ĐVT: tỷ đồng, % Loại hình TCTD Tổng tài sản có Vốn tự có Số tuyệt đối Tốc độ tăng trưởng Số tuyệt đối Tốc độ tăng trưởng NHTM Nhà nước 2,201,660 11.78% 137,268 18.68% NHTM Cổ phần 2,159,363 -4.54% 183,139 6.34%
NH Liên doanh, nước
ngoài 555,414 1.58% 92,554 6.76%
Cơng ty tài chính, cho
th 154,857 -8.43% 10,767 -24.09%
TCTD Hợp tác 14,485 18.69% 2,254 3.68%
Toàn hệ thống 5,085,779 2.54% 425,982 8.97%
(Nguồn: www.sbv.gov.vn/thongketientenganhang/thongkemotsochitieucoban )
Vốn tự có của ngân hàng có thể được sử dụng để cho vay, hùn vốn hoặc đầu tư chứng khoán nhằm mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Tuy nhiên, do vốn tự có chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng nguồn vốn kinh doanh nên lợi nhuận mà nó mang lại cũng không cao. Nhưng trong hoạt động kinh doanh với nhiều rủi ro tiềm ẩn, rủi ro xảy ra sẽ gây thiệt hại lớn cho ngân hàng và khách hàng của họ. Việc đảm bảo nguồn vốn
tự có đủ lớn sẽ tạo điều kiện bảo vệ tài sản cho những khách hàng đã ký thác tài sản tại ngân hàng, nâng cao sức đề kháng của ngân hàng trước các rủi ro trong kinh doanh và tăng khả năng sinh lời cho ngân hàng một cách bền vững.
Nhìn chung, với sự tăng trưởng nhanh về quy mơ tài sản và vốn chủ sở hữu trong những năm gần đây, hoạt động của các NHTM do đó cũng đảm bảo an tồn và hiệu quả hơn.
2.3.2. Các tỷ số phân tích khả năng sinh lời
Việc phân tích thực trạng lợi nhuận của ngân hàng thương mại giai đoạn này sẽ được tác giả thực hiện thông qua việc phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng như tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sỡ hữu (ROE), tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản (ROA).
Như đã phân tích ở trên, những năm vừa qua, tổng tài sản của các NHTM đã tăng lên nhanh chóng, để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản của các ngân hàng trong cơng tác quản lý của mình, thơng qua chỉ số ROA, ta có thể đánh giá phần nào tình hình lợi nhuận của các ngân hàng trong thời gian qua, do tính chất của chỉ số này là đánh giá khả năng chuyển đổi tài sản của ngân hàng thành thu nhập ròng.
2008 2009 2010 2011 2012 Nhóm 1 0.82% 1.04% 0.98% 0.94% 0.84% Nhóm 2 1.89% 1.97% 1.65% 1.61% 0.83% Nhóm 3 1.24% 1.54% 1.49% 1.30% 0.78% 0.00% 0.50% 1.00% 1.50% 2.00% 2.50%
Hình 2.13: Tỷ số ROA của các nhóm ngân hàng giai đoạn 2008-2012 đoạn 2008-2012
Nhìn vào biểu đồ, ta thấy có sự khác biệt rõ ràng giữa ROA của các nhóm ngân hàng. Các ngân hàng TMCP có chỉ số này trung bình cao hơn nhóm các ngân hàng có sự chi phối của nhà nước, đặc biệt là sự vượt trội của nhóm 2, nhóm 5 NHTMCP lớn. Điều này phần nào cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản của các NH TMCP tốt hơn nhóm cịn lại. Về lý thuyết, giá trị tài sản cố định càng cao thì tài sản sinh lời càng thấp và ngược lại. Trong cơ cấu tài sản của các ngân hàng ở nhóm 1, là các ngân hàng thương mại có sự chi phối của nhà nước, với quy mơ vốn và tài sản lớn, các ngân hàng này hiện nằm giữ nhiều tài sản lớn như nhà cửa, đất đai và các bất động sản khác. Nếu các tài sản này được đánh giá đúng với giá trị thực của nó, thì tài sản sinh lời của các ngân hàng thuộc nhóm 1 sẽ bị giảm sút đáng kể.
Xét trên khía cạnh cổ đơng, ROE sẽ đo lường thu nhập mà các cổ đông nhận được khi đầu tư vốn vào ngân hàng.
(Nguồn: Tính tốn của tác giả dựa trên BCTC của các NHTM)
Trong giai đoạn 2008-2011, các ngân hàng ở nhóm 2 vẫn đạt tỷ lệ này cao nhất, nhưng có sự chênh lệch đáng kể giữa nhóm 3 và hai nhóm cịn lại. Để giải thích cho điều này, ta cần xét đến mối quan hệ giữa ROA và ROE. Tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sỡ hữu của ngân hàng phụ thuộc vào khả năng sinh lời của tài sản mà ngân hàng nắm
2008 2009 2010 2011 2012 Nhóm 1 13.65% 17.74% 16.50% 14.83% 11.82% Nhóm 2 18.31% 19.37% 19.04% 21.89% 10.44% Nhóm 3 7.45% 12.02% 12.42% 9.75% 5.60% 0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00%
Hình 2.14: Tỷ lệ ROE các nhóm ngân hàng giai đoạn 2008-2012 2008-2012
giữ và cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng. ROE sẽ tăng nếu hiệu quả sử dụng tài sản của ngân hàng tăng và/hoặc tỷ trọng vốn chủ sỡ hữu của ngân hàng trong tổng nguồn vốn giảm. Mối quan hệ này cho thấy thu nhập của một ngân hàng rất nhạy cảm với phương thức tài trợ tài sản, sử dụng nhiều nợ hơn hoặc nhiều vốn chủ sỡ hữu hơn. Do đó, một ngân hàng có ROA thấp có thể đạt được ROE cao thơng qua việc sử dụng nhiều địn bẩy tài chính và sử dụng tối thiểu vốn chủ sỡ hữu.
Tính tốn tỷ lệ Nợ/Vốn chủ sở hữu trong giai đoạn này, thông qua các số liệu trên báo cáo tài chính của các ngân hàng mà tác giả thu thập được, các ngân hàng ở nhóm 1 có xu hướng thích sử dụng địn bẫy tài chính để tài trợ cho hạt động của mình hơn là các ngân hàng ở hai nhóm cịn lại. Các ngân hàng sử dụng địn bẩy tài chính cao sẽ gặp rủi ro hơn trong hoạt động, nhưng bù lại các cổ đông cũng sẽ nhận được mức lợi nhuận tương xứng với mức độ rủi ro đó. Điều đó thể hiện sự đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận trong hoạt động của NHTM.