Những tồn tại của tự chủ tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tự chủ tài chính của các đơn vị hành chính nhà nước (nghiên cứu trường hợp chi cục kiểm lâm thành phố hồ chí minh) (Trang 66)

Thực hiện tự chủ tài chính tại Chi cục Kiểm lâm TP.HCM theo Nghị định 130 đã tạo điều kiện cho Chi cục tạo ra sự thay đổi về thái độ làm việc, tinh thần và ý thức trách nhiệm của CBCC đối với công việc và ngân sách được giao. Quy chế chi tiêu nội bộ được xây dựng trên cơ sở ý kiến đóng góp của tất cả các cơng chức trong đơn vị, tất cả các khoản thu và nội dung chi được cơng khai chi tiết, đã góp phần kiểm sốt chi tiêu một cách hợp lý và thúc đẩy thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng ngân sách, tài sản

cơng. Bên cạnh đó, chất lượng hoạt động được nâng lên, quy trình xử lý cơng việc được xây dựng mới, hợp lý và khoa học và công tác tổ chức lao động khoa học, trên cơ sở đó tiết kiệm được kinh phí, tăng thu nhập cho CBCC. Từ thực tiễn của Chi cục Kiểm lâm như đã đề cập ở phần trước cho thấy trong quá trình thực hiện tự chủ tài chính đã xuất hiện những khoảng trống nhất định trong cơng tác quản lý, sử dụng kinh phí hành chính của các đơn vị hành chính nhà nước thể hiện cụ thể như sau:

2.3.1 Khoảng trống 1: Việc xác định và giao biên chế cho các đơn vị hành chính nhà nước thực hiện tự chủ chưa dựa trên những căn cứ khoa học. Vì chính nhà nước thực hiện tự chủ chưa dựa trên những căn cứ khoa học. Vì thế, số lượng biên chế được giao của phần lớn các đơn vị chưa tương xứng với khối lượng cơng việc của đơn vị đó.

Kinh phí quản lý hành chính giao cho các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện tự chủ tài chính được phân bổ theo định mức phân bổ NSNN trên cơ sở biên chế được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tuy nhiên do căn cứ xây dựng dự tốn của các cơ quan hành chính nhà nước được xác định theo một số cơ sở chủ yếu như: các nhiệm vụ của năm kế hoạch, số thực hiện của các năm trước liền kề... Nhưng căn cứ phân bổ dự toán của Nhà nước chủ yếu theo biên chế được phê duyệt, trong khi đó đối với các cơ quan hành chính nhà nước hiện nay vẫn chưa có một căn cứ xác đáng để quy định tỷ lệ giữa khối lượng công việc chuyên môn của mỗi cơ quan so với số lượng biên chế như thế nào là phù hợp. Ở nước ta do điều kiện lịch sự để lại, một số cơ quan hành chính nhà nước có khối lượng nhiệm vụ chun mơn vừa phải nhưng có số lượng biên chế nhiều, ngược lại có một số cơ quan hành chính nhà nước phải đảm đương một khối lượng công việc lớn nhưng biên chế lại thấp, dẫn đến ở một số cơ quan hành chính nhà nước hiện nay nhu cầu chi kinh phí khơng hồn tồn tỉ lệ thuận với số lượng biên chế.

mỗi biên chế chưa phù hợp. Điều này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện chi tự chủ.

Việc giao mức kinh phí tự chủ cho các cơ quan hành chính nhà nước căn cứ vào số lượng biên chế hiện có và ngân sách chi thường xuyên của từng địa phương. Trên thực tế, Chính phủ đã quan tâm đến sự khác biệt về quy mơ và tính chất của các cơ quan hành chính nhà nước trên từng địa phương nhưng nhìn chung, cách thức tính tốn định mức phân bổ kinh phí chưa phản ánh một cách đầy đủ và hợp lý các chi phí cần thiết, chưa tính hết đặc thù của các cơ quan hành chính nhà nước khác nhau, giữa các địa phương khác nhau. Khơng ít đơn vị gặp phải bất lợi khi phần lớn cơng chức của mình có thâm niên và hệ số lương cao. Theo đó, với mức phân bổ kinh phí như vậy chỉ đủ để trả lương và phần kinh phí quản lý hành chính chiếm tỷ lệ không đáng kể.

