ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp ngành thủy sản việt nam (Trang 32)

3.2.1. Đối tượng nghiên cứu.

Trong nhiều năm qua, ngành thủy sản là một trong những ngành có đóng góp

lớn trong kim ngạch xuất khẩu hàng năm. Với tốc độ tăng trưởng khoảng 14%, giá

trị xuất khẩu thủy sản tăng từ khoảng 2 tỷ USD năm 2002 lên hơn 6 tỷ USD năm

2011, các doanh nghiệp thủy sản liên tục được thành lập mới và mở rộng quy mô

kinh doanh. Tuy nhiên, sau cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu năm 2008, nhiều

doanh nghiệp thủy sản Việt Nam lâm vào cảnh phá sản, số lượng các doanh nghiệp

còn hoạt động giảm tới 40%.

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên ngồi lý do khó khăn về nguồn nguyên

liệu sản xuất và khó khăn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới

làm giảm sản lượng xuất khẩu còn do các doanh nghiệp thủy sản đã sử dụng địn

bẩy tài chính lớn, sử dụng nhiều nợ ngắn hạn và đầu tư vốn ngoài ngành lớn, nhất là đầu tư vào bất động sản.

Vì vậy, tác giả đã nghiên cứu các doanh nghiệp sản xuất, chế biến thủy sản

nghiệp, từđó có những tác động đến các nhân tố ảnh hưởng để điều chỉnh cấu trúc

tài chính doanh nghiệp đạt được mức độ hợp lý nhất định.

Do những hạn chế về số liệu nên tác giả chọn mẫu các doanh nghiệp sản xuất

kinh doanh ngành thủy sản đã niêm yết trên sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM

và các doanh nghiệp chưa niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán. Các doanh

nghiệp này có quy mô về vốn và doanh thu chiếm tỷ trọng lớn trong các doanh

nghiệp của ngành.

3.2.2. Phương pháp nghiên cứu.

Đểước lượng các tham số và xây dựng mơ hình cấu trúc tài chính các doanh

nghiệp thủy sản, tác giả sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất thông thường

(Odinary Less Square-OLS).

Sau khi thu thập số liệu mẫu và phân tích thống kê mô tả các biến, tác giả sử

dụng phần mềm SPSS 16.0 để lập mô hình hồi quy bội để tìm ra các nhân tố ảnh

hưởng và chiều hướng tác động đến địn bẩy tài chính các doanh nghiệp thủy sản

Việt Nam. Mơ hình tốn học tổng qt như sau:

Yi = β0 + βjiXji + εi (3.1) Trong đó:

Yi : Địn bẩy tài chính của doanh nghiệp i.

β0: Hằng số.

βji: Hệ sốđo độ dốc đường hồi quy của nhân tố j của doanh nghiệp i.

Xji: Nhân tố j ảnh hưởng đến địn bẩy tài chính của doanh nghiệp i.

εi: Sai số của doanh nghiệp i.

3.2.3. Mơ hình nghiên cứu.

Dựa vào các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính đã được xác định

trong chương 2, tác giảđã sử dụng các nhân tố này để xem xét những tác động lên

cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp ngành thủy sản Việt Nam. Biến phụ thuộc

là Địn bẩy tài chính và các biến độc lập bao gồm: Tăng trưởng (GR), Cơ cấu tài sản

thanh khoản (LIQ), Tấm chắn thuế phi nợ (NDTS), Quy mô (SIZE). Mơ hình hồi

quy bội được tính tốn dựa trên dữ liệu báo cáo tài chính thời điểm theo giá trị sổ

sách của các doanh nghiệp thủy sản và được thể hiện qua phương trình hồi quy

tuyến tính như sau:

FL = = =β =βββ0 + ββ1ββ GR+++β+ββ2βASSET+ββ3ββ PRO+ββββ4RISK+ββββ5TAX+ββ6ββ LIQ+βββ7β NDTS+βββ8β SIZE (3.2)

Để lựa chọn các biến phù hợp cho mơ hình, tác giả sử dụng phương pháp đưa

vào một lượt (Enter) sau đó loại trừ dần các biến khơng thích hợp và mức ý nghĩa để chọn biến là 10%.

