Kết quả phân tích tác động FDI đến tăng trưởng TFP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng năng suất yếu tố tổng hợp của các ngành ở việt nam (Trang 47 - 53)

CHƯƠNG 4 : PHÂN TÍCH THỰC NGHIỆM

4.3. Kết quả phân tích tác động FDI đến tăng trưởng TFP

Đầu tiên, ta tính tốn hệ số tương quan giữa các biến trong mơ hình phân tích, kết

quả cho thấy hệ số tương quan giữa các biến thấp, do đó trong phân tích hồi qui này ta khơng phải quan tâm đến hiện tượng đa cộng tuyến. Hơn nữa, kết quả cũng cho thấy

tác tương quan âm của biến FDI và Trade với TFPG. Biến Scale và K_intensity có tương quan dương với biến TFPG.

Bảng 4.3. Hệ số tương quan giữa các biến trong mơ hình

TFPG FDI Trade Scale K_intensity

TFPG 1

FDI -0,062 1

Trade -0,112 -0,087 1

Scale 0,128 -0,056 0,045 1

K_intensity 0,009 -0,055 -0,086 0,228 1

Bảng 4.4 trình bày kết quả hồi qui Random Effect (RE)và Fixed Effect (FE) cho dữ liệu bảng của 16 ngành trong giai đoạn 2000-2011 ở Việt Nam, sử dụng phần mềm

Stata. Biến phụ thuộc của mơ hình là TFPG, các biến giải thích bao gồm FDI, Trade, Scale, K_intensity. Kết quả ước lượng sử dụng Random Effect được trình bày từ cột

(1) – (3) và Fixed Effect được trình bày từ cột (4) – (6) (Xem thêm Phụ lục 3).

Tác giả thực hiện kiểm định Hausman test để kiểm tra trong hai mơ hình phân tích hồi qui Fixed Effect và Random Effect mơ hình nào thích hợp hơn. Hausman test kiểm

khác nhau. Bởi vì (Prob>chi2 =0.6627 > 0.05) nên ta khơng bác bỏ H0. Do đó, hệ số

ước lượng bởi Fixed Effect và Random Effect là tương tự nhau (xem phụ lục 4).

Mơ hình (1) nhằm xem xét tác động của các yếu tố xuất nhập khẩu, qui mô và cường độ vốn đến tăng trưởng TFP khi bỏ qua tác động của FDI. Tiếp theo, ở mơ hình

(2) ta đưa biến mục tiêu FDI vào trong mơ hình. Mơ hình này nhằm đánh giá tác động của FDI cùng các yếu tố khác đến tăng trưởng TFP. Cuối cùng, mơ hình (3) nhằm mục

đích kiểm chứng lại kết quả thu được khi ta loại bỏ biến khơng có ý nghĩa thống kê

trong mơ hình trước đó. Thực hiện tương tự cho mơ hình (4), (5) và (6) khi chạy mơ hình hồi qui Fixed Effect. Tiếp theo là phần trình bày một số kết quả cụ thể của các mơ hình trên.

Cột (1) thể hiện kết quả ước lượng TFPG với các biến Trade, Scale và K_intensity. Khi khơng có sự tác động của FDI, ta nhận thấy rằng, như mong đợi biến Scale có tác

động dương đến TFPG ở mức ý nghĩa 5%. Kết quả giúp ta khẳng định lại rằng qui mô

của ngành thực sự tác động tích cực đến tăng trưởng TFP. Tuy nhiên, trong kết quả hồi qui này biến Trade lại cho kết quả không như mong đợi, tác động âm đối với TFPG ở mức ý nghĩa 1%. Kết quả này có thể là do xuất khẩu Việt Nam phụ thuộc vào một số ít sản phẩm với giá trị xuất khẩu lớn, chủ yếu là dầu thô, các sản phẩm nông nghiệp sơ cấp (gạo, cao su, cà phê, thủy sản) và một số sản phẩm chế tạo với hàm lượng công nghệ thấp hay trung bình như hàng may mặc, giầy dép, điện tử và sản phẩm gỗ. Năm 2010, tất cả 10 mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn hơn 2 tỷ USD nằm trong nhóm này và chiếm 62,1% tổng giá trị xuất khẩu. Tính gộp lại, xuất khẩu dệt may, giày dép, thủy sản và dầu thô đạt 26,3 tỷ USD và chiếm 36,4% tổng xuất khẩu (CIEM và the Asia Foundation, 2011).

Biến K_intensity khơng có ý nghĩa thống kê trong mơ hình này.

Tiếp theo ta thêm biến mục tiêu FDI vào mô hình ước lượng, kết quả trình bày ở

Kết quả chỉ ra rằng khi tỉ lệ vốn FDI trên tổng đầu ra của ngành tăng 10% thì tăng

trưởng TFP sẽ giảm 0,27%. Và tương tự như kết quả trên, biến Trade có tác động tiêu

cực đến tăng trưởng TFP, khi tỉ lệ xuất nhập khẩu tăng lên 10% thì TFPG giảm 10,49%. Biến Scale có tác động tích cực đến tăng trưởng TFP ở mức ý nghĩa 5% và biến K_intensity khơng có ý nghĩa thống kê trong mơ hình phân tích này.

