Mô tả thống kê cấu trúc nợ và cấu trúc tài sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tái cấu trúc tài chính doanh nghiệp ngành hàng dệt may (Trang 51 - 59)

Statistics TSNH/Tong TS (%) TSDH/Tong TS (%) No NH/Tong No (%) No DH/Tong No (%) N Valid 45 45 45 45 Missing 0 0 0 0 Mean 56.2444 43.7556 79.2624 20.7376 Median 60.0800 39.9200 85.6000 14.4000 Minimum 14.36 6.59 20.02 .34 Maximum 93.41 85.64 99.66 79.98 Nguồn: tính tốn từ chương trình SPSS 16.0

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát

Hình 2.10. So sánh cấu trúc nợ và cấu trúc tài sản của các doanh nghiệp ngành Dệt may Việt Nam

Dựa vào kết quả thống kê ở bảng 2.4 và biểu đồ ở hình 2.10, chúng ta thấy

rằng nợ của các doanh nghiệp Dệt may chủ yếu là nợ ngắn hạn với tỷ trọng bình quân trong mẫu khảo sát là 79,26%, nợ dài hạn chỉ chiếm 20,74% tổng nợ. Trong khi đó, nếu xem xét cấu trúc tài sản của những doanh nghiệp này thì có đến 43,76% giá trị tài sản thuộc tài sản dài hạn. Như vậy có nghĩa là các doanh nghiệp Dệt may

đã sử dụng vốn ngắn hạn để đầu tư vào tài sản dài hạn. Đây là điều nguy hiểm về

TSNH/ Tong TS, 56.24% TSDH/ Tong TS, 43.76% No DH/ T ong No, 20.74% No NH/ T ong No, 79.26%

mặt tài chính, dẫn đến tiềm ẩn nhiều rủi ro kiệt quệ tài chính và hậu quả sẽ đưa

doanh nghiệp đến tình trạng mất khả năng thanh toán khi nợ ngắn hạn đến hạn. - Khi một doanh nghiệp muốn tăng vốn kinh doanh, họ có thể lựa chọn một hoặc là kết hợp các nguồn vốn: lợi nhuận giữ lại, vốn cổ phần mới phát hành, vay các tổ chức tín dụng, phát hành trái phiếu. Tuy nhiên sau khi khảo sát, chúng ta lại thấy việc tăng vốn kinh doanh của các Doanh nghiệp Dệt may phần lớn trông chờ nhiều vào vốn vay ngân hàng vì khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp là rất thấp, ROA bình quân ở mức 8,18% nên nguồn lợi nhuận giữ lại là rất nhỏ. Trong khi đó, rất nhiều cơng ty Dệt may chưa niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán nên rất khó huy động vốn thơng qua phát hành cổ phiếu, còn việc phát hành trái phiếu thì

chưa hề thấy ở ngành Dệt may nước ta. Như vậy vốn của ngành Dệt may phụ thuộc rất nhiều vào ngân hàng.

Nguyên nhân dẫn tới những bất cập trên:

- Nguyên nhân chủ quan:

+ Công nghiệp dệt may của Việt Nam chủ yếu dựa vào gia cơng: Theo số liệu của Bộ Cơng thương, chi phí nhập khẩu vải sợi và phụ kiện dệt may chiếm từ 70% - 80% kim ngạch xuất khẩu của ngành Dệt may. Điều này cho thấy ngành dệt may

của Việt Nam cịn nặng về gia cơng, giá trị gia tăng thấp. Đây là nguyên nhân chủ yếu làm cho cơ cấu tài sản nặng về tài sản ngắn hạn, ít đầu tư tài sản dài hạn, nên cơ cấu nguồn vốn chủ yếu là vốn vay ngắn hạn, tỷ trọng vốn chủ sở hữu thấp dẫn đến cấu trúc vốn bất hợp lý.