Hiện nay, Nhà nước ta đang thực hiện cải cách hành chính, tăng cường cơ sở vật chất, hiện đại hóa các cơ quan hành chính nhà nước, theo đó một số cơ quan hành chính nhà nước đã được xây dựng trụ sở khang trang, trang thiết bị hiện đại nên các chi phí điện, nước.... tiêu thụ lớn, trong khi đó do nhiều yếu tố nên vẫn có một số cơ quan hành chính nhà nước đang phải sử dụng trụ sở chật hẹp, trang thiết bị lạc hậu nên chi phí, điện, nước... thấp. Do đó, định mức phân bổ kinh phí chưa quan tâm đến hệ thống cơng sở, trang thiết bị của mỗi cơ quan có thể dẫn đến có cơ quan được đảm bảo đủ nguồn lực tài chính, nhưng cũng có cơ quan khơng đủ nguồn lực tài chính phục vụ nhiệm vụ chun mơn.

2.3.3 Khoảng trống 3: Một trong những mục tiêu cơ bản của chế độ tự chủ,

tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với các đơn vị hành chính nhà nước đã được quy định tại điều 2, Nghị định số 130/2005/NĐ- CP là thực hiện quyền tự chủ đồng thời gắn với trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị. Tuy nhiên với quy định như vậy, Thủ trưởng đơn vị mặc dù được giao

quyền tự chủ nhưng cũng không thể phê duyệt, quyết định các nội dung, mức chi vượt quy định hiện hành, khơng thể quyết định khốn các nội dung chi hoạt động thường xuyên ngoài quy định của Nhà nước, kể cả từ nguồn kinh phí tiết kiệm của đơn vị. Điều này có thể gây bị động trong cơng tác tổ chức thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của đơn vị. Cụ thể:

- Về Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị vẫn phải căn cứ chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi hiện hành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành; mức chi, chế độ chi, tiêu chuẩn định mức trong Quy chế chi tiêu nội bộ không được vượt quá chế độ, định mức, tiêu chuẩn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Trường hợp Quy chế chi tiêu nội bộ đơn vị xây dựng vượt quá chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan có thẩm quyền ban hành thì cơ quan quản lý cấp trên hoặc cơ quan tài chính có trách nhiệm u cầu đơn vị ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ điều chỉnh lại cho phù hợp.

- Về sử dụng kinh phí được giao: đơn vị hành chính nhà nước được vận

dụng các chế độ chi tiêu tài chính hiện hành để thực hiện, nhưng khơng được vượt quá mức chi tối đa do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

- Thực hiện chi kinh phí phải bảo đảm có chứng từ, hố đơn hợp pháp, hợp lệ theo quy định (trừ thanh tốn khốn tiền cơng tác phí, cước phí sử dụng điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện thoại di động của các cán bộ có tiêu chuẩn), trong khi đó để giảm khối lượng cơng việc, giảm thủ tục hành chính khơng cần thiết, các đơn vị hành chính nhà nước có thể thực hiện khốn đối với một số nội dung chi khác của đơn vị (như cước phí điện thoại phịng làm việc, văn phịng phẩm...).

- Kinh phí tiết kiệm: Cơ chế quy định được sử dụng cho các nội dung

gồm: bổ sung thu nhập cho CBCC theo hệ số tăng thêm quỹ tiền lương tối đa không quá 1,0 lần so với mức tiền lương cấp bậc, chức vụ do nhà nước quy định; chi khen thưởng định kỳ hoặc đột xuất cho tập thể, cá nhân; chi cho các

hoạt động phúc lợi tập thể, trợ cấp khó khăn, chi thêm cho người lao động thực hiện tinh giản biên chế; trích lập quỹ dự phịng để ổn định thu nhập cho cán bộ, công chức.

