Nguyên nhân từ phía khách hàng vay vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 71 - 72)

2.1.2.2 .Tình hình cho vay

2.3.2. Nguyên nhân từ phía khách hàng vay vốn

2.3.2.1. Khách hàng vay vốn có hoạt động kinh doanh kém hiệu quả

Hiện nay, ACB với định hướng duy trì và phát triển thị trường truyền thống

là doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa cho nên dư nợ đối nhóm khách hàng này khá lớn. Các doanh nghiệp này đang chiếm vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế.

Tuy nhiên, với mơ hình kinh doanh nhỏ lẻ, đối tượng này dễ bị tổn thương khi môi trường kinh doanh gặp bất lợi đặc biệt là trong điều kiện kinh tế từ năm 2011 đến

hạn với quy mô nhỏ, nhân sự yếu kém,… là những nguyên nhân làm cho các doanh nghiệp khó đứng vững để tiếp tục phát triển. Nhiều doanh nghiệp sử dụng vốn vay của ngân hàng nhưng hiệu quả đầu tư thấp do sản phẩm đầu ra khơng có khả năng

cạnh tranh, chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường, trình độ năng lực quản lý

hạn chế,… dẫn đến kinh doanh thua lỗ không trả được nợ.

2.3.2.2. Khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích

Để được vay vốn tại bất cứ ngân hàng nào, KH phải cung cấp thơng tin về

mục đích vay vốn như thế nào. Dựa vào nội dung thông tin được cung cấp, NH sẽ xem xét mục đích đó có hợp pháp hay khơng hay dự án có tính khả thi và hiệu quả tốt hay không. KH sử dụng nguồn thu từ phương án hiệu quả đó để trả nợ vay cho NH. Tuy nhiên, với sự giám sát vốn vay yếu kém của NVTD hay sự cố tình cho qua những sai phạm của KH khi vốn vay được dùng vào mục đích khác so với phương án vay vốn ban đầu. Hậu quả có thể rất nghiêm trọng nếu vốn vay được dùng vào các mục đích có mức độ rủi ro cao như chứng khốn, đầu tư vàng, kinh doanh bất

động sản, đầu tư dàn trải,…Rủi ro tín dụng sẽ rất cao nếu giá vàng khơng theo dự

tính, cổ phiếu và bất động sản bị giảm giá,…

2.3.2.3. Khách hàng cung cấp thông tin không trung thực

Các vụ lừa đảo trong vay vốn xảy ra tại các NHTM có quy mơ ngày càng

lớn với thủ đoạn lừa đảo ngày càng tinh vi hơn. Bên cạnh việc lợi dụng các lỗ hỏng của pháp luật, bọn tội phạm này còn cấu kết với cán bộ ngân hàng lập khống chứng từ để làm giả hồ sơ vay vốn, KH sử dụng giấy tờ bất động sản giả

để thế chấp tại ngân hàng. Tại ACB có phát sinh trường hợp doanh nghiệp làm đẹp số liệu trong báo cáo tài chính để được vay vốn, tiền vay không được khách

hàng sử dụng vào đúng mục đích như phê duyệt của Ban tín dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)