+ Trình độ cơng nghệ thấp: Do chỉ quan tâm đầu tư tài sản ngắn hạn, chưa chú trọng tăng cường đầu tư tài sản cố định, hiện đại hóa máy móc thiệt bị đã đưa đến

tình trạng máy móc thiết bị lạc hậu, năng suất lao động thấp, giá thành cao làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

+ Thiết kế sáng tạo mẫu mã đơn điệu, chưa phong phú, đa dạng: Do sản xuất nặng về gia công nên khâu thiết kế sáng tạo mẫu mã còn yếu. Trong khi đây là khâu then chốt mang lại giá trị gia tăng cao, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh

nghiệp, do đó sản phẩm dệt may của Việt Nam chưa chinh phục được thị trường thế giới.

+ Trình độ marketing sản phẩm còn nhiều yếu kém: Do sản xuất nặng về gia

công nên các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn Tp Hồ Chí Minh chưa quan tâm

cơng tác tiếp thị, chưa đi tắt đón đầu, nắm bắt nhu cầu thị trường thế giới để đưa ra

mẫu mã sản phẩm phù hợp mang tính độc đáo riêng của mình.

Xuất phát từ những yếu kém nêu trên dẫn đến lợi nhuận của các doanh nghiệp trong ngành Dệt may hàng năm là tương đối thấp. Điều này tạo ra khó khăn trong

việc gia tăng nguồn vốn chủ sở hữu trong cơ cấu tài chính vì lợi nhuận giữ lại thấp, nhà đầu tư cũng không mặn mà với cổ phiếu của các doanh nghiệp ngành Dệt may.

Điều này cũng lý giải tại sao hệ số nợ của các doanh nghiệp ngành Dệt may ở mức

khá cao.

- Nguyên nhân tố khách quan:

+ Chính sách lãi suất: Doanh nghiệp dệt may là một trong những đối tượng

chính trong chính sách hỗ trợ lãi suất của chính phủ năm 2008. Đây cũng là nguyên nhân khách quan kích thích đẩy tỷ lệ nợ vay của các doanh nghiệp trong ngành lên rất cao. Tuy nhiên, năm 2010 tỷ lệ này đã giảm mạnh ở một số doanh nghiệp như

may Nhà Bè, May Sài Gòn, may Gilimex… đây cũng là những doanh nghiệp tốt, có tình hình tài chính lành mạnh nhất trong ngành.

+ Tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái sẽ tác động đến quyết định cấu trúc tài chính

ở nhiều góc độ khác nhau tùy thuộc vào cơ cấu doanh thu, thị trường tiêu thụ,… Tỷ

giá hối đối tăng có thể làm tăng lợi nhuận doanh nghiệp xuất khẩu. Trong trường

hợp này cơng ty có thể gia tăng nợ vay bằng đồng nội tệ. Tuy nhiên, tỷ giá tăng có

thể làm tăng lãi suất đồng nội tệ và làm tăng chí phí vốn cho doanh nghiệp. Trong

những năm qua tỷ giá hối đối ở nước ta có xu hướng tăng mạnh dẫn đến giá trị

nhập khẩu nguyên vật liệu, phụ liệu của ngành Dệt may tăng lên khi tính ra đồng

nội tệ.

+ Thị trường chứng khốn khơng thật sự hấp dẫn đối với nhà đầu tư, vốn có xu hướng rút dần ra khỏi thị trường gây kho khăn trong việc huy động vốn thông qua

kênh phát hành cổ phiếu của các công ty cổ phần nói chung và các cơng ty cổ phần ngành Dệt may nói riêng.

+ Lạm phát cao cũng là một trong những nguyên nhân. Giá các yếu tố đầu vào tăng lên buộc các doanh nghiệp phải thường xuyên bổ sung vốn kinh doanh. Lạm phát làm cho lãi suất ngân hàng tăng cao dẫn đến chi phí vốn cuả doanh nghiệp

cũng tăng theo.

Để có một cái nhìn cụ thể về cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp ngành

Dệt may Việt Nam, tác giả đi phân tích cấu trúc tài chính của 2 doanh nghiệp Dệt may điển hình: cơng ty Cổ phần Dệt may – Đầu tư – Thương mại Thành Công, tổng công ty May Nhà Bè.