Bảng 4.4. Kết quả hồi qui cho mơ hình tác động của FDI tới TFPG

Biến giải (1) (2) (3) (4) (5) (6)

Thích RE1 RE2 RE3 FE1 FE2 FE3

FDI -0,027*** -0,027** -0, 039** -0, 040** -0,01 -0,011 (0, 017) (0, 016) Trade -0,999*** -1,049*** -1,018*** -0, 468** -0,503** -0,587** -0,355 -0,366 -0,362 (0, 195) (0, 217) (0, 258) Scale 4,379** 4,295** 4,027** 7,468** 9,356** 5,904 -1,98 -2,013 -1,888 -3,194 -3,249 -4,085 K_intensity -1,501 -1,663 -16,05 -15,768 -1,467 -1,416 -16,376 -15,759 Constant -29,571* -26,786 -25,994 -47,382 -60,867* -43,199 -16,295 -16,736 -16,674 -28,314 -30,788 -34,599 Số quan sát 176 176 176 176 176 176 Adj R2 0,499 0,442 0,435 0,069 0,099 0,304

Chú thích: Các dấu *, **, *** thể hiện mức ý nghĩa tương ứng 10%, 5% và 1%. Các kết quả cũng tương tự khi ước lượng Fixed Effect, biến FDI và Trade có tác động âm đến tăng trưởng TFP, khi tỉ lệ vốn FDI trên tổng đầu ra của ngành tăng 10%

thì tăng trưởng TFP sẽ giảm 0,39% . Biến Scale có tác động dương lên tăng trưởng TFP và biến K_intensity khơng có ý nghĩa thống kê.

Tác động tiêu cực của FDI lên tăng trưởng TFP có thể là do những lý do sau. Thứ

nhất có thể là do tác động lấn át của các doanh nghiệp FDI đối với các doanh nghiệp

trong nước và năng lực hấp thu vốn FDI kém của nước tiếp nhận đầu tư. Sự hiện diện

của FDI chính là một tác nhân thúc đẩy cạnh tranh và trong nhiều trường hợp tác động này có thể dẫn đến tình trạng giảm sản lượng của doanh nghiệp trong nước (Aitken và Harrison, 1999), và có thể dẫn đến phải rời khỏi thị trường, làm suy giảm nền kinh tế.

Đối với các nước đang phát triển và các nước chuyển đổi, năng lực của các doanh

nghiệp trong nước cịn yếu kém thì tác động lấn át hồn tồn có thể xảy ra. Kết quả của

tác động này cũng đã được kiểm chứng trong nghiên cứu của Djankov và Hoekman

(2000) ở nước Cộng Hòa Séc, và Konings (2001) ở Bulgaria, Poland và Romania. Mặt khác, theo Glass và Saggi (1998) mức độ phổ biến và chuyển giao cơng nghệ cịn phụ thuộc vào khả năng hấp thụ của doanh nghiệp trong nước. Ông cho rằng khoảng cách cơng nghệ đóng vai trị quan trọng trong việc phổ biến và chuyển giao công nghệ, tuy nhiên vai trò của năng lực hấp thu bao gồm vốn con người, cơ sở hạ tầng và mạng lưới phân phối cũng đóng vai trị quan trọng trong khơng những quyết định đầu tư FDI mà cịn quyết định đến loại công nghệ sẽ chuyển giao. Cụ thể, nếu khoảng cách công nghệ lớn, năng lực hấp thụ kém thì các nhà đầu tư sẽ chuyển giao công nghệ chất lượng

thấp, khả năng lan tỏa kém. Lập luận này khá phù hợp trong điều kiện ở nước ta khi vấn đề về lao động có kỹ thuật, có tay nghề cao còn rất ít và cơ sở hạ tầng còn yếu kém.

Nguyên nhân thứ hai theo tác giả cũng khá quan trọng đó là việc chọn lĩnh vực đầu

tư của dòng vốn FDI. Các dòng vốn FDI vào các nước đang phát triển nói chung và

nguyên thiên nhiên và tận dụng nguồn lao động giá rẻ chứ khơng mang lại nhiều lợi ích cho tiến bộ công nghệ, nâng cao năng lực quản lý cho nền kinh tế.

Bảng 4.5. TFPG bình quân hàng năm và tổng vốn FDI giai đoạn 2000-2011

Ngành TFPG

(%)

Tổng vốn FDI (Tỉ USD)

Nông nghiệp và lâm nghiệp 15,5 0,9

Thủy sản 3,3 0,1

Khai khống -1,5 9,2

Cơng nghiệp chế biến, chế tạo 1,0 79,0

Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước -6,5 6,0

Xây dựng 4,5 6,4

Thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy, đồ dùng cá nhân và gia đình

5,8 1,7

Khách sạn và nhà hàng 13,8 14,3

Vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc -3,5 5,6

Tài chính, tín dụng 8,1 1,8

Khoa học và công nghệ 1,4 0,3

Kinh doanh bất động sản và dịch vụ tư vấn 21,0 47,9

Giáo dục và đào tạo -0,3 0,3

Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội -1,6 1,1

Văn hóa và thể thao 15,5 0,9

Phục vụ cá nhân và cộng đồng 5,9 0,1

Nguồn: Tính tốn của tác giả

Theo số liệu từ tổng cục thống kê cho 16 ngành giai đoạn 2000-2011 (Bảng 4.5), tỉ lệ tổng vốn FDI đăng kí của các ngành Khai khống, Sản xuất và phân phối điện, khí

đốt và nước, Vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc và kinh doanh bất động sản chiếm

trưởng TFP thì các ngành trên có tốc độ tăng trưởng TFP rất thấp, thậm chí là âm. Cụ

thể là TFPG của ngành Khai khoáng là -1,5%/năm, ngành Sản xuất và phân phối điện,

khí đốt và nước là -6,5%/năm, ngành Vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc là - 3,5%/năm và ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo là 1%/năm. Bên cạnh đó, đầu tư FDI vào các lĩnh vực được kỳ vọng như Tài chính, tín dụng, Khoa học và cơng nghệ, Nơng lâm nghiệp cịn rất thấp. Do đó, tác động tiêu tiêu cực của FDI lên tăng trưởng TFP là kết quả hợp lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng năng suất yếu tố tổng hợp của các ngành ở việt nam (Trang 47 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)