Kết quả kiểm định ADF cho mơ hình đơn biến

Một phần của tài liệu Trong bài viết của henrik hansen (2001) về đề tài : “tác động của viện trợ và nợ đến tăng trưởng và đầu tư: cái nhìn sâu sắc từ phân tích hồi quy qua so sánh giữa các nước với nhau” có kết luận rằng: (Trang 34 - 50)

Kiểm định nghiệm đơn vị

ADF Test /t/ /t critical/ mức ý nghĩa 1% /t critical/ mức ý nghĩa 5% /t critical/ mức ý nghĩa 10% lnED 1.68281 4.12199 3.14492 2.71375 lnKAP 1.06024 4.12199 3.14492 2.71375 lnFL 0.92875 4.12199 3.14492 2.71375 lnAID 1.57807 4.12199 3.14492 2.71375 lnFLxlnAID 0.80536 4.12199 3.14492 2.71375 Ut 1.88010 2.77193 1.97403 1.60292 (Nguồn: Bảng 2.6->Bảng 2.11, Phụ lục 1)

Chúng ta thấy rằng giá trị tuyệt đối của thống kê t của tất cả các biến đều nhỏ hơn giá trị tới hạn tuyệt đối ở các mức ý nghĩa 1%, 5%, 10%. Như vậy chúng ta có thể kết luận rằng các biến lnEDt, lnKAPt, lnFLt, lnAIDt, lnFLtxlnAIDt là những chuỗi thời gian không dừng. Phần dư Ut trong kiểm định trên có giá trị tuyệt đối của thống kê t lớn hơn giá trị tới hạn tuyệt đối ở mức ý nghĩa 10% nên chúng ta có thể kết luận phần dư Ut là chuỗi thời gian dừng với mức ý nghĩa 10%. Theo lý thuyết của tác giả Granger, chúng ta có thể khẳng định rằng tồn tại mối quan hệ dài hạn giữa các biến.

2.2.2.2. Hồi quy mơ hình đa biến và phân tích thực trạng tại Việt Nam

Sau khi kiểm định mơ hình có tính chất đồng kết hợp, người viết tiếp tục thực hiện hồi quy mơ hình đa biến

Từ kết quả hồi quy trong bảng 2.12, phụ lục 1, chúng ta có phương trình như sau:

t = (3.828) (8.368) (2.795) (-2.750) (2.788) p value = (0.005) (0.0000) (0.0234) 0.0250) (0.0236)

Với kết quả trên, chúng ta thấy rằng hệ số mang dấu dương (+2.272) đúng như kỳ vọng chứng tỏ quá trình đầu tư vốn cải thiện GDP đầu ra, hệ số mang dấu dương (+36.286) thể hiện tác động tích cực của tự do hóa tài chính lên tăng trưởng kinh tế, hệ số mang dấu âm (-1.0813) cho thấy rằng tác động tiêu cực của viện trợ lên tăng trưởng kinh tế và cuối cùng là hệ số mang dấu dương (+11.08) đã thể hiện đúng như giả thuyết của bài luận văn này là tác động của viện trợ nước ngoài lên sản lượng GDP bình quân đầu người được cải thiện thơng qua mức độ tự do hóa tài chính.

Phân tích ảnh hƣởng của từng biến độc lập tác động đến biến phụ thuộc trong mơ hình

Biến cung vốn (lnKAP)

Cố định ảnh hưởng của những biến khác, biến cung vốn tham gia vào phương trình dài hạn tại mức ý nghĩa 1% (p value = 0.000) với hệ số sản lượng GDP bình qn tính theo đầu người với cung vốn bằng +2.272. Điều này cho thấy rằng cung vốn đã đóng một vai trị quan trọng quá trình phát triền kinh tế của Việt Nam, kết quả này cũng tương tự với kết quả trong bài

nghiên cứu của James B.Ang. Thực tiễn thị trường vốn ở nước ta đang trong giai đoạn đầu của sự phát triển với thể chế và cấu trúc thị trường từng bước được hoàn thiện nhưng tồn tại nhiều mặt hạn chế như quy mô thị trường vốn còn nhỏ, sự mất cân đối trong cung cầu vốn. Vì vậy, mục tiêu Nhà nước đưa ra là phát triển nhanh, đồng bộ, vững chắc thị trường vốn Việt Nam để thị trường vốn trở thành bộ phận quan trọng của thị trường tài chính, góp phần đắc lực trong việc huy động vốn cho đầu tư phát triển và cải cách nền kinh tế. Vừa qua, Bộ tài chính đã trình Chính phủ đề án phát triển thị trường vốn định hướng đến năm 2020, cụ thể:

