Sig. của biến trong các
bảng có giá trị cao nhất là 0.294>10%. Vì vậy, tác giả chưa thể chấp nhận hoặc bác
bỏ giả thuyết H8.