Định hướng tái cấu trúc tài chính doanh nghiệp dệt may

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tái cấu trúc tài chính doanh nghiệp ngành hàng dệt may (Trang 74 - 75)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ TÁI CẤU TRÚC TÀI CHÍNH

3.3. Giải pháp tái cấu trúc tài chính cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam

3.3.3. Định hướng tái cấu trúc tài chính doanh nghiệp dệt may

Theo phân tích ở chương 2, cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp thuộc

ngành dệt may cịn nhiều bất cập. Tái cấu trúc tài chính là điều cần thiết hiện nay. Tuy nhiên, cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp là khác nhau, khơng thể áp dụng chung một giải pháp cho tất cả các doanh nghiệp. Nhìn một cách tổng thể, trong thời gian tới việc tái cấu trúc tài chính doanh nghiệp ngành dệt may nên được tiến

hành theo những định hướng sau đây:

Một là, điều chỉnh tỷ trọng nợ và vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn cho

cân đối. Hiện tại hệ số nợ của các doanh nghiệp dệt may là khá lớn so với các ngành khác. Nếu tình trạng này cứ duy trì trong điều kiện lãi vay của các ngân hàng đang ở mức rất cao, các doanh nghiệp sẽ phải gánh chịu một chi phí sử dụng vốn lớn, làm

vốn vay nhiều có nguy cơ dẫn đến kiệt quệ tài chính và xấu hơn nữa là phá sản. Các doanh nghiệp cần giảm tỷ trọng nợ trong tổng nguồn vốn và thay thế vào đó bằng

nguồn vốn chủ sở hữu, có thể từ lợi nhuận giữ lại hoặc từ vốn cổ phần mới phát hành.

Hai là, cân đối tỷ trọng nợ ngắn hạn và dài hạn trong tổng nợ cho phù hợp với

cơ cấu tài sản ngắn hạn và dài hạn. Hiện nay các doanh nghiệp đang vi phạm

nguyên tắc dùng nhiều nợ ngắn hạn tài trợ cho đầu tư tài sản dài hạn. Làm như vậy doanh nghiệp phải trả giá khi các khoản nợ ngắn hạn đáo hạn trong khi tài sản dài hạn đầu tư chưa hoàn vốn, dẫn đến doanh nghiệp mất khả năng thanh tốn, tình hình tài chính khơng ổn định. Thông tin này rất nhạy cảm đối với các cổ đông của công ty, họ sẽ tranh thủ bán cổ phiếu, kết quả là giá cổ phiếu giảm nhanh chóng, đồng

nghĩa với giá trị của doanh nghiệp sẽ giảm. Cần giảm tỷ trọng nợ ngắn hạn trong cấu trúc tài chính bằng cách chuyển nợ vay ngắn hạn sang vay dài hạn, thay khoản vay ngắn hạn bằng các khoản ứng trước của khách hàng, các khoản trả chậm cho

người cung cấp hoặc các nguồn vốn chiếm dụng hợp pháp khác. Một số tài sản dài hạn có giá trị lớn có thể dùng giải pháp th tài chính.

Ba là, đa dạng hóa các kênh huy động vốn để tránh phụ thuộc quá nhiều vào

vốn vay và tạo đủ nguồn vốn cho các kế hoạch phát triển, giúp doanh nghiệp thích nghi với mơi trường tài chính ln biến động như hiện nay. Các nguồn vốn doanh

nghiệp dệt may có thể sử dụng khi có nhu cầu vốn bao gồm: lợi nhuận giữ lại, vốn phát hành cổ phiếu mới, vốn vay tổ chức tín dụng, vốn phát hành trái phiếu, và các nguồn vốn khác. Khai thác nhiều kênh huy động vốn cũng là cách tìm kiếm nguồn tài trợ có chi phí thấp, cân bằng rủi ro và đảm bảo quá trình đầu tư khơng bị gián

đoạn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tái cấu trúc tài chính doanh nghiệp ngành hàng dệt may (Trang 74 - 75)