Mơ hình phân tích hồi quy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng năng suất yếu tố tổng hợp của các ngành ở việt nam (Trang 36 - 40)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Mơ hình phân tích hồi quy

Với mục tiêu nghiên cứu là đánh giá tác động của dòng vốn FDI đến tốc độ tăng

trưởng TFP của các ngành ở Việt Nam, sử dụng dữ liệu bảng cho 16 ngành trong giai

đoạn từ năm 2000 đến 2011, tác giả sử dụng mơ hình kinh tế lượng như sau:

TFPGit= α + β1 FDIit+ β2 Tradeit+ β3 Scaleit+ β4 K_intensityit + εit

Với i kí hiệu cho ngành, t kí hiệu cho năm.

Biến TFPGit là biến phụ thuộc trong mơ hình. Biến đại diện cho tốc độ tăng trưởng TFP của ngành. Biến FDIit là biến mục tiêu phân tích của mơ hình. Các biến cịn lại là các biến kiểm sốt, trong đó biến Tradeit đại diện cho thương mại quốc tế thể hiện bởi hoạt động xuất nhập khẩu. Và các biến Scaleit, K_intensityit thể hiện đặc tính của ngành.

Định nghĩa các biến:

TFPGit: Là biến phụ thuộc trong mơ hình, đại diện cho tăng trưởng TFP, dữ liệu được tính tốn ở trên.

FDIit: Là biến đại diện cho dòng vốn FDI vào các ngành, được đo bằng tỉ lệ dòng vốn FDI đăng kí đầu tư vào ngành và tổng đầu ra của ngành. Vì chỉ thu thập được số liệu dịng vốn FDI đăng ký đầu tư vào các ngành, với lập luận rằng từ khi đăng kí đến

thực hiện cần độ trễ về thời gian, tác giả sử dụng số liệu FDI năm t-1 để phân tích tác

động cho năm t.

Tradeit: Là biến đại diện cho thương mại quốc tế, được đo bằng tỉ lệ thuế xuất nhập khẩu ngành và tổng thuế và các khoản phải nộp của ngành.

Scaleit: là biến thể hiện cho qui mơ của ngành, được tính bằng logarit tự nhiên tổng giá trị đầu ra của ngành.

K_intensityit: là biến đo cường độ sử dụng vốn trên mỗi lao động của doanh

nghiệp, được tính bằng vốn cố định bình quân trên mỗi lao động.

Biến FDIit là biến đại diện cho dòng vốn FDI vào các ngành. Như phần cơ sở lý

thuyết ở chương 2, FDI kỳ vọng sẽ có tác động lớn đến tăng trưởng TFP. Ngoài việc mang đến nguồn vốn đầu tư lớn, nó cịn mang đến cho nước tiếp nhận đầu tư cơng

nghệ và trình độ quản lý tiên tiến, giúp phát triển vốn con người, nâng cao kỹ năng lao

động. Đây là những nhân tố quan trọng tác động đến tăng trưởng TFP. Các doanh

nghiệp FDI còn tạo các liên kết ngược-xuôi, tác động cạnh tranh với các doanh nghiệp

trong nước giúp các doanh nghiệp trong nước bắt buộc phải nâng cao năng suất và chất lượng để có thể tồn tại và phát triển. Tuy nhiên sự hiện diện của FDI gây nên tác động

lấn át có thể dẫn đến tình trạng giảm sản lượng của doanh nghiệp trong nước. Theo như các mơ hình lý thuyết và các nghiên cứu thực hiện trước đây, trong nghiên cứu này tác giả kỳ vọng FDI sẽ có tác động dương lên tăng trưởng TFP.

Tradeit là biến đại diện cho thương mại quốc tế, đặc trưng bởi hoạt động xuất, nhập khẩu. Mở cửa thương mại quốc tế có thể cung cấp cho một quốc gia tiếp cận tốt hơn với công nghệ phát triển ở nơi khác và tăng cường q trình bắt kịp cơng nghệ thơng qua việc thích ứng các cơng nghệ tiên tiến nước ngồi (Keller và Yeaple, 2004). Nhập khẩu máy móc, sản phẩm cơng nghệ tiên tiến có thể giúp các nhà sản xuất trong nước sản xuất một sản phẩm tốt tương tự với doanh nghiệp FDI với chi phí thấp hơn hoặc