3.3. XÂY DỰNG CÁC BIẾN TRONG MƠ HÌNH VÀ SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU.

3.3.1. Xây dựng các biến số và các giả thiết nghiên cứu.

3.3.1.1. Biến địn bẩy tài chính (Financial Leverage-FL).

Cấu trúc tài chính bao gồm các khoản nợ ngắn hạn, nợ dài hạn, nợ phải trả

khác và vốn cổ phần. Đây là các nguồn tài trợ cho hoạt động của doanh nghiệp. Để nghiên cứu cấu trúc tài chính doanh nghiệp và các nhân tố tác động lên

cấu trúc tài chính, tỷ sốđịn bẩy tài chính (Financial Leverage-FL) được lựa chọn. Địn bẩy tài chính được tính theo cơng thức:

Tổng Nợ Tổng Nợ

FL =

Tổng Tài sản = Tổng Nguồn vốn

Tỷ số này được nhiều nghiên cứu về cấu trúc vốn và cấu trúc tài chính sử

dụng như nghiên cứu của Almas Heshmati (2001), Sheridan Titman và Roberto

Wessels (1988), Samuel G. H. Huang và Frank M. Song (2002), Gurachan S (2010), Nguyễn Thành Cường (2008).

3.3.1.2. Biến tăng trưởng (Growth-GR).

Biến tăng trưởng được xác định dựa vào tốc độ tăng trưởng của doanh thu

doanh nghiệp năm khảo sát (t) và năm trước đó (t-1), cơng thức tính như sau:

Doanh thu năm (t) - Doanh thu năm (t-1)

GR =

Các nghiên cứu thực nghiệm của Almas Heshmati (2001); Rajan và

Zingales (1995) cho rằng cơ hội tăng trưởng có quan hệ nghịch chiều với địn bẩy

tài chính.

Tuy nhiên, theo lý thuyết trật tự phân hạng, Myers (1984) cho rằng cơ hội

tăng trưởng có mối quan hệ thuận với địn bẩy tài chính. Các nghiên cứu khác cũng ủng hộ quan điểm này như: Kester (1985); Gomes và Leal (2001); Bevan và

Danbolt (2002, 2004); Ramalho và da Silva (2007); Nguyễn Thành Cường (2008),

Trần Đình Khơi Ngun (2006), Đồn Ngọc Phi Anh (2010).

Bên cạnh đó, nghiên cứu của Samuel G. H. Huang và Frank M. Song (2002)

cho thấy cơ hội tăng trưởng trong quá khứ cao thì địn bẩy tài chính cao nhưng cơ

hội tăng trưởng trong tương lai cao thì địn bẩy tài chính lại thấp.

Vậy, giả thuyết cho biến thứ nhất (H1): đòn bẩy tài chính có mối quan

hệđồng biến (+) hoặc nghịch biến (-) với tăng trưởng.

3.3.1.3. Biến cơ cấu tài sản (Assets-ASSET).

Về mặt lý thuyết, khi tỉ lệ tài sản cốđịnh chiếm tỉ trọng lớn, doanh nghiệp có

cơ hội thế chấp các tài sản này để tiếp cận các nguồn vốn bên ngoài. Tuy nhiên,

Berger và Urdell (1994), Samuel G. H. Huang và Frank M. Song (2002) lại cho

rằng doanh nghiệp có mối quan hệ thân thiết với các nhà tài trợ vốn thì có thể vay

mượn mà không cần phải cung cấp nhiều bằng chứng thế chấp. Điều này hồn tồn

có thể xảy ra trong điều kiện của Việt Nam và các nước đang phát triển khơng có đủ

minh bạch trên thị trường tài chính.

Cơ cấu tài sản được đo lường như sau:

Tài sản cốđịnh

ASSET =

Tổng Tài sản

Giả thuyết cho biến thứ hai (H2): đòn bẩy tài chính có mối quan hệ đồng

biến (+) hoặc nghịch biến (-) với cơ cấu tài sản.