(1) Phát triển quy mô, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các loại hàng hóa để đáp ứng nhu cầu thị trường: đẩy mạnh chương trình cổ phần hóa

gắn với niêm yết trên thị trường chứng khoán; mở rộng quy mơ và đa dạng hóa các phương thức phát hành trái phiếu; phát triển các loại chứng khoán phái sinh như quyền chọn mua, quyền chọn bán chứng khoán, hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn…

(2) Phát triển thị trường theo hướng hiện đại, hoàn chỉnh cấu trúc, được quản lý, giám sát bởi Nhà nước và có khả năng liên kết với thị trường khu vực và quốc tế: tách thị trường trái phiếu ra khỏi thị trường cổ phiếu để

hình thành thị trường trái phiếu chuyên biệt; từ sau năm 2010 nghiên cứu hình thành và phát triển thị trường giao dịch tương lai cho các công cụ phái sinh, thị trường chứng khốn hóa các khoản cho vay trung dài hạn của ngân hàng…

(3) Phát triển các định chế trung gian và dịch vụ thị trường: tăng số

lượng, nâng cao chất lượng hoạt động và năng lực tài chính cho các cơng ty chứng khốn, cơng ty quản lý quỹ, cơng ty đầu tư chứng khốn, nâng cao tính chuyên nghiệp và chất lượng các dịch vụ; đảm bảo tính cơng khai, minh bạch và bình đẳng trên thị trường.

(4) Phát triển hệ thống nhà đầu tư trong và ngoài nước: khuyến khích

các định chế đầu tư chuyên nghiệp tham gia đầu tư trên thị trường; mở cửa đối với các nhà đầu tư chun nghiệp nước ngồi; đa dạng hóa các loại quỹ đầu tư, khuyến khích việc thành lập các quỹ đầu tư ở nước ngoài đầu tư dài hạn vào thị trường Việt Nam.

(5) Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, giám sát của Nhà nước: hoàn

thiện hệ thống khuôn khổ pháp lý thống nhất, đồng bộ đáp ứng được yêu cầu quản lý, giám sát và hội nhập với thị trường vốn của khu vực và quốc tế; hồn chỉnh các chính sách về thuế, phí, lệ phí đối với hoạt động chứng khoán để khuyến khích thị trường phát triển, đồng thời góp phần giám sát hoạt động của thị trường chứng khoán và từng đối tượng, thành viên tham gia thị trường; đẩy mạnh công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho thị trường vốn.

Những nội dung trình bày trong đề án trên đã cho thấy Chính Phủ Việt Nam quyết tâm đưa thị trường vốn trở thành bộ phận quan trọng trong việc huy động vốn cho đầu tư và tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, để hiểu rõ hơn tầm ảnh hưởng của vốn đối với tăng trưởng kinh tế, chúng ta cùng xem Hình 2.3 và 2.4 dưới đây. Trong giai đoạn 1997-2007, nền kinh tế thế giới có nhiều biến động lớn tác động không nhỏ vào sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam nhưng các khó khăn lần lượt được vượt qua. Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam trong giai đoạn 1997-2007 vẫn giữ được mức tăng trưởng kinh tế khá ổ định khoảng 6,7%/năm. Tốc độ tăng trưởng đầu tư trung bình trong giai đoạn này là 16,6%/năm.

Hình 2.3: Tốc độ tăng trƣởng của GDP, đầu tƣ trong giai đoạn 1997-2007

(Nguồn: IMF Country Report No. 07/386 và No. 03/382)

Trong vòng 10 năm từ năm 2001-2010, quy mô vốn đầu tư phát triển toàn xã hội gia tăng nhanh chóng. Hình 2.4 thể hiện tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư phát triển bình qn tồn xã hội bình quân trong giai đoạn 1996-2010.

Hình 2.4: Tốc độ tăng vốn đầu tƣ phát triển, thời kỳ 1996-2010

(Nguồn: Tác giả Nguyễn Hữu Nghĩa tính tốn từ số liệu của TCTK, trong bài viết “Một số vấn đề tiền tệ và kinh tế vĩ mô năm 2010-2011”)

0% 5% 10% 15% 20% 25% 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Sơ bộ 2007 0.0% 1.0% 2.0% 3.0% 4.0% 5.0% 6.0% 7.0% 8.0% 9.0% Tốc độ tăng trưởng đầu tư hàng năm

Nhìn vào đồ thị trên, chúng ta thấy rằng tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư tăng nhanh và cao hơn rất nhiều (gấp hơn hai lần) tốc độ tăng trưởng GDP trong cùng kỳ. Điều này khẳng định vốn là động lực của tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam.