Công ty Cổ phần Dệt may – Đầu tư – Thương mại Thành Công

0.71 0.67 0.64 0.00 0.20 0.40 0.60 0.80 2008 2009 2010 Hệ số nợ

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát

Hình 2.11. Hệ số nợ của công ty Cổ phần Dệt may – Đầu tư – Thương mại Thành Công từ 2008 - 2010

67.55% 32.45% 61.40% 38.60% 69.84% 30.16% 0% 20% 40% 60% 80% 100% 2008 2009 2010 Cấu trúc nợ % Nợ NH/Tổng nợ % Nợ DH/Tổng nợ 39.12% 60.88% 38.55% 61.45% 48.24% 51.76% 0% 20% 40% 60% 80% 100% 2008 2009 2010 Cấu trúc tài sản %TSNH/TS %TSDH/TS

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát

Hình 2.12. Cấu trúc nợ và cấu trúc tài sản của công ty Cổ phần Dệt may – Đầu tư – Thương mại Thành Công từ 2008 - 2010

Đối với công ty Thành Cơng, cấu trúc tài chính qua các năm cịn nhiều bất

hợp lý. Tỷ trọng nợ tuy có giảm qua các năm nhưng vẫn chiếm tỷ lệ cao, năm 2010, nợ chiếm 64%, trong khi tỷ trọng vốn chủ sở hữu chỉ chiếm 36% tổng vốn. Một

điều đáng lưu ý nữa ở công ty này là cấu trúc nợ và cấu trúc tài sản không cân đối,

tỷ trọng nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ lệ cao từ 67,55% (năm 2008) đến 69,84% (năm 2010) nhưng tỷ trọng tài sản ngắn hạn chỉ dao động từ 39,12% (năm 2008) đến

48,24% (năm 2010). Điều này dẫn đến có những năm công ty đã dùng vốn ngắn hạn

để tài trợ cho việc đầu tư tài sản dài hạn. Chẳng hạn như năm 2009, nợ ngắn hạn

của công ty 702.256.196.978 đồng nhưng giá trị tài sản ngắn hạn chỉ ở mức

657.498.371.999 đồng, đồng nghĩa với việc công ty đã dùng nợ ngắn hạn tài trợ cho tài sản dài hạn ít nhất là 44.757.824.979 đồng. Nếu tình trạng này kéo dài thì doanh nghiệp phải đối mặt với nguy cơ mất khả năng thanh toán khi các khoản nợ ngắn

hạn đáo hạn.

0.81 0.84 0.86 0.00 0.20 0.40 0.60 0.80 1.00 2008 2009 2010 Hệ số nợ

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát

Hình 2.13. Hệ số nợ của tổng công ty May Nhà Bè từ 2008 - 2010

93.75% 6.25% 96.78% 3.22% 97.37% 2.63% 0% 20% 40% 60% 80% 100% 2008 2009 2010 Cấu trúc nợ % Nợ NH/Tổng nợ % Nợ DH/Tổng nợ 39.12% 60.88% 38.55% 61.45% 48.24% 51.76% 0% 20% 40% 60% 80% 100% 2008 2009 2010 Cấu trúc tài sản %TSNH/TS %TSDH/TS

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát

Hình 2.14. Cấu trúc nợ và cấu trúc tài sản của tổng công ty May Nhà Bè từ 2008 - 2010

Dựa vào biểu đồ thống kê, ta thấy tình hình cấu trúc tài chính của tổng công ty May Nhà Bè cũng không hơn gì cơng ty Thành Cơng. Đáng chú ý nhất là hệ số nợ quá cao, từ năm 2008 – 2010 tỷ lệ nợ tăng từ 81% - 86%. Tại cơng ty này có một sự chênh lệch rất lớn khi so sánh cấu trúc nợ và cấu trúc tài sản. Nợ của công ty chủ yếu là nợ ngắn hạn, chiếm từ 93,75% (năm 2008) đến 97,37% (năm 2010), trong

khi cơ cấu tài sản thì tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng cao hơn, tài sản ngắn hạn chỉ chiếm từ 39,12% - 48,24% trong khoảng thời gian từ năm 2008 -2010. Như vậy không tránh khỏi chuyện tổng công ty May Nhà Bè dùng nợ ngắn hạn để đầu tư vào tài sản dài hạn. Cụ thể như năm 2010, tài sản ngắn hạn của công ty là 1.022.594.301.601 đồng nhưng nợ ngắn hạn 1.156.544.145.753 đồng, do đó có thể

khẳng định cơng ty đã vay ngắn hạn cho mục đích đầu tư dài hạn ít nhất một số tiền là 133,949,844,152 đồng. Những bất hợp lý về cơ cấu vốn nói trên càng đáng ngại hơn khi chiều hướng năm sau cao lại cao hơn năm trước.

