Đánh giá rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 29 - 34)

6. Cấu trúc nội dung nghiên cứu

1.2. Quản trị rủi ro tín dụng

1.2.5.2. Đánh giá rủi ro tín dụng

Việc đánh giá rủi ro tín dụng được dựa vào một số chỉ tiêu để xếp hạng rủi ro tín dụng tại các đơn vị trực thuộc của Ngân hàng như tỷ lệ vay vốn tín dụng ngắn hạn, tỷ lệ cho vay trung dài hạn, sự tăng trưởng tín dụng, tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ tăng giảm nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ tăng giảm nợ xấu, tỷ lệ nợ đã cơ cấu lại, lãi

chưa thu ngoại bảng, nợ hạch toán ngoại bảng, tỷ lệ cho vay ngoài quốc doanh, chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động, tỷ lệ cho vay có tài sản đảm bảo, dư nợ của năm khách hàng lớn nhất,…Tuy nhiên, chỉ tiêu rất quan trọng để các nhà quản trị Ngân hàng nhìn nhận về rủi ro tín dụng bao gồm: tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu, hệ số rủi ro tín dụng, hệ số thu nợ,…

Tỷ lệ nợ quá hạn

Tại Mục 5 Điều 2 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có ghi: “Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc tồn

Hay nói cách khác, nợ quá hạn là những khoản tín dụng khơng hồn trả đúng hạn, không được phép và không đủ điều kiện để được gia hạn nợ. Chỉ số được sử dụng

để đánh giá mức độ nợ quá hạn là tỷ lệ nợ quá hạn

Dư nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn = x 100% (1.2) Tổng dư nợ cho vay

Trong đó: Tổng dư nợ cho vay gồm :

 Các khoản cho vay, ứng trước thấu chi, cho thuê tài chính  Các khoản chiết khấu, tái chiết khấu chứng từ có giá  Các khoản bao thanh tốn

 Các hình thức tín dụng khác

Tỷ lệ nợ quá hạn < 5% được xem là bình thường

Tỷ lệ nợ quá hạn từ 5% đến 10% được xem là khơng bình thường Tỷ lệ nợ quá hạn từ trên 10% đến 15% được xem là cao

Tỷ lệ nợ quá hạn từ trên 15% đến 20% được xem là quá cao. Đây là mức báo động, có thể gây nguy cơ khủng hoảng cho nền kinh tế rất cao.

Để đảm bảo quản lý chặt chẽ nợ quá hạn, các TCTD phân loại nợ theo Điều 5

Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 như sau:

o Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: các khoản nợ trong hạn mà các TCTD

đánh giá có đủ khả năng thu hồi gốc và lãi đúng hạn,

o Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: các khoản NQH dưới 90 ngày, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong thời hạn theo thời hạn nợ đã cơ cấu

o Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: các khoản NQH từ 90 ngày đến 180 ngày, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại

o Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: các khoản NQH từ 181 ngày đến 360 ngày, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại.

o Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: các khoản NQH trên 360 ngày, các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý, các khoản nợ đã cơ cấu lại thời

hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã được cơ cấu lại.  Tỷ lệ nợ xấu

Nợ xấu là những khoản nợ quá hạn từ 91 ngày trở lên mà khơng cịn khả năng thu hồi được và không được tái cơ cấu.

Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005, nợ xấu của các TCTD bao gồm các nhóm nợ như sau:

 Nợ nhóm 3: bao gồm các khoản nợ được các TCTD đánh giá khơng có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn, và có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi.

 Nợ nhóm 4: bao gồm các khoản nợ được TCTD đánh giá có khả năng tổn thất

cao

 Nợ nhóm 5: bao gồm các khoản nợ được TCTD đánh giá khơng cịn khả năng

thu hồi, có thể mất vốn

Tổng dư nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu = x 100% (1.3) Tổng dư nợ cho vay

Tỷ lệ nợ xấu được tính trên tỷ lệ phần trăm giữa dư nợ xấu và tổng dư nợ cho vay tại từng thời điểm.

Nợ xấu gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với nền kinh tế nói chung, hoạt động ngân hàng nói riêng. Do đó, các nhà quản trị ngân hàng phải theo dõi thật chặt

chẽ tỷ lệ nợ xấu để có hướng giải quyết nhằm tránh các nguy hiểm mà Ngân hàng của mình có thể gặp.

 Hệ số rủi ro tín dụng

Tổng dư nợ cho vay

Hệ số rủi ro tín dụng = x 100% (1.4) Tổng tài sản Có

Qua cơng thức trên cho thấy Hệ số rủi ro tín dụng dựa trên tỷ trọng của khoản mục tín dụng trong tài sản có. Khoản mục này càng lớn thì lợi nhuận đem lại cho TCTD càng lớn nhưng cũng mang lại nhiều rủi ro tín dụng. Tổng dư nợ cho vay của ngân hàng thường được chia làm ba nhóm như sau:

 Nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng tốt: là những khoản cho vay có mức độ rủi ro thấp nhưng có thể mang lại thu nhập khơng cao cho TCTD.

Đây là nhóm nợ chiếm tỷ trọng tương đối thấp trong tổng dư nợ cho vay của

TCTD.

 Nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng trung bình: là những khoản cho vay có mức độ rủi ro có thể chấp nhận được và thu nhập mang lại cho

TCTD tương đối vừa phải. Đây là những khoản tín dụng chiếm tỷ lệ cao nhất

trong tổng dư nợ cho vay TCTD.

 Nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng xấu: là những khoản cho vay có mức độ rủi ro lớn, chiếm tỷ lệ thấp trong tổng dư nợ cho vay nhưng mang lại lợi nhuận cao cho TCTD.

 Hệ số thu nợ

Doanh số thu nợ

Hệ số thu nợ = x 100% (1.5) Doanh số cho vay

Hệ số thu nợ càng cao thì rủi ro tín dụng càng thấp vì cơng tác thu nợ tại TCTD

đang tiến triển tốt, biểu hiện khả năng thu hồi nợ từ khách hàng vay vốn.

Việc đánh giá rủi ro tín dụng phải được theo dõi chặt chẽ, có định kỳ thơng qua các chỉ số kinh doanh này của Ngân hàng để từ đó có hướng giải quyết kịp thời đối với các khoản cho vay có dấu hiệu thất thốt vốn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1, tác giả đã khái quát lý luận cơ bản về tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng, nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng, hậu quả của rủi ro tín dụng gây nên cũng như nêu ra các phương pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng đang áp dụng tại các

TCTD.

Những cơ sở lý luận được nêu ra ở chương 1 là nền tảng để tác giả đánh giá thực

trạng hoạt động tín dụng và tình hình quản trị rủi ro tín dụng tại ACB được nghiên

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)