Biến tự do hóa tài chính (lnFL)

Cố định ảnh hưởng của các biến khác, biến chỉ số tự do hóa tài chính tham gia vào phương trình với mức ý nghĩa 5% (p value = 0.0234). Kết quả của mơ hình cho thấy rằng một % gia tăng trong chỉ số tự do hóa tài chính được kết hợp với mức tăng 36.286% GDP bình qn tính trên đầu người. Kết quả này hàm ý rằng tự do hóa tài chính ở Việt Nam đóng góp tích cực cho sự tăng trưởng kinh tế, và kết quả này cũng tương tự với những phát hiện của các nhà nghiên cứu kinh tế trên thế giới về luận điểm tự do hóa tài chính (McKinnon và Shaw (1973), họ ủng hộ việc dỡ bỏ những ràng buộc về tài chính để khuyến khích tăng trưởng kinh tế hay như trong bài viết của tác giả James B. Ang (2009) cũng cho thấy tự do hóa tài chính tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Thực trạng quá trình tự do hóa tài chính tại Việt Nam được thực hiện theo những bước đi cụ thể và đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ như:

Chính sách tiền tệ được đổi mới căn bản và có trật tự với chiều hướng tăng cường các công cụ điều hành gián tiếp, phù hợp với sự thay đổi về thể chế và hạ tầng tài chính. Trong đó chính sách lãi suất là một công cụ điều

hành gián tiếp quan trọng. Cơ chế điều hành lãi suất từng bước đổi mới phù hợp với tình hình của nền kinh tế và dần dần tiến tới tự do hóa lãi suất. Tự do hóa lãi suất có ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam trong giai đoạn phát triển và hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Ở góc độ vĩ mơ, tự do hóa lãi suất chuyển dần sang thực hiện các công cụ gián tiếp điều hành chính sách lãi suất,

hạn chế sự can thiệp và điều hành bằng các cơng cụ trực tiếp góp phần trả lãi suất trở về đúng vai trị là địn bẩy kích thích kinh tế. Ở góc độ vi mơ, tự do hóa lãi suất góp phần thúc đẩy khả năng cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng, tạo điều kiện cho các tổ chức này cải thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ. Như vậy, tự do hóa lãi suất là bước đi quan trọng để hội nhập với lãi suất của nền kinh tế thế giới, bước đầu đã có một số thành cơng nhất định góp phần khơng nhỏ vào việc cải cách khu vực tài chính trong lộ trình tự do hóa tài chính.

Các giao dịch vãng lai được tự do hóa hồn tồn và các giao dịch vốn đã được nới lỏng đáng kể với việc ban hành Pháp lệnh Ngoại hối từ tháng

12/2005. Tuy nhiên, các giao dịch vốn, nhất là dòng vốn ra vẫn được kiểm soát chặt chẽ nhằm đảm bảo sự ổn định của hệ thống tài chính và giảm thiểu rủi ro do việc rút vốn ồ ạt ra nước ngoài.

Hoạt động cung cấp dịch vụ tài chính được mở rộng cho tất cả các thành phần kinh tế, tổ chức tài chính trong và ngồi nước, từng bước chuyển

hoạt động cung ứng dịch vụ tài chính độc quyền của ngành ngân hàng sang thị trường tài chính đa ngành. Chiến lược nâng cao hệ thống ngân hàng đã và đang được xây dựng nhằm góp phần vào cơng cuộc cải cách khu vực tài chính trong lộ trình tự do hóa tài chính. Hiện nay, một số ngân hàng ở Việt Nam đang trong quá trình hiện đại hóa, một trong những công việc đầu tiên cho quá trình này là xây dựng các module quản lý như: hệ thống quản lý hồ sơ khách hàng; hệ thống xử lý nghiệp vụ tiền gửi; hệ thống xử lý nghiệp vụ tín dụng và tài trợ; hệ thống xử lý nghiệp vụ thanh toán quốc tế; hệ thống xử lý nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ; hệ thống nghiệp vụ chuyển tiền trong nước; hệ thống xử lý nghiệp vụ hối đoái; hệ thống quản lý tài sản cố định; hệ thống sổ cái; hệ thống thông tin quản lý; hệ thống xử lý giao diện với hệ thống khác;

hệ thống quản lý các dịch vụ chung. Quá trình hiện đại hóa hệ thống ngân hàng nhằm tiến tới mục đích “Quản trị quan hệ khách hàng” đến mức cao nhất và “Hạn chế rủi ro cho ngân hàng” đến mức thấp nhất. Tuy nhiên, con đường vẫn đang ở phía trước do chi phí cho q trình hiện đại hóa khá cao và nguồn nhân lực chưa đủ mạnh.

