Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Trong bài viết của henrik hansen (2001) về đề tài : “tác động của viện trợ và nợ đến tăng trưởng và đầu tư: cái nhìn sâu sắc từ phân tích hồi quy qua so sánh giữa các nước với nhau” có kết luận rằng: (Trang 57 - 59)

Năm 2011 đánh dấu một bước ngoặt cho những vấn đề liên quan đến hiệu quả và tác động của viện trợ quốc tế tại Việt Nam. Chính phủ sẽ hồn thiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2015. Những thách thức phát triển đang thay đổi và những năm tới sẽ tập trung vào cải thiện cơ sở hạ tầng, thể chế thị trường tài chính, giáo dục, cũng như giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tồn cầu, diễn biến chính trị ở các nước và việc Việt Nam hướng tới trở thành quốc qua thu nhập trung bình MIC sẽ tác động đến khối lượng và loại hình viện trợ mà Việt Nam mong nhận được. Một số định hướng chính sách nhằm tăng cưởng hiệu quả viện trợ như sau:

Hoàn thiện cơng tác kế hoạch hóa vốn ODA nhằm tạo điều kiện liên tục hóa các giai đoạn trong kế hoạch như giai đoạn chuẩn bị đầu tư, giai đoạn chuẩn bị thực hiện dự án và giai đoạn thực hiện dự án.

Thứ tự ưu tiên phân bổ nguồn vốn theo ngành và lĩnh vực cần được xác định rõ ràng cụ thể, phù hợp với mục tiêu duy trì và cải thiện tình hình kinh tế xã hội cũng như phát triển kết cấu hạ tầng.

Các dự án sử dụng vốn ODA cần phải tập trung phát huy nguồn lực và lợi thế sẵn có của địa phương, xuất phát từ tình hình thực tế của địa phương

và tạo điều kiện để người dân địa phương trực tiếp tham gia và quản lý chương trình, dự án.

Xây dựng hệ thống theo dõi và đánh giá các chương trình, dự án ODA góp phần khắc phục được những yếu kém trong quá trình thực hiện dự án và quản lý nguồn vốn một cách có hiệu quả đáp ứng cho những yêu cầu của các chương trình dự án nhằm tăng cường tính minh bạch và giải trình về vốn ODA.

Tinh giản các khuôn khổ về thể chế và pháp luật, xây dựng khuôn khổ quản lý ODA trong đó áp dụng các cách tiếp cận viện trợ mới và các mơ hình nhằm nâng cao hiệu quả của viện trợ, xây dựng cơ chế hợp tác đơn giản hơn về thủ tục nhưng vẫn đảm bảo tính chặt chẽ và khả thi, đáp ứng yêu cầu của nhà tài trợ.

Hài hòa các thủ tục theo các quy chế phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế để tiến tới các điểm chung về mẫu, nội dung và tính thường xuyên cho một báo cáo định kỳ ở mỗi dự án phù hợp yêu cầu của tất cả các nhà tài trợ.

Hình thành và thể chế hóa các cơ chế hoạt động, tăng cường năng lực và xác định vai trò của các bộ phận nhằm thúc đẩy quá trình xây dựng, đối thoại chính sách và mở rộng sự tham gia của các thành phần khác nhau. Tăng cường diễn đàn đối thoại chính sách với các tổ chức quốc tế, trong nước, bộ ngành, địa phương và khu vực tư nhân tham gia sâu hơn nữa vào các diễn đàn chuyên đề nhằm thúc đẩy sự tham gia của tất cả các bên liên quan trong quá trình phát triển, đặc biệt khu vực tư nhân cần được chú trọng vì thơng qua việc sử dụng ODA làm vốn nhử mà có thể thu hút nhiều nguồn tài chính để đầu tư nhiều hơn cho cơ sở hạ tầng thông qua phương thức công tư cùng hợp tác.

Xây dựng chương trình huấn luyện rộng rãi để tạo ra những thay đổi về nhận thức, thái độ và kỹ năng cho đội ngũ cán bộ ở tất cả các cấp nhằm nâng cao trình độ cán bộ và đào tạo ra đội ngũ nhân lực có năng lực tốt trong việc thực hiện các chương trình và dự án ODA

Xây dựng chính sách ODA gắn liền với các vấn đề liên quan đến nợ quốc gia, đẩy mạnh phát triển năng lực của các Bộ và cơ quan, tiếp tục tăng cường các hệ thống quốc gia.

Theo dõi đánh giá quá trình hình thành và thực hiện dự án nhằm đảm bảo hiệu quả về tài chính, kinh tế, xã hội, môi trường, bền vững của các chương trình, dự án, tổ chức các đoàn khảo sát nhằm tháo gỡ các vướng mắc trong thực hiện, giải ngân một số dự án.

Sử dụng vốn ODA như là một trong những nguồn lực để phát triển do đó nguồn vốn này phải phối hợp với các nguồn vốn khác một cách hiệu quả và bổ sung cho nhau.

Một phần của tài liệu Trong bài viết của henrik hansen (2001) về đề tài : “tác động của viện trợ và nợ đến tăng trưởng và đầu tư: cái nhìn sâu sắc từ phân tích hồi quy qua so sánh giữa các nước với nhau” có kết luận rằng: (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)