6. Kết cấu của luận văn: 3
2.2. Thực trạng thanh khoản tại các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2008-
2.2.1.1. Tỷ lệ nắm giữ tài sản thanh khoản 26
Tài sản có tính thanh khoản cao là những tài sản dễ dàng chuyển đổi thành tiền, thông thường chúng bao gồm: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng nhà nước, các khoản đầu tư ngắn hạn,… Việc một ngân hàng nắm giữ tỷ lệ tài sản thanh khoản cao trong cơ cấu tổng tài sản của mình sẽ giúp ngân hàng phản ứng kịp thời với những sự cố bất thường phát sinh, đặc biệt là hiện tượng rút tiền ồ ạt từ phía khách hàng.
Theo tính tốn từ báo cáo tài chính của các ngân hàng thì tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng tài sản của cả ba nhóm ngân hàng là không cao, đạt trung bình khoảng 25,74% và khơng tăng giảm đáng kể trong giai đoạn 2008-2012. Nhóm 1 có tỷ lệ này thấp hơn hai nhóm cịn lại, trong đó ngân hàng có tỷ lệ này cao hơn cả là Vietcombank, trung bình đạt 28,61% và thấp nhất là Vietinbank chỉ có trung bình 15,25% tài sản thanh khoản trong tổng tài sản; nhóm 2 có tỷ lệ tài sản thanh khoản cao nhất trong ba nhóm, nổi bật là Eximbank và MBBank ln giữ tỷ lệ này trên 30% trong suốt những năm vừa qua; nhóm các NHTMCP cịn lại, tỷ lệ này ở mức trung bình của tồn ngành.
Hàng ngày, các ngân hàng đều phải đối mặt với những yêu cầu rút vốn từ các khoản tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi vãng lai của khách hàng, các khoản tiền đến hạn, rút vốn vay, các khoản bảo lãnh, các khoản ký quỹ chứng khoán và các nghĩa vụ thanh toán bằng tiền cho các cơng cụ tài chính phái sinh. Tuy nhiên, các ngân hàng khơng duy trì nguồn tiền mặt đủ để đáp ứng tất cả các u cầu đó, vì họ có những kinh nghiệm trong việc dự đoán một lượng vốn tối thiểu để tái đầu tư. Uỷ ban ALCO của các ngân hàng sẽ thiết lập giới hạn về mức vốn tối thiểu các khoản vốn đến hạn có thể dùng để đáp ứng những yêu cầu rút vốn này và mức tối thiểu các khoản vay liên hàng và các khoản vay để đáp ứng những nhu cầu rút vốn ngồi dự kiến.
(Nguồn: Tính tốn của tác giả từ BCTC các ngân hàng)
Tuy nhiên, cần nhìn nhận rằng, những ước lượng mà các ngân hàng thiết lập chỉ mang tính chất tương đối, và liệu điều đó có đủ sức để các ngân hàng ứng phó với những tình huống bất ngờ có thể xảy ra. Điều này có thể nhận thấy thơng qua việc các ngân hàng cạnh tranh nhau bằng việc tăng lãi suất huy động những năm 2008, 2010 và 2011 để đáp ứng nhu cầu về nguồn vốn của mình khi thị trường có những biến động. Đó là thời điểm các ngân hàng lộ rõ điểm yếu về thanh khoản của mình trước khả năng ứng biến với những thay đổi từ chính sách tiền tệ của NHNN.
Mặt khác, trong cơ cấu danh mục tài sản thanh khoản của các NHTM Việt Nam, các loại chứng khốn có tính thanh khoản một mặt tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng, mặt khác các ngân hàng khi gặp vấn đề về thanh khoản cũng có thể thực hiện mua bán trên thị trường để giải toả nhu cầu về nguồn vốn tức thì của mình. Trong giai đoạn 2008- 2012, chỉ số chứng khoán thanh khoản trên tổng tài sản của các ngân hàng ở nhóm 1 thường xun duy trì ở mức cao hơn hai nhóm cịn lại, cao nhất đạt 15,54% (2008); và nhóm 3 là nhóm có chỉ số này thấp hơn hai nhóm cịn lại. Tuy nhiên, trong 2 năm 2011 và 2012 thì tỷ lệ này đã được cải thiện và đồng đều giữa các nhóm ngân hàng với nhau nhưng lại có chiều hướng suy giảm. Thực tế này là do thị trường chứng khoán là thị
2008 2009 2010 2011 2012 Nhóm 1 22.28% 20.71% 20.77% 20.50% 18.74% Nhóm 2 33.86% 27.33% 27.55% 28.55% 29.08% Nhóm 3 25.13% 25.60% 25.62% 25.49% 24.96% 0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00% 30.00% 35.00% 40.00%
trường đem lại lợi nhuận kèm theo rủi ro cao. Do đó, khi thị trường chứng khốn có những biến động mạnh vào năm 2011 và 2012, tính thanh khoản của các chứng khốn đầu tư kém đi, các NHTM có xu hướng giảm tỷ lệ nắm giữ chứng khoán trong danh mục tài sản, đồng thời chuyển sang kênh đầu tư khác hấp dẫn hơn trong giai đoạn này, đó là thị trường vàng.
(Nguồn: Tính tốn của tác giả từ BCTC các ngân hàng)
Thêm vào đó, tỷ lệ nắm giữ các loại giấy tờ có giá do nhà nước phát hành (như trái phiếu chính phủ, NHNN, kho bạc nhà nước) cũng chỉ chiếm một tỷ lệ thấp, các ngân hàng chủ yếu là mua theo yêu cầu của ngân hàng nhà nước để đảm bảo tỷ lệ giấy tờ có giá. Trong khi đó, đây được xem là loại tài sản có tính thanh khoản cao, có thể dễ dàng thực hiện tái chiết khấu tại NHNN khi các ngân hàng gặp phải rủi ro thanh khoản. Tỷ lệ này khơng có sự đồng đều giữa các ngân hàng và bản thân các ngân hàng cũng không giữ tỷ lệ này ổn định qua các năm. Khi có nhu cầu về thanh khoản, các ngân hàng có tỷ lệ này cao (như: ACB, Sacombank, ABB,…) có thể tận dụng nghiệp vụ chiết khấu và tái chiết khấu giấy tờ có giá tại tại NHNN để bù đắp thiếu hụt thanh khoản tạm thời, trước khi phải vay mượn trên thị trường liên ngân hàng; nhờ đó, các
2008 2009 2010 2011 2012 Nhóm 1 15.54% 13.01% 12.03% 7.21% 10.46% Nhóm 2 8.13% 5.99% 7.40% 10.44% 12.42% Nhóm 3 5.18% 5.25% 10.47% 11.51% 10.95% 0.00% 2.00% 4.00% 6.00% 8.00% 10.00% 12.00% 14.00% 16.00% 18.00% Hình 2.4: Chỉ số chứng khốn thanh khoản 2008-2012
ngân hàng này vừa chủ động hơn về nguồn vốn huy động, vừa tiết kiệm chi phí hơn do được hưởng mức lãi suất tốt hơn thông qua nghiệp vụ này của NHNN.
(Nguồn: Tổng hợp và tính tốn của tác giả từ thuyết minh BCTC của các NHTM)