Cải cách lĩnh vực tài chính tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Trong bài viết của henrik hansen (2001) về đề tài : “tác động của viện trợ và nợ đến tăng trưởng và đầu tư: cái nhìn sâu sắc từ phân tích hồi quy qua so sánh giữa các nước với nhau” có kết luận rằng: (Trang 53 - 57)

Việt Nam đang trong quá trình tự do hóa tài chính, gắn tự do hóa tài chính và cải cách khu vực tài chính trong một lộ trình thống nhất là một việc làm cần thiết. Để cải cách lĩnh vực tài chính, một số vấn đề cần được thực hiện:

Minh bạch hóa mối quan hệ giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa. NHTW phải đủ sức và có cơng cụ để bảo đảm ổn định sức mua của đồng tiền Việt nam, bên cạnh đó NHTW cũng phải đủ sức kiểm sốt và làm chủ các nghiệp vụ chính của NHTW như: điều hành thị trường tiền tệ; kiểm

sốt tồn bộ hệ thống thanh toán quốc gia; thực hiện lộ trình tự do chuyển đổi cho đồng tiền VN; đổi mới cơ chế và quyền lực trong hoạt động thanh tra, giám sát hoạt động Ngân hàng của các định chế tài chính.

Chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa, chính sách thương mại, chính sách tỷ giá cần phải phối hợp chặt chẽ với nhau. Trong thời gian qua, có rất nhiều biến động về kinh tế, chính trị thế giới ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam nhưng Chính phủ đã có những biện pháp kịp thời, sáng tạo đưa Việt Nam trở thành một trong những nước có tốc độ tăng trưởng khá trong khu vực và thế giới. NHNN đã sử dụng rất kịp thời, đúng đắn cơng cụ chính sách tiền tệ phù hợp với từng điều kiện của nền kinh tế trong từng thời kỳ. Qua đây, chúng ta cũng thấy được tầm quan trọng của việc xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ đối với sự phát triển kinh tế. Việc kết hợp chính sách tiền tệ với chính sách tài khóa, chính sách tỷ giá, chính sách thương mại một cách hợp lý sẽ tạo được hiệu quả lan tỏa tốt hơn cho nền kinh tế.

Xây dựng các biện pháp hợp lý trong việc kiểm soát các luồng vốn, nhất là nguồn vốn ngắn hạn vào thị trường chứng khoán, nếu kiểm soát tốt sẽ hạn chế được những rủi ro xảy ra ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán

Xây dựng các quy định phù hợp trong quản lý ngoại hối và vay nợ nước ngồi; cơng tác quản lý ngoại hối và vay nợ nước ngoài được thực hiện tốt sẽ góp phần thu hút nguồn vốn đầu tư vào trong nước, góp phần phát triển và tăng trưởng kinh tế.

Tích cực áp dụng các thông lệ và chuẩn mực quốc tế trong hoạt động của các NHTM đặc biệt là các chuẩn mực về kế toán, kiểm toán, qui chế quan hệ bắt buộc giữa các NHTM với NHNN về tái cấp vốn, thị trường mở, thanh toán quốc gia và các chuẩn mực về thanh tra, giám sát Ngân hàng.

Xây dựng khn khổ pháp lý hồn chỉnh và phù hợp với luật lệ quốc tế để tạo sân chơi bình đẳng cho các NHTM trên lãnh thổ Việt Nam cùng phát triển và cạnh tranh lành mạnh.

Khu vực tài chính cơng hoạt động trong lĩnh vực đầu tư phải thực hiện theo cơ chế thị trường; hạn chế dần dần và từng bước công khai và minh bạch về các hoạt động tín dụng chính sách ưu đãi đối với khu vực thuộc đối tượng chính sách ưu đãi của Nhà nước.

Tăng cường khả năng điều tiết thị trường tiền tệ của Nhà nước, phải ban hành đầy đủ các quy định nhằm làm cho thị trường tiền tệ vận hành một cách hiệu quả; điều hành lãi suất và tỷ giá theo nguyên tắc thị trường nhằm hạn chế rủi ro thị trường đối với khu vực tài chính.

