Thiết kế nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của sự hiểu biết chung, năng lực mã hóa và năng lực giải mã đến hiệu quả chuyển giao tri thức trong đào tạo thạc sĩ (Trang 35 - 38)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện bao gồm hai bước chính: (1) nghiên cứu sơ bộ để xây dựng bảng câu hỏi phỏng vấn và (2) nghiên cứu chính thức nhằm thu thập,

phân tích dữ liệu khảo sát, ước lượng và kiểm định mơ hình nghiên cứu. Tồn bộ quy trình nghiên cứu được thể hiện tại hình 3.1.

3.2.1. Nghiên cứu sơ bộ

Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua hai bước. Bước 1 là bước nghiên cứu định tính bằng phương pháp thảo luận tay đơi với 20 học viên nhằm khám phá, hiệu chỉnh và bổ sung các thang đo của các nhà nghiên cứu trước. Trong bước này, tác giả sẽ xây dựng bản phỏng vấn gồm các câu hỏi mở (xem “Dàn bài thảo luận” tại phụ lục 1) để thu thập thêm các biến thích hợp từ các học viên. Kết quả của bước này là một bản khảo sát sơ bộ. Bước 2 là bước nghiên cứu định lượng với kích thước mẫu 119 để hiệu chỉnh bảng khảo sát sơ bộ, đưa ra bảng khảo sát chính thức.

Thực tế nghiên cứu gốc được Ko & ctg (2005) thực hiện trong ngữ cảnh của việc chuyển giao tri thức từ một đơn vị tư vấn sang cho khách hàng và giúp khách hàng áp dụng tri thức đó vào thực tiễn. Trong khi đó nghiên cứu này tác giả thực

hiện trong ngữ cảnh tri thức được chuyển giao từ phía giảng viên sang học viên nên bảng câu hỏi phải được hiệu chỉnh lại cho phù hợp với ngữ cảnh nghiên cứu và phù hợp với thị trường Việt Nam. Sau khi khảo sát tay đôi, một số biến không phù hợp

đã bị loại bỏ đồng thời câu chữ được hiệu chỉnh lại để giúp người được phỏng vấn

hiểu đúng vấn đề cần phỏng vấn.

3.2.2. Nghiên cứu chính thức 3.2.2.1. Chọn mẫu nghiên cứu 3.2.2.1. Chọn mẫu nghiên cứu

Trong nghiên cứu này mẫu được chọn theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện,

đây là phương pháp chọn mẫu phi xác suất trong đó nhà nghiên cứu tiếp cận với các đối tượng nghiên cứu bằng phương pháp thuận tiện. Điều này đồng nghĩa với việc

nhà nghiên cứu có thể chọn các đối tượng mà họ có thể tiếp cận được (Nguyễn Đình Thọ 2011). Phương pháp này có ưu điểm là dễ tiếp cận các đối tượng nghiên cứu và

thường được sử dụng khi bị giới hạn thời gian và chi phí. Nhưng nhược điểm của phương pháp này là không xác định được sai số do lấy mẫu.

Theo Hair & ctg (1998), để có thể phân tích nhân tố khám phá (EFA) tốt thì cần thu thập bộ dữ liệu với ít nhất 5 mẫu nghiên cứu trên một biến quan sát. Cũng

có nhà nghiên cứu cho rằng kích thước mẫu tối thiểu phải là 200 (Hoelter 1983). Theo Tabachnick & Fidell (2007), kích thước mẫu n > = 8m + 50

Trong đó:

- n: cỡ mẫu

- m: số biến độc lập của mơ hình

Theo mơ hình nghiên cứu này số biến độc lập là 19 nên kích thước mẫu ít nhất là 202. Để đảm bảo sự thuận lợi và không bị gián đoạn trong nghiên cứu, tác giả quyết định tiến hành thu thập 330 mẫu dữ liệu để sau khi gạn lọc và làm sạch dữ liệu sẽ đạt được kích cỡ mẫu như mong muốn.

Đối tượng khảo sát là học viên cao học đang theo học giai đoạn chuyên

ngành. Học viên cao học ở giai đoạn chuyên ngành được chọn bởi 2 lý do chính. Thứ nhất, trong các khóa học thì giảng viên với vai trị là bên chuyển giao tri thức

và học viên là bên tiếp nhận tri thức. Học viên tiếp nhận những tri thức tiếp thu được từ giảng viên và biến nó thành tri thức của riêng mình. Thứ hai, các môn học ở

giai đoạn chuyên ngành mang tính thực tiễn cao, từ đó học viên có thể áp dụng

những tri thức mà mình tiếp thu được thơng qua khố học và áp dụng trong việc

nhận diện hoặc giải quyết các vấn đề thực tiễn nơi mà họ làm việc.

Hình 3.1: Qui trình nghiên cứu

Thang đo

nháp 1

Cơ sở lý thuyết (tri thức, chuyển giao tri thức, kết quả nghiên

cứu của Ko & ctg (2005)…)

Định tính (thảo luận tay đơi, n=20) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Định lượng sơ bộ (phỏng vấn trực tiếp hoặc thông qua mạng

internet bằng bảng câu hỏi chi tiết, n = 119)

Cronbach alpha và EFA

Loại các biến có hệ số tương quan biến - tổng nhỏ Kiểm tra hệ số alpha

Loại các biến có trọng số EFA nhỏ Kiểm tra yếu tố và phương sai trích

Định lượng chính thức (phỏng vấn trực tiếp hoặc thơng qua mạng

Internet bằng bảng câu hỏi chi tiết, n = 330)

Cronbach alpha và EFA

Loại các biến có hệ số tương quan biến - tổng nhỏ Kiểm tra hệ số alpha

Loại các biến có trọng số EFA nhỏ Kiểm tra yếu tố và phương sai trích

Phân tích tương quan và phân tích

hồi quy tuyến tính đơn và bội

Phân tích phương sai (ANOVA)

Thang đo nháp 2 Thang đo hoàn chỉnh Viết báo cáo

3.2.2.2. Phương pháp phân tích dữ liệu

Sau khi thu thập, các bản phỏng vấn được xem xét và loại đi những bản phỏng vấn không đạt yêu cầu (bỏ trống nhiều, chỉ chọn một mức độ đồng ý đối với tất cả các câu hỏi…); sau đó mã hóa, nhập liệu chung vào bảng khảo sát được xây dựng trên internet bằng công cụ google docs, thu được bộ dữ liệu cuối cùng với kích thước là 303.

Đề tài sử dụng cơng cụ phân tích dữ liệu: thống kê mô tả, kiểm định độ tin

cậy của các thang đo (Cronbach’s Alpha), phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích hồi quy và các phân tích khác (T-test, ANOVA,…) với phần mềm SPSS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của sự hiểu biết chung, năng lực mã hóa và năng lực giải mã đến hiệu quả chuyển giao tri thức trong đào tạo thạc sĩ (Trang 35 - 38)