Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2001-2011

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng năng suất yếu tố tổng hợp của các ngành ở việt nam (Trang 44 - 47)

Ngành ∆L/L ∆K/K ∆Y/Y (1-α) TFPG

Nông nghiệp và lâm nghiệp 0,05 0,06 0,20 0,58 0,16

Thủy sản 0,02 0,08 0,08 0,57 0,03

Khai khoáng 0,03 0,12 0,09 0,07 -0,01

Công nghiệp chế biến, chế tạo 0,10 0,15 0,13 0,45 0,01

Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước 0,07 0,12 0,04 0,32 -0,06

Xây dựng 0,11 0,21 0,19 0,65 0,05

Thương nghiệp; Sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy, đồ dùng cá nhân và gia đình

0,13 0,16 0,21 0,23 0,06

Khách sạn và nhà hàng 0,12 0,12 0,26 0,54 0,14

Vận tải; kho bãi và thông tin liên lạc 0,07 0,15 0,09 0,37 -0,03

Tài chính, tín dụng 0,12 0,20 0,26 0,24 0,08

Khoa học và công nghệ 0,39 1,41 1,22 0,59 0,01

Các hoạt động liên quan đến kinh doanh bất

động sản và dịch vụ tư vấn

0,23 0,30 0,47 0,41 0,21

Giáo dục và đào tạo 0,34 0,42 0,36 0,76 0,00

Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội 0,28 0,31 0,27 0,69 -0,02

Văn hóa và thể thao 0,11 0,18 0,29 0,62 0,15

Phục vụ cá nhân và cộng đồng 0,13 0,29 0,22 0,75 0,06

Số liệu về lao động (Li,t) được sử dụng ở đây là tổng số lao động của ngành i

đến 31 tháng 12 năm t. Tốc độ tăng lao động là tốc độ tăng số lượng lao động hàng năm của ngành.

Số liệu về vốn (Ki,t) được sử dụng ở đây là số liệu về tổng số nguồn vốn của ngành

i có đến 31 tháng 12 năm t. Tốc độ tăng nguồn vốn là tốc độ tăng tổng số nguồn vốn

hàng năm của ngành đã được giảm phát.

Giá trị đầu ra (Yi,t) là tổng của lợi nhuận, thu nhập của người lao động và thuế và các khoản phải nộp của ngành i, năm t. Tốc độ tăng của đầu ra được dùng để tính tốn là tốc độ tăng tổng giá trị đầu ra hàng năm của ngành đã được giảm phát.

Tỷ lệ đóng góp của lao động trong đầu ra của ngành (1- αit) chính là tỉ số giữa tổng thu nhập của người lao động chia cho tổng giá trị đầu ra của ngành i năm t.

Kết quả tăng trưởng TFP cho từng ngành theo từng năm được trình bày ở phụ lục 1.

Trong giai đoạn 2000-2011, tốc độ tăng trưởng TFP trung bình hàng năm của các

ngành có sự khác biệt tương đối lớn. Ngành các hoạt động liên quan đến kinh doanh bất động sản và dịch vụ tư vấn có tốc độ tăng trưởng TFP cao nhất với trung bình 21,02%/năm và ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước có tốc độ tăng

trưởng âm thấp nhất với trung bình -6,48%/năm.

Lĩnh vực nơng lâm ngư nghiệp có tốc độ tăng trưởng TFP dương và tương đối cao. Nông nghiệp và lâm nghiệp tăng trung bình 15,51%/năm, trong khi thủy sản là 3,29%/năm. Điều này cho thấy việc nhà nước tập trung vào việc cơ giới hóa, hiện đại hóa trong sản xuất nông nghiệp, đầu tư mạnh mẽ vào đánh bắt và chế biến thủy hải sản

đã có những kết quả khả quan. Lĩnh vực Công nghiệp chế biến, chế tạo, Xây dựng và

Khoa học cơng nghệ cũng có tốc độ tăng trưởng TFP trung bình hàng năm dương tuy nhiên cịn hơi thấp. Lĩnh vực dịch vụ, ngồi ngành Kinh doanh bất động sản và dịch vụ

tư vấn có tốc độ tăng trưởng cao nhất, các ngành cịn lại tốc độ tăng trưởng TFP trung

bình hàng năm khá cao. Các ngành Khách sạn và nhà hàng, Tài chính, tín dụng, Văn hóa và thể thao đều có tốc độ tăng trên 13%/năm. Qua đó cho thấy lĩnh vực dịch vụ và

tài chính đã có những bước tiến mạnh mẽ trong giai đoạn 2000-2011.

Các lĩnh vực khai thác tài nguyên thiên nhiên như ngành Khai khống, Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước, Vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc có tốc độ tăng

trưởng TFP âm. Điều này chứng tỏ năng suất ngành khai thác tài nguyên thiên nhiên kém và chưa mang lại hiệu quả. Kết quả phù hợp với một số nhận định gần đây về vấn đề khai thác và sử dụng lãng phí tài nguyên thiên nhiên. Mặt khác doanh nghiệp các ngành này đa số là doanh nghiệp nhà nước, thường là trình độ quản lý kém, tham

nhũng…do đó sẽ ảnh hưởng lớn đến TFP của ngành. Các ngành Giáo dục đào tạo và Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội cũng có tốc độ tăng trưởng TFP trung bình hàng năm âm.

Tóm lại, nhìn chung trong giai đoạn 2000-2011 tốc độ tăng trưởng TFP trung bình

xây dựng và tăng trưởng âm ở lĩnh vực khai thác tài nguyên thiên nhiên, y tế và giáo

dục.

4.3. Kết quả phân tích tác động FDI đến tăng trưởng TFP

Đầu tiên, ta tính tốn hệ số tương quan giữa các biến trong mơ hình phân tích, kết

quả cho thấy hệ số tương quan giữa các biến thấp, do đó trong phân tích hồi qui này ta khơng phải quan tâm đến hiện tượng đa cộng tuyến. Hơn nữa, kết quả cũng cho thấy

tác tương quan âm của biến FDI và Trade với TFPG. Biến Scale và K_intensity có tương quan dương với biến TFPG.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng năng suất yếu tố tổng hợp của các ngành ở việt nam (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)