CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.3 Thực tiễnquản trịnguồn nhânlực
1.3.4.5. Đào tạo và phát triển
Huấn luyện, đào tạo, phát triển là quá trình giúp con người tiếp thu những kiến thức, học các kỹ năng mới và thay đổi các quan điểm hay hành vi và nâng cao khả năng thực hiện công việc của cá nhân (Trần Kim Dung 2009).
Theo Cherrington (1995), đào tạo liên quan đến việc tiếp thu các kiến thức, kỹ năng đặc biệt, nhằm thực hiện những công việc cụ thể, còn phát triển liên quan đến việc nâng cao khả năng trí tuệ và cảm xúc cần thiết để thực hiện công việc tốt hơn. Các doanh nghiệp tiến hành đào tạo và phát triển nguồn nhân lực vì những lý do và tác dụng sau đây:
• Để chuẩn bị và bù đắp cho những chỗ bị thiếu, bị bỏ trống. Sự bù đắp và bổ sung này diễn ra thường xuyên nhằm làm cho doanh nghiệp hoạt động trơi chảy.
• Để chuẩn bị cho những người lao động thực hiện được những trách nhiệm và nghiệp vụ mới do có sự thay đổi trong mục tiêu: cơ cấu, thay đổi về luật pháp, chính sách và kỹ thuật cơng nghệ mới tạo ra.
• Để hồn thiện khả năng người lao động (nhiệm vụ hiện tại cũng như nhiệm vụ tương lai một cách có hiệu quả).
• Để giảm bớt được sự giám sát, vì đối với người lao động được đào tạo, họ là người có thể tự giám sát; giảm bớt những tai nạn, do những hạn chế của con người hơn là do những hạn chế của trang bị; sự ổn định và năng động của tổ chức tăng lên, chúng được bảo đảm có hiệu quả ngay cả khi thiếu những người chủ chốt do có nguồn đào tại dự trữ thay thế (Nguyễn Thành Hội 2007).
Thành phần Đào tạo và phát triển có 4 biến quan sát:
2. Anh/chị được huấn luyện đầy đủ các kiến thức, kỹ năng để thực hiện công việc mới
3. Chương trình đào tạo, phát triển ở tổ chức mới là khả thi và có chất lượng cao
4. Chương trình đào tạo, phát triển của tổ chức mới phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của công việc mới