Cải cách doanh nghiệp cần được đẩy nhanh tiến độ đặc biệt là khu vực doanh nghiệp Nhà nước theo hướng cổ phần hóa nhằm giảm gánh nặng đối với Ngân sách Nhà nước.

Phát triển hệ thống thanh toán và dịch vụ hỗ trợ thị trường tài chính theo hướng hiện đại hóa, đồng thời tăng cường quản lý, giám sát nhằm tạo mơi trường thuận lợi cho các hoạt động tài chính diễn ra thơng suốt và an tồn.

Tạo môi trường và điều kiện để các NHTM áp dụng các chuẩn mực của quốc tế như bảo đảm an toàn vốn tối thiểu và nâng cao năng lực quản trị rủi ro, bảo đảm các hoạt động của NHTM được giám sát hữu hiệu bởi cơ quan giám sát của NHNN và có hệ thống thơng tin đầy đủ, cơng khai và minh bạch.

Các NHTM tự hồn thiện mình để tăng khả năng cạnh tranh trong điều kiện mới, nâng cao năng lực quản trị, điều hành, tức là phải lựa chọn một phương thức quản trị ngân hàng hiện đại, trong đó bao gồm cả việc kiểm soát rủi ro và kiểm sốt nội bộ.

Các NHTM phải có qui mơ đủ lớn, hoạt động an toàn, hiệu quả, phân bổ và huy động vốn một cách có hiệu quả. Các NHTM phải nâng cao năng lực quản lý và tiềm lực tài chính trên cơ sở cơ cấu lại tài chính gồm xử lý nợ quá hạn, đẩy mạnh tái đầu tư và cơ cấu lại sở hữu nhằm tăng vốn điều lệ.

Cần phải đổi mới công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ ở các NHTM. Trong một số ngân hàng, bộ phận kiểm soát nội bộ tồn tại mang tính hình thức, khơng phát hiện được những sai sót của bộ phận điều hành hoặc nếu có phát hiện ra thì cũng khơng xử lý được do đó, hệ thống ngân hàng cần phải có những cải cách trong cơng tác kiểm tra, kiểm sốt nội bộ vì cơng việc này liên quan mật thiết đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, nhất là trong vấn đề quản lý lãi suất của hoạt động tín dụng.

Hiện nay, NHTM quốc doanh vẫn chiếm vị trí quan trọng trong hệ thống ngân hàng mà khách hàng của khu vực này chủ yếu vẫn là các doanh nghiệp nhà nước, điều này khiến cho việc cải cách hoạt động của các NHTM quốc doanh chuyển sang kinh doanh trên cơ sở thương mại thực sự và tạo mơi trường kinh doanh bình đẳng trong lĩnh vực ngân hàng gặp khó khăn. Do đó, NHNN cần phải xóa bỏ cơ chế bao cấp đối với NHTM quốc doanh, buộc các ngân hàng này phải thực sự hoạt động theo nguyên tắc thị trường, xóa bỏ dần cơ chế tín dụng chỉ định, giao nghiệp vụ tín dụng ưu đãi theo chính sách của nhà nước cho các ngân hàng chính sách.

Xây dựng hệ thống thơng tin tài chính hiện đại, đảm bảo cho hệ thống tài chính hoạt động an tồn và hiệu quả, dễ giám sát theo thông lệ quốc tế. NHNN cũng cần rà sốt lại tồn bộ những qui định về việc thành lập, hoạt động của các tổ chức tín dụng trong nước cũng như nước ngoài; xây dựng và từng bước hoàn thiện các khung pháp lý đảm bảo sự bình đẳng cho hoạt động

của các tổ chức tín dụng hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; tiêu chuẩn hóa cán bộ, cơng chức ngân hàng.

Cải cách lĩnh vực ngân hàng nhằm tiến tới tự do hóa tài chính lĩnh vực Ngân hàng phải được tiến hành đồng bộ với cải cách kinh tế vĩ mô, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán lành mạnh và ổn định.

Một phần của tài liệu Trong bài viết của henrik hansen (2001) về đề tài : “tác động của viện trợ và nợ đến tăng trưởng và đầu tư: cái nhìn sâu sắc từ phân tích hồi quy qua so sánh giữa các nước với nhau” có kết luận rằng: (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)