2 .Mục tiêu của đề tài nghiên cứu
5. Kết cấu của luận văn
2.1 Giới thiệu về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
2.1.2.1 Qúa trình hình thành và phát triển
Agribank Tiền Giang là một trong các chi nhánh đầu tiên của Agribank Việt Nam được thành lập theo quyết định số 41/NH-QĐ, ngày 16/6/1988 của NHNN Việt Nam với tên gọi đầu tiên là Ngân hàng Phát triển Nơng nghiệp Tiền Giang.
Từ một ngân hàng kinh doanh trong thời kỳ bao cấp Agribank Tiền Giang đã đứng vững trên thị trường kinh doanh tiền tệ theo cơ chế thị trường, đến nay đã khẳng định vị thế của một ngân hàng mạnh tại Tiền Giang.
Giai đoạn 1988 – 1990
Trong giai đoạn đầu này ngân hàng hoạt động chủ yếu bằng nguồn vốn của NHNN và Agribank để đầu tư tín dụng cho doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã và tập đồn sản xuất nơng nghiệp theo lãi suất cơ bản, đồng thời huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội để cho vay cá thể, cán bộ cơng nhân viên, các xí nghiệp đời sống theo lãi suất thỏa thuận. Dư nợ cho vay lúc này khơng được bảo đảm bằng tài sản. RRTD của Agribank Tiền Giang vượt quá tầm kiểm sốt, nợ quá hạn cuối năm 1990 lên đến 48,7% tổng dư nợ, chủ yếu là nợ của DNNN ở các huyện kinh doanh kém hiệu quả, nợ vay HTX và tập đồn sản xuất nơng nghiệp khơng cĩ khả năng thu hồi, cá nhân sử dụng vốn sai mục đích, nhất là nợ vay của CBCNV. Lúc này ngân hàng phải ngừng hẳn việc cho vay CBCNV, tiến hành phân loại nợ và xác định khả năng trả nợ, áp dụng nhiều biện pháp như trừ dần lương để thu nợ, cho nghỉ việc tạm thời để tìm nguồn trả nợ, xử lý buộc thơi việc và truy tố trước pháp luật.
Giai đoạn 1991 – 1996
Từ bài học kinh nghiệm của giai đoạn trước, giai đoạn này hoạt động ngân hàng đã đi vào nề nếp, xĩa bỏ cơ chế 2 lãi suất, thực hiện quy chế tín dụng, lấy hiệu quả dự án, phương án làm cơ sở để quyết định cho vay. Tín dụng cho hộ gia đình, cá nhân bắt đầu phát triển. Đặc biệt là cho vay hộ nơng dân thơng qua các tổ liên danh vay vốn theo hướng dẫn của QĐ 499A/TDNT ngày 02/9/1993. Chương trình cho vay theo chỉ định của Chính phủ được triển khai như cho vay tơn nền nhà đối với gia đình nghèo vùng lũ, cho vay phục vụ người nghèo. RRTD trong thời kỳ này phát sinh do nơng dân các huyện phía Tây bị thiệt hại thường xun vì lũ lụt trong các năm 1991, 1994 và 1996 hay do tổ trưởng tổ liên danh vay vốn chiếm dụng tiền vay, tiền trả nợ của tổ viên, …
Giai đoạn 1997 – 2004
Giai đoạn này hệ thống luật pháp ngày càng được củng cố và hồn thiện. Luật NHNN, Luật các TCTD, Luật Dân sự, Nghị định 178/NĐ-CP về bảo đảm tiền vay của các TCTD… đã tạo hành lang pháp lý cho hoạt động ngân hàng; Quyết định
67/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ “Về một số chính sách tín dụng NH phục vụ nơng nghiệp và nơng thơn” được triển khai, tạo điều kiện tăng trưởng tín dụng cho nơng nghiệp và nơng thơn. Tín dụng cho DNNN đã giảm dần từ trước cho đến cuối năm 2004 chỉ cịn 0,90% tổng dư nợ nguyên nhân từ lãi suất cho vay cao hơn, những điều kiện cho vay thắt chặt hơn …. so với NHTM khác. RRTD từ cho vay tơn nền nhà, do thiên tai lại phát sinh. Cơn bão số 5 vào đầu tháng 11/1997 đã gây thiệt hại nặng nề đối với ngư dân các huyện phía Đơng của tỉnh Tiền Giang, ngân hàng phải khoanh nợ và cho vay khắc phục hậu quả cơn bão theo Thơng tư số 08/1997/TT-NHNN ngày 12/12/1997 của Thống đốc NHNN Việt Nam. Tiếp theo đĩ, lũ lụt lại tàn phá các huyện phía Tây của tỉnh trong 3 năm liên tục 2000, 2001 và 2002. Ngân hàng phải khoanh nợ và tiếp tục cho vay để khơi phục sản xuất. Năm 1999, bắt đầu thực hiện QĐ 48/1999/QĐ-NHNN về phân loại tài sản cĩ, trích lập và sử dụng quỹ dự phịng để xử lý rủi ro, từ đĩ ngân hàng cĩ nguồn dự phịng để xử lý RRTD.
Giai đoạn 2005 đến 2012
Bảng 2.2: Tình hình nguồn vốn của Agribank Tiền Giang.
ĐVT: tỉ đồng Chỉ tiêu Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Vốn huy động 1.464 1.712 2.223 3.294 3.694 4.884 5.952 7.360 Nguồn vốn khác 1.241 1.279 1.084 438 667 224 325 136 Tổng vốn 2.705 2.991 3.307 3.731 4.361 5.108 6.277 7.496
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Agribank Tiền Giang)
Điểm nổi bật trong giai đoạn này là nguồn vốn của Agribank Tiền Giang đã cĩ sự thay đổi căn bản, vốn huy động ngày càng chiếm tỉ trọng cao và trở thành nguồn vốn chủ yếu. Năm 2005 vốn huy động chiếm 54.12% trong tổng vốn thì đến năm 2012 đã chiếm tỉ trọng 98.25%.
Đến cuối năm 2010, lần đầu tiên vốn huy động đã vượt qua dư nợ cho vay với mức vượt ngày càng tăng, giúp đơn vị thốt khỏi tình trạng thiếu vốn
Tình hình tăng trưởng 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 tổng vốn huy động tổng dư nợ
Đồ thị 2.1:Tình hình tăng trưởng vốn và dư nợ của Agribank Tiền Giang