động đến TFP. Lý thuyết học tập bằng cách thực hành -learning by doing (Arrow,

1962) đã chỉ ra rằng các doanh nghiệp có thể học tập thơng qua làm việc, việc cố gắng giải quyết một vấn đề sẽ giúp rút ra nhiều bài học bổ ích. Ở đây các nhà doanh nghiệp

trong nước sẽ học tập bằng cách xuất khẩu, tham gia vào thị trường xuất khẩu. Khi

tham gia vào thị trường quốc tế, các nhà xuất khẩu phải tuân thủ các qui định quốc tế về chất lượng sản phẩm cũng như các điều kiện giao dịch. Hơn thế nữa, để xuất khẩu ra thị trường nước ngoài các nhà xuất khẩu phải tìm hiểu về thị trường và nhu cầu khách hàng của nước đó. Từ đó, các nhà xuất khẩu trong nước sẽ nhận sự giúp đỡ của các nhà nhập khẩu nước ngoài. Các nhà nhập khẩu nước ngoài sẽ chỉ cho cách quản lý qui trình sản xuất sao cho hiệu quả, cách kiểm soát chất lượng đầu ra sản phẩm cũng như huấn luận lao động. Như nhận định của Grossman và Helpman (1991) rằng ” khi sản phẩm nội địa được xuất khẩu, các nhà nhập khẩu nước ngồi có thể đề xuất những cách để cải tiến qui trình sản xuất”. Mặt khác, sự cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường quốc tế sẽ làm cho các nhà xuất khẩu trong nước sẽ dần lớn mạnh lên. Xuất khẩu cũng giúp làm mở rộng thị trường tiêu thụ, thúc đẩy các doanh nghiệp mở rộng sản xuất từ đó sẽ tận dụng lợi thế kinh tế theo qui mô giúp nâng cao năng xuất. Nghiên cứu Miller và

Upadhyay (2000) với 83 quốc gia trên thế giới chỉ ra rằng xuất khẩu, đo lường bởi tỷ trọng xuất khẩu trong GDP, tác động tích cực đến tăng trưởng TFP (ở mức ý nghĩa

1%). Nghiên cứu khác của Jajri (2007) với nền kinh tế Malaysia giai đoạn 1971-2004 chỉ ra rằng mở cửa thương mại quốc tế, đo lường bởi tỉ số của tổng giá trị xuất, nhập khẩu chia cho GDP, có tác động tích cực đến tăng trưởng TFP. Trong nghiên cứu này, biến Tradeit được kỳ vọng tác động dương lên tăng trưởng TFP.

Biến Scaleit là biến đại diện cho qui mơ của ngành. Theo lý thuyết về tính kinh tế

theo qui mô, khi doanh nghiệp mở rộng qui mô sản xuất thì sẽ giúp giảm chi phí cố

định, tăng hiệu quả sản xuất. Mặt khác, khi mở rộng sản xuất, đồng nghĩa doanh nghiệp đầu tư cải tiến công nghệ, nâng cao trình độ quản lý. Vì vậy, qui mơ sản xuất được kỳ

lan tỏa của FDI ở Bồ Đào Nha giai đoạn 1996-1998, dữ liệu bảng với 2133 doanh

nghiệp, Proenỗa (2002) đã cho thấy qui mô doanh nghiệp, đo bằng tỉ lệ đầu ra của

doanh nghiệp chia cho giá trị trung bình của đầu ra của 5 doanh nghiệp lớn nhất cùng

ngành, tác động tích cực đến năng suất lao động. Trong nghiên cứu của Thangavelu,

Findlay và Chongvilaivan (2010) cũng cho thấy tác động tích cực (mức ý nghĩa 1%) của biến qui mô doanh nghiêp, được đo bằng logarit của tổng doanh thu doanh nghiệp, trong nghiên cứu của mình ở Việt Nam giai đoạn 2002-2008.

K_intensityit là biến đo cường độ sử dụng vốn trên 1 lao động của ngành, được tính bằng vốn cố định bình quân trên 1 lao động. Biến này được coi là đại lượng đo tài sản vốn vật chất mà ngành tạo ra trong q trình đầu tư. Ngành có cường độ vốn cao đồng nghĩa với ngành thâm dụng vốn, và ngành này đầu tư lớn vào trang thiết bị, máy móc và vì vậy nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tăng trưởng TFP. Trong nghiên cứu của

Ahluwalia (1991), với các ngành công nghiệp ở Ấn Độ đã chỉ ra tác động tiêu cực của biến cường độ vốn lên tăng trưởng TFP và cho rằng ngành cơng nghiệp có tỷ lệ vốn-

lao động cao hơn là những ngành công nghiệp nặng thuộc khu vực nhà nước, được bảo

hộ và quản lý kém làm ảnh hưởng đến năng suất. Trong nghiên cứu của Ghose và

Chakraborty (2012) ở Ấn Độ giai đoạn 1973-2004 đã chỉ ra tác động dương của cường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng năng suất yếu tố tổng hợp của các ngành ở việt nam (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)