3.3.1.4. Biến lợi nhuận (Profitability- PRO).

Lợi nhuận là kết quả cuối cùng của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.

năng sinh lời trên tài sản (Return on Assets-ROA), khả năng sinh lời trên doanh thu

(tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu).

Các nghiên cứu thực nghiệm của Almas Heshmati (2001), Samuel G. H.

Huang và Frank M. Song (2002), Sheridan Titman và Roberto Wessels (1988) cho thấy hiệu quả kinh doanh có mối quan hệ tỉ lệ nghịch với tỉ suất nợ. Ở Việt Nam,

nghiên cứu của Trần Đình Khơi Nguyên (2006), Đoàn Ngọc Phi Anh (2010),

Nguyễn Thành Cường (2008) cũng chỉ ra rằng hiệu quả kinh doanh có mối

quan hệ tỉ lệ nghịch với tỉ suất nợ.

Biến lợi nhuận (PRO) được xác định bằng tỷ lệ giữa lợi nhuận sau thuế trên

tổng tài sản bình quân, cụ thể như sau:

Lợi nhuận sau thuế

PRO =

Tổng tài sản bình quân

Giả thuyết cho biến thứ ba (H3): đòn bẩy tài chính có mối quan hệ nghịch

biến (-) với lợi nhuận.

3.3.1.5. Biến rủi ro kinh doanh (Risk- RISK).

Rủi ro kinh doanh là một trong những yếu tố then chốt khi các tổ chức tín

dụng xem xét cho vay. Khi rủi ro kinh doanh càng lớn, niềm tin của các nhà tài trợ,

nhà đầu tư vào doanh nghiệp càng giảm, vì vậy khả năng tiếp cận các nguồn vốn từ

bên ngoài thấp.

Theo thuyết trật tự phân hạng, rủi ro kinh doanh có quan hệ ngược chiều với địn bẩy tài chính. Các doanh nghiệp có rủi ro cao sẽ tích lũy vốn ở những năm hoạt động có lợi nhuận để tránh đánh mất cơ hội đầu tưở những thời điểm thiếu vốn.

Nghiên cứu thực nghiệm của Almas Heshmati (2001) cũng cho thấy kết

quả tương quan nghịch giữa địn bẩy tài chính và rủi ro kinh doanh.

Có nhiều cách đo lường rủi ro kinh doanh, tác giả sử dụng công thức:

% Biến động EBIT

RISK =

% Biến động doanh thu

Giả thuyết cho biến thứ tư (H4): đòn bẩy tài chính có mối quan hệ nghịch

3.3.1.6. Biến thuế thu nhập doanh nghiệp (Tax- TAX).

Theo lý thuyết MM, với thuế thu nhập doanh nghiệp, việc sử dụng nợ sẽ làm

tăng giá trị của doanh nghiệp. Sử dụng nợ càng cao thì giá trị doanh nghiệp càng

tăng và gia tăng đến tối đa khi doanh nghiệp được tài trợ 100% nợ.

Trong hầu hết các nghiên cứu đều cho rằng thuế thu nhập doanh nghiệp có ảnh hưởng rất quan trọng đến cấu trúc tài chính của doanh nghiệp. Các doanh

nghiệp với thuế suất cao hơn sẽ sử dụng nhiều nợđể đạt lợi ích từ tấm chắn thuế.

Do đó, địn bẩy tài chính sẽ có quan hệ cùng chiều với nhân tố thuế.

Thuế thu nhập doanh nghiệp trong nghiên cứu này được tính như sau:

Số thuế TNDN phải nộp trong kỳ

TAX =

Lợi nhuận trước thuế

Giả thuyết cho biến thứ năm (H5): đòn bẩy tài chính có mối quan hệ đồng

biến (+) với thuế thu nhập doanh nghiệp.

3.3.1.7. Biến tính thanh khoản (Liquidity- LIQ).

Tính thanh khoản có tác động đến quyết định cấu trúc tài chính của doanh

nghiệp. Các doanh nghiệp có khả năng thanh khoản cao có thể sử dụng nhiều nợ

vay do doanh nghiệp có đủ khả năng chi trả các khoản nợ gốc và lãi vay khi đến

hạn. Như vậy, tính thanh khoản của doanh nghiệp có quan hệđồng biến (+) với địn

bẩy tài chính.

