CHƯƠNG 4 : PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KHẢO SÁT
4.6. Phân tích hồi quy
4.6.2. Mơ hình hồi quy 2
Xem xét tác động của biến hiểu biết chung (SU) lên chuyển giao tri thức
(KT). Mơ hình hồi quy có dạng: KT = β0 + β1 SU
Kết quả phân tích hồi quy bằng SPSS với phương pháp ENTER (đồng thời):
Bảng 4.12 Tóm tắt mơ hình
Mơ hình R R2 R2 hiệu chỉnh Sai lệch chuẩn
1 .764 .583 .582 . 42193
Biến phụ thuộc: Chuyển giao tri thức (KT) Biến độc lập: Hiểu biết chung (SU)
Bảng 4.13 ANOVA Mơ hình Tổng bình phương (Sum of Squares) df Bình phương trung bình (Mean Square) F Sig. 1 Hồi quy 74.991 1 74.991 421.248 .000 Phần dư 53.585 301 .178 Tổng cộng 128.576 302 Biến phụ thuộc: KT Biến độc lập: SU
Bảng 4.14 Trọng số hồi quy
Mơ hình
Trọng số chưa chuẩn hóa Trọng số đã chuẩn hóa t Mức ý nghĩa Sig. B Độ lệch chuẩn Beta (β) 1 Hằng số 1.049 .127 8.236 .000 Hiểu biết chung (SU) .697 .034 .764 20.524 .000
Biến phụ thuộc: Chuyển giao tri thức (KT) Biến độc lập: Hiểu biết chung (SU)
Kết quả hồi quy cho thấy:
Kiểm định F (Bảng ANOVA) cho thấy mức ý nghĩa p (trong SPSS ký hiệu
sig.) = .000. Như vậy mơ hình hồi quy phù hợp.
Hệ số R2 = .583 ( ≠ 0) và R2 hiệu chỉnh = .582 nghĩa là mơ hình hồi quy tuyến tính bội đã xây dựng phù hợp với tập dữ liệu là 58.2%. Hay nói cách khác, các biến độc lập giải thích được khoảng 58.2% phương sai của biến phụ thuộc.
Kết quả phân tích hồi quy cho thấy giá trị sig. của biến SU = 0. Điều này có nghĩa là biến độc lập SU có ý nghĩa trong mơ hình này.
Sau khi phân tích hồi quy và kiểm tra các giả định của hàm hồi quy tuyến tính, ta có thể kết luận: Mơ hình hồi quy đã xây dựng xem xét sự tác động của hiểu biết chung đến chuyển giao tri thức là phù hợp với tổng thể, các giả định không bị vi phạm. Phương trình hồi quy tuyến tính được viết theo hệ số Beta chuẩn có dạng
như sau:
KT = 0.764 SU
(Chuyển giao tri thức = 0.764 x Hiểu biết chung)
Phương trình hồi quy cho thấy biến hiểu biết chung tác động cùng chiều lên
chuyển giao tri thức điều đó có nghĩa là: Sự hiểu biết chung giữa giảng viên và học
viên càng nhiều thì hiệu quả chuyển giao tri thức càng cao. Như vậy giả thuyết H3 được chấp nhận.