Chính sách quản lý ngoại hối cũng từng bước được tự do hóa, xóa bỏ nhiều loại giấy phép theo hướng phù hợp dần với thông lệ quốc tế và yêu cầu hội nhập quốc tế, bước đầu đáp ứng được yêu cầu của cải cách hành chính,

của Luật Doanh Nghiệp trong việc phân định rõ quyền hạn và nghĩa vụ của doanh nghiệp, tạo ra sự thơng thống hơn cho hoạt động kinh tế đối ngoại. Chính sách quản lý ngoại hối được tiến hành theo hướng đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền quản lý để nâng cao tinh thần trách nhiệm và hiệu quả hoạt động của các địa phương, đồng thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp và người dân thực hiện các giao dịch ngoại hối, giúp NHNN có điều kiện tập trung nghiên cứu cơ chế, chính sách theo mơ hình NHTW hiện đại. Năm 1991, trung tâm giao dịch ngoại tệ được hình thành và tính đến nay, thị trường ngoại hối Việt Nam đã có một bước phát triển đáng kể về quy mô cũng như loại nghiệp vụ giao dịch, thu hút được sự tham gia của nhiều doanh nghiệp và NHTM trong và ngồi nước. NHTM đóng vai trò nòng cốt trên thị trường ngoại hối và đóng vai trị trung gian trong các giao dịch kinh doanh ngoại tệ nhằm đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho khách hàng là các doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty xuất nhập khẩu. Ngồi ra, các NHTM cịn mua bán ngoại tệ với nhau trên thị trường nhằm mục tiêu thu lợi nhuận và đảm bảo cân bằng trạng thái ngoại tệ khi cần để giảm thiểu rủi ro.

Cơ chế điều hành tỷ giá thay đổi từng bước phù hợp với tình hình của nền kinh tế. Từ chế độ đa tỷ giá chuyển sang công bố theo tỷ giá chính thức;

từ khi chuyển sang tỷ giá chính thức, trong từng giai đoạn biến đổi của nền kinh tế, NHNN đã sử dụng cơ chế neo tỷ giá với biên độ được điều chỉnh, cơ chế neo tỷ giá trong biên độ, cơ chế tỷ giá neo cố định hoặc cơ chế neo tỷ giá có điều chỉnh nhằm ổn định thị trường tiền tệ.

Nhìn chung, qua những phân tích về thực trạng q trình tự do hóa tài chính tại Việt Nam, chúng ta nhận thấy rằng những thành quả đạt được đã đóng góp tích cực vào q trình cải cách khu vực tài chính và nhờ đó hiệu quả của cải cách tài chính mang lại góp phần thúc đẩy cho sự tăng trưởng kinh tế. Vì thị trường ngoại tệ ổn định góp phần vào việc chống đơla hóa, vàng hóa nền kinh tế, tạo tâm lý ổn định, tạo tiền đề thực hiện việc kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mơ, củng cố và nâng cao lịng tin vào đồng tiền quốc gia. Việc cải cách và điều chỉnh chính sách lãi suất làm cho lãi suất trở thành công cụ quan trọng của Nhà nước trong việc thực thi chính sách tiền tệ, ổn định kinh tế vĩ mơ, kiềm chế lạm phát. Lãi suất đã đóng góp quan trọng trong việc khuyến khích đầu tư, đẩy mạnh tiết kiệm và nâng cao hiệu quả của nền kinh tế. Những ưu đãi về lãi suất được xóa bỏ tạo điều kiện cho các NHTM thực hiện tốt cơng việc kinh doanh cũng như hạch tốn kế toán.

Biến viện trợ (lnAID)

Cố định những ảnh hưởng của các biến khác, kết quả mơ hình chỉ ra rằng viện trợ nước ngồi có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam với hệ số âm (-1.0813), với mức ý nghĩa 5% (p value = 0.0025). Điều này cho thấy rằng, kết quả của mơ hình khơng cung cấp bất cứ một bằng chứng nào hỗ trợ cho quan điểm viện trợ sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Mà thay vào đó, kết quả chỉ ra rằng các nguồn viện trợ nước ngoài đã bị sử dụng và phân bổ khơng hợp lý do đó đã khơng phát huy được những tác động tích cực cho sự tăng trưởng kinh tế. Kết quả này cũng tương tự với kết quả của tác

giả James B.Ang khi chạy mơ hình dữ liệu của Ấn Độ. Nhìn lại quá trình huy động và sử dụng vốn viện trợ trong thời gian qua (giai đoạn 1993-2010), chúng ta sẽ tìm hiểu xem nguyên nhân nào đã gây ra tác động tiêu cực của viện trợ đến tăng trưởng kinh tế. Trong giai đoạn này, tổng giá trị ODA cam kết đạt khoảng 64,3 tỷ USD, tổng vốn ODA ký kết khoảng 46,3 tỷ USD (72% tổng lượng ODA cam kết) và tổng vốn ODA giải ngân đạt khoảng 29,7 tỷ

Một phần của tài liệu Trong bài viết của henrik hansen (2001) về đề tài : “tác động của viện trợ và nợ đến tăng trưởng và đầu tư: cái nhìn sâu sắc từ phân tích hồi quy qua so sánh giữa các nước với nhau” có kết luận rằng: (Trang 34 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)