Tuy nhiên, theo lý thuyết trật tự phân hạng, các doanh nghiệp có nhiều tài

sản có tính thanh khoản cao có thể sử dụng chính các tài sản này tài trợ cho các

khoản đầu tư của mình. Do vậy, tính thanh khoản của doanh nghiệp có quan hệ

nghịch biến (-) với đòn bẩy tài chính.

Tính thanh khoản được đo lường theo cơng thức:

Tài sản ngắn hạn

LIQ =

Nợ ngắn hạn

Giả thuyết cho biến thứ sáu (H6): đòn bẩy tài chính có mối quan hệ đồng

biến (+) hoặc nghịch biến (-) với tính thanh khoản.

Tấm chắn thuế phi nợ là khoản chi phí khấu hao tài sản cố định được tính

vào chi phí trước khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Nếu tấm chắn thuế này càng

cao thì số thuếđược trừ ra càng nhiều, các cổđơng càng có lợi.

Theo nghiên cứu của Samuel G. H. Huang và Frank M. Song (2002), Almas

Heshmati (2001), tấm chắn thuế phi nợ có quan hệ nghịch biến (-) với đòn bẩy tài

chính.

Cơng thức tính tốn tấm chắn thuế phi nợ như sau:

Chi phí khấu hao phát sinh

NDTS =

Tổng tài sản

Giả thuyết cho biến thứ bảy (H7): địn bẩy tài chính có mối quan hệ nghịch

biến (-) với tấm chắn thuế phi nợ.

3.3.1.9. Biến quy mô (Size- SIZE).

Doanh nghiệp có quy mơ lớn thường có rủi ro và chi phí phá sản thấp hơn

doanh nghiệp nhỏ. Ngoài ra, doanh nghiệp quy mô lớn có thơng tin tài chính tốt

hơn, có bộ máy kiểm sốt nội bộ, có chi phí đại diện thấp và vị thế tín dụng tốt nên

dễ vay nợ hơn. Như vậy, quy mô doanh nghiệp tỷ lệ thuận (+) với khả năng vay nợ.

Tuy nhiên, [Chittenden et al (1996)] cho rằng các doanh nghiệp lớn có thể dễ

dàng hơn trong việc phát hành cổ phiếu để huy động vốn với chi phí phát hành thấp

hơn các doanh nghiệp nhỏ. Do đó, quy mơ doanh nghiệp tỷ lệ nghịch (-) với địn

bẩy tài chính.

Cách đo lường quy mô của doanh nghiệp như sau:

SIZE= Ln(Tổng tài sản cuối kỳ)

Giả thuyết cho biến thứ tám (H8): địn bẩy tài chính có mối quan hệ đồng

biến (+) hoặc nghịch biến (-) với quy mô doanh nghiệp.

Như vậy, có thể tóm tắt các nhân tố và chiều hướng tác động đến cấu trúc tài

Bảng 3.1: Dự kiến chiều hướng tác động của các nhân tố lên cấu trúc tài chính các doanh nghiệp thủy sản (dấu cộng “+”/trừ “-” là tác động đồng biến

hoặc nghịch biến lên địn bẩy tài chính).

Nhân tố tác động Ký hiệu Xu hướng dự kiến

Tăng trưởng GR +/-

Cơ cấu tài sản ASSET +/-

Lợi nhuận PRO -

Rủi ro kinh doanh RISK -

Thuế TNDN TAX +

Tính thanh khoản LIQ +/-

Tấm chắn thuế phi nợ NDTS -

Quy mô SIZE +/-

3.3.2. Nguồn số liệu và phương pháp thu thập số liệu.

3.3.2.1. Nguồn số liệu.

Nghiên cứu này tác giả sử dụng số liệu mẫu của 40 doanh nghiệp kinh doanh

xuất khẩu thủy sản có doanh thu từ 50 tỷ đồng đến 10.000 tỷ đồng và quy mô vốn

từ 10 tỷ đồng đến 1.000 tỷ đồng (theo phụ luc 01) đang hoạt động hiện nay. Trong đó, có 24 doanh nghiệp đang niêm yết trên thị trường chứng khoán, 16 doanh