2.3.4 Khoảng trống 4: Hầu hết các đơn vị hành chính nhà nước cịn thiếu hệ

thống đánh giá kết quả hoạt động theo yêu cầu của Nghị định số 130 và thiếu tiêu chí được xác định rõ ràng đối với mỗi CBCC (theo các đầu ra dựa trên bảng mơ tả cơng việc). Nếu có thì việc đánh giá kết quả hoạt động chỉ mang tính cào bằng và chủ quan, không mang tính định lượng cũng khơng có sự thẩm định lại của cơ quan cấp trên. Việc đánh giá kết quả của các đơn vị hành chính nhà nước vẫn chủ yếu là tự đánh giá và báo cáo lên cấp trên, điều này làm “bào mòn” động lực phấn đấu của CBCC.

Theo quy định, các cơ quan chủ quản cấp trên, UBND các cấp ban hành các tiêu chí cơ bản để làm căn cứ đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị trực thuộc khi thực hiện tự chủ tài chính, trong đó phải có các tiêu chí đánh giá về các nội dung khối lượng, chất lượng công việc thực hiện, thời gian giải quyết cơng việc, tình hình chấp hành chính sách, chế độ và quy định về tài chính. Kết thúc năm ngân sách, sau khi đã hoàn thành các nhiệm vụ được giao, đơn vị thực hiện tự chủ tài chính có số chi thực tế thấp hơn dự tốn được giao để thực hiện chế độ tự chủ thì phần chênh lệch này được xác định là kinh phí tiết kiệm được.

Tuy nhiên, đến nay hầu như các cơ quan chủ quản cấp trên, UBND các cấp đều chưa ban hành được tiêu chí cơ bản, nên chưa có căn cứ để đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị trực thuộc, do đó việc xác định kinh phí tiết kiệm cũng chỉ được thực hiện thông qua công tác xét duyệt, thẩm định quyết toán ngân sách hàng năm.

2.3.5 Khoảng trống 5: Hầu hết các đơn vị chưa thực sự được tự chủ trong quản lý, sử dụng biên chế. Do đó, tình trạng thu nhận cán bộ khơng đủ năng

lực, không đúng chuyên môn theo yêu cầu của công việc, bộ máy không vận hành tốt do tình trạng “bằng mặt khơng bằng lịng” vẫn cịn phổ biến.

Quyền tự chủ trong sử dụng biên chế khó thực hiện trong khuôn khổ pháp lý hiện hành và môi trường văn hóa của Việt Nam. Việc tuyển dụng nhân sự đôi khi chịu áp lực của những mối quan hệ áp đặt từ trên xuống hoặc thân quen. Những quy định chặt chẽ của pháp luật về quản lý CBCC khiến cho việc tinh giản biên chế hết sức khó khăn, ngay cả đối với những người không đủ năng lực cần thiết trong thực hiện công việc được giao. Với tất cả điều nêu trên khó có thể hy vọng Thủ trưởng đơn vị phát huy trách nhiệm, nhất là trách nhiệm giải trình đối với việc cải thiện kết quả thực hiện nhiệm vụ của đơn vị mình.

2.3.6 Khoảng trống 6: Định mức chi thực hiện tự chủ chưa được cập nhật kịp thời làm ảnh hưởng đến việc thực hiện chi của đơn vị hành chính nhà nước và cũng làm chậm trễ việc triển khai thực hiện tự chủ tài chính.

Thực hiện tự chủ tài chính cho phép các đơn vị hành chính nhà nước được quyết định việc chi tiêu của mình, nhưng đơn vị phải tuân thủ các định mức được ban hành trong rất nhiều văn bản của Nhà nước (về nguyên tắc chỉ được bằng hoặc thấp hơn định mức chi tiêu hiện hành). Trong bối cảnh tình hình giá cả thị trường ln biến động hàng ngày thì khơng ít (nếu khơng nói là phần lớn) định mức chi hiện hành nhanh chóng trở nên lạc hậu, thấp hơn rất nhiều so với giá cả thị trường. Trong khi đó, thời gian áp dụng định mức chi là ba năm nên ở vào năm thứ ba, phần lớn các định mức chi gần như khơng cịn thích hợp nữa. Chính điều này khiến cho khơng ít đơn vị không mặn mà với việc triển khai cơ chế tự chủ.