2.3. Đặc điểm ngành Dệt may ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các cơng ty trong ngành

- Ngành Dệt may trong những năm qua có tốc độ tăng trưởng nhanh dẫn đến

áp lực phải tăng vốn đầu tư của các doanh nghiệp dệt may qua các năm. Mỗi khi các doanh nghiệp trong ngành tăng vốn đầu tư bằng nhiều kênh huy động vốn khác

nhau rất có thể sẽ dẫn đến phá vỡ cấu trúc tài chính hiện tại.

- Số lượng doanh nghiệp dệt may có quy mơ nhỏ và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm đa số tại Việt Nam, việc tiếp cận các nguồn vốn vì thế cũng gặp nhiều khó khăn. Các doanh nghiệp như thế này cũng chưa có định hướng mang tính chiến lược trong xây dựng cấu trúc tài chính.

- Tỷ suất sinh lợi của các doanh nghiệp ngành Dệt may hiện tại là quá thấp nên hầu như khơng có khả năng tăng vốn bằng nguồn vốn lợi nhuận giữ lại. Hơn nữa, số lượng công ty trong ngành niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn nên lượng vốn huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu cũng chiếm tỷ lệ không cao. Nguồn vốn mà các doanh nghiệp dệt may trông chờ vào nhiểu nhất là vốn vay ngân hàng.

- Dệt may là một trong những ngành có sự biến động lớn mang tính mùa vụ trong doanh số nên thường có tỷ lệ vay ngắn hạn lớn.

- Doanh nghiệp dệt may của Việt Nam hiện nay chủ yếu vẫn là thực hiện các

ro kinh doanh thấp. Vì thế, các doanh nghiệp ngành Dệt may thường duy trì hệ số nợ cao trong cấu trúc tài chính.

2.4. Ứng dụng mơ hình hồi quy tuyến tính bội để phân tích các nhân tố ảnh

hưởng đến cấu trúc tài chính

2.4.1. Lựa chọn mẫu phân tích

Những mơ hình nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam do giới hạn về nguồn dữ liệu nên tác giả đã chọn mẫu nghiên cứu từ báo cáo tài chính của các cơng ty cổ phần. Để loại bỏ tác động ngành đối với cấu trúc tài chính, trong bài viết này tác giả sử dụng ngẫu nhiêu số liệu của 15 công ty thuộc ngành Dệt may Việt Nam nằm trong top 67 doanh nghiệp Dệt may lớn nhất nước. Số liệu được cập nhật gần thời

điểm thực hiện phân tích nhất trong 3 năm 2008, 2009, 2010. Như vậy mẫu phân

tích gồm 45 quan sát.

2.4.2. Lựa chọn biến

2.4.2.1. Biến phụ thuộc (biến đại diện cấu trúc tài chính của doanh nghiệp):

Như đã trình bày ở phần trên, để phân tích cấu trúc tài chính, tác giả dựa vào

các chỉ tiêu (các biến) như sau:

DA: hệ số nợ, được tính bằng cách lấy tổng nợ chia cho tổng nguồn vốn. EA: hệ số vốn chủ sở hữu, được tính bằng cách lấy vốn chủ sở hữu chia cho

tổng nguồn vốn.

SDE: tỷ số nợ ngắn hạn trên vốn chủ sở hữu, được tính bằng cách lấy nợ ngắn hạn chia cho vốn chủ sở hữu.

LDE: tỷ số nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu, được tính bằng cách lấy nợ dài hạn chia cho vốn chủ sở hữu.

TDE: tỷ số tổng nợ trên vốn chủ sở hữu, được tính bằng cách lấy tổng nợ chia cho vốn chủ sở hữu.

Khi thu thập dữ liệu và tính hệ số tương quan giữa các biến trên bằng chương trình SPSS 16.0, ta có kết quả sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tái cấu trúc tài chính doanh nghiệp ngành hàng dệt may (Trang 51 - 59)