nghiệp chưa niêm yết. Giá trị xuất khẩu của mẫu chiếm khoảng 40% giá trị xuất

khẩu toàn ngành năm 2011. Số liệu sử dụng trong nghiên cứu này lấy từ số liệu báo

cáo tài chính các năm 2010 và 2011 đã được kiểm tốn và cơng bố trên các phương

tiện thông tin đại chúng. Do đa số các doanh nghiệp mới cổ phần hóa và mới

chuyển đổi hình thức sở hữu vốn, mới niêm yết trên thị trường chứng khốn nên

báo cáo tài chính thu thập được chỉ giới hạn trong hai năm gần nhất.

3.3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu.

Tác giả thu thập dữ liệu mẫu nghiên cứu thông qua báo cáo tài chính của các

doanh nghiệp được cơng bố hàng năm trên website của các công ty chứng khốn,

cơng ty xuất khẩu thủy sản có cổ phiếu niêm yết, công ty xuất khẩu thủy sản khác.

loại trừ 03 doanh nghiệp do không đầy đủ dữ liệu, mẫu cuối cùng còn lại 37 doanh

nghiệp (theo phụ lục 01 và 02).

Các thông tin khác phục vụ cho công tác nghiên cứu được thu thập từ

website của các công ty xuất khẩu thủy sản, các cơ quan thống kê, các hội và hiệp

hội, các tạp chí, các trang cung cấp thơng tin tài chính và phi tài chính khác (theo

danh mục tài liệu tham khảo, phần C. Trang thông tin điện tử).

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong chương 3, tác giả nêu một số đặc điểm cấu trúc tài chính của các

doanh nghiệp ngành thủy sản Việt Nam và đối tượng, phương pháp, mơ hình nghiên

cứu thực nghiệm..

Trong phần kế tiếp, tác giả đã xác định các biến trong mơ hình, cách tính

tốn các số liệu mẫu, nêu các giả thiết về chiều hướng tác động của các nhân tố trên.

Do giới hạn về số liệu nghiên cứu nên tác giả đã chọn được dữ liệu từ báo cáo tài

chính của 37 doanh nghiệp kinh doanh trong ngành thủy sản năm 2010 và 2011.

Chương tiếp theo, tác giả sẽ tiến hành nghiên cứu định lượng các nhân tố tác động lên cấu trúc tài chính, chiều hướng tác động và xây dựng mơ hình cấu trúc tài

Chương 4

NỘI DUNG VÀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. PHÂN TÍCH MƠ TẢ THỰC TRẠNG ĐỊN BẨY TÀI CHÍNH

VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẤU TRÚC TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM.

4.1.1. Địn bẩy tài chính (Financial Leverage-FL).

Theo kết quả thống kê mô tả tại phụ lục 03 và phụ lục 05, mức sử dụng địn

bẩy tài chính trung bình tại các doanh nghiệp ngành thủy sản Việt Nam trong hai

năm 2010 và 2011 là 61.08%. Trong đó, doanh nghiệp sử dụng địn bẩy cao nhất là

Công ty cổ phần thủy sản Gentraco vào năm 2011 với mức sử dụng đòn bẩy là

90,43% và doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy thấp nhất là Công ty cổ phần thủy sản

Mekong năm 2010 với 11,97%. Như vậy mức chênh lệch lên tới 78,46%.

Tỷ lệ địn bẩy tài chính trung bình của năm 2010 là 59,23% và năm 2011 là

62,92%. Tỷ lệ này đã tăng 3,69%, chứng tỏ các doanh nghiệp thủy sản đang tăng

các khoản nợđể phát triển sản xuất kinh doanh.

4.1.2. Tăng trưởng (Growth-GR).

Theo kết quả thống kê mô tả tại phụ lục 03 và phụ lục 06, tốc độ tăng trưởng

doanh thu bình quân năm 2010 và 2011 là 23,13%. Xét theo mức bình quân thì tốc độ tăng trưởng này là rất ấn tượng khi các doanh nghiệp thủy sản vừa trải qua cuộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp ngành thủy sản việt nam (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)