CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ TÁI CẤU TRÚC TÀI CHÍNH
3.1. Chiến lược phát triển ngành công nghiệp Dệt may Việt Nam giai đoạn
2011 - 2020
3.1.1. Định hướng chung của ngành
Chiến lược phát triển ngành công nghiệp Dệt may Việt Nam định hướng đến
năm 2020 theo hướng chun mơn hóa, hiện đại hóa, nhằm tạo ra bước nhảy vọt về chất và lượng sản phẩm của ngành Dệt may được Nhà nước ta phê chuẩn tại “Chiến
lược phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2015 và tầm nhìn 2020” do Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng ký ngày ngày 14 tháng 3 năm 2008. Các định hướng
chung về ngành Dệt may, bao gồm:
- Dệt may là ngành công nghiệp xuất khẩu chủ lực, tạo nhiều việc làm và giải quyết các vấn đề xã hội, cần được ưu tiên phát triển theo hướng đẩy nhanh việc hiện
đại hoá, đảm bảo tăng trưởng nhanh, ổn định, bền vững và hiệu quả.
- Phát triển dệt may phải đặt trong bối cảnh cạnh tranh, hội nhập và hợp tác
quốc tế, tiếp nhận nhanh làn song chuyển dịch sản xuất dệt may từ các nước phát triển và các nước công nghiệp mới. Hết sức chú ý tăng cường mối liên kết hợp tác với các tập đoàn phân phối, bán lẻ lớn trên thế giới nhằm ổn định khách hàng, thị trường và từng bước tham gia vào các chuỗi liên kết của họ. Liên kết với các nhà sản xuất và cung ứng nguyên phụ liệu, liên kết tiêu thụ sản phẩm.
- Phát triển dệt may theo hướng chun mơn hố và hợp tác hố, đa dạng hố qui mơ và loại hình doanh nghiệp. Đẩy mạnh việc cổ phần hoá các doanh nghiệp dệt may thuộc sở hữu Nhà nước; huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước để phát triển với sự phân công và hợp tác hợp lý.
- Xây dựng Việt Nam trở thành trung tâm thời trang của khu vực trong mối liên kết đa ngành Thương mại- Văn hoá-Du lịch-Sản xuất thời trang.
- Phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng là điều kiện then chốt cho sự phát triển bền vững của ngành dệt may Việt Nam.
- Phát triển dệt may phải gắn với trách nhiệm xã hội, bảo vệ người tiêu dùng và bảo vệ môi trường.
3.1.2. Mục tiêu chiến lược
- Mục tiêu chung: Phát triển dệt may trở thành một trong những ngành công
nghiệp trọng điểm, mũi nhọn và xuất khẩu; thoả mãn ngày càng cao nhu cầu tiêu
dùng trong nước; tạo nhiều việc làm cho xã hội; nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc khu vực và quốc tế.
- Mục tiêu cụ thể:
Bảng 3.1. Mục tiêu tăng trưởng sản xuất và xuất khẩu hàng năm ngành dệt may giai đoạn 2011 - 2020
Chỉ tiêu Giai đoạn 2011-2020
- Tăng trưởng sản xuất công nghiệp 12-14% - Tăng trưởng xuất khẩu hàng năm 15%
Nguổn: Hiệp hội dệt may Việt Nam
Bảng 3.2. Các chỉ tiêu chủ yếu trong chiến lược phát triển dệt may giai đoạn 2011-2020
Chỉ tiêu Đv tính Mục tiêu 2015 Mục tiêu 2020
1. Doanh thu Tỉ USD 18-21 27-30
2. Xuất khẩu Tỉ USD 14-16 20-22
3. Sử dụng lao động Tr. người 3,5 4,5 4. Sản phẩm chính - Bơng xơ tấn 40.000 45.000 - Sợi tổng hợp 1000 tấn 400 600 - Sợi 1000 tấn 500 650 - Vải Triệu m2 1500 2000 - SP may Triệu SP 3000 4000