2.3.7 Khoảng trống 7: Kinh phí tăng thu nhập cịn nhiều hạn chế do duy trì

mức trần thu nhập tăng thêm, điều này khơng kích thích được tinh thần làm việc của CBCC.

Theo quy định, có sự khống chế tăng thu nhập tối đa không quá 01 lần theo quỹ tiền lương, cấp bậc, chức vụ trong năm sau khi đã trích lập các quỹ theo quy định pháp luật đối với các đơn vị hành chính nhà nước thực hiện tự chủ tài chính. Thực tế, mức khốn kinh phí đối với các đơn vị hành chính nhà nước quá thấp, chủ yếu chỉ đủ trang trải kinh phí hoạt động thường xuyên, nếu có dư thì phần cịn lại cũng rất ít. Vì vậy, khoản chi tăng thu nhập cho CBCC hầu như không đáng kể, khi mà khoảng cách chênh lệch về mặt bằng lương giữa nhà nước với khu vực bên ngồi ngày càng lớn, do đó khơng thu hút được người tài, người có năng lực vào làm việc trong khu vực nhà nước. Mặt khác, các khoản chi tăng thu nhập cho CBCC chủ yếu tiết kiệm từ cắt giảm chi hoạt động thường xuyên của các cơ quan nên khoản thu nhập này không ổn định, phải thường xuyên tính tốn và điều chỉnh trong năm ngân sách.

2.3.8 Khoảng trống 8: Một số CBCC chưa nhận thức đầy đủ về mục đích, ý

nghĩa và nội dung của tự chủ tài chính nên vẫn muốn duy trì cơ chế quản lý tài chính cũ và chưa tập trung thực hiện nghiêm túc. Đây là nguyên nhân quan trọng dẫn đến hiệu quả thực hiện tự chủ tài chính chưa cao.

Thực hiện tự chủ tài chính là chủ trương đúng đắn trong tình hình hiện nay, là một trong những biện pháp, giải pháp cải cách lớn của nhà nước về cơ chế quản lý tài chính cơng. Nhiều đơn vị chỉ xem việc giao tự chủ là hình thức để tăng thu nhập cho CBCC, một số phòng ban và CBCC chưa thật sự chú trọng đến yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý tài chính. Vì vậy, tinh thần trách nhiệm, tính tổ chức kỷ luật của một số CBCC còn rất hạn chế, không chuyển biến kịp thời với yêu cầu mới. Một số các cơ quan hành chính nhà nước được giao tự chủ triển khai thực hiện còn thụ động; xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ cịn mang tính hình thức đối phó; chưa giao khốn vật tư, văn phịng phẩm, điện thoại, cơng tác phí, chi phí nghiệp vụ chun mơn cho từng

cá nhân, bộ phận sử dụng; thiếu các biện pháp để quản lý chặt chẽ, có hiệu quả kinh phí được giao; chi tiêu một số nội dung còn chưa bám sát quy định hiện hành và quy chế chi tiêu nội bộ.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Từ những cơ sở lý thuyết về chế độ tự chủ tài chính trong chương 1, nội dung chương 2 trình bày về những điểm thay đổi chủ yếu trong phương thức quản lý tài chính của các đơn vị hành chính, sự nghiệp và tình hình thực hiện tự chủ tài chính của các đơn vị hành chính nhà nước (nghiên cứu tình huống Chi cục Kiểm lâm TP.HCM giai đoạn 2008-2010). Kế tiếp phân tích một số nhận định và đánh giá kết quả thực hiện tự chủ tài chính để nêu ra các tồn tại trong quá trình thực hiện tự chủ tài chính là những khoảng trống cần phải điều chính. Chương 3 sẽ là các cách xử lý khoảng trống và các giải pháp để cải thiện tự chủ tài chính của các đơn vị hành chính nhà nước.

CHƢƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT KHOẢNG TRỐNG CỦA TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC

(Tình huống nghiên cứu tại Chi cục Kiểm lâm TP.HCM)

3.1 THAY ĐỔI QUẢN TRỊ CÔNG CỦA CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC

3.1.1 Giới thiệu

Ở Việt Nam, khu vực cơng là một bộ phận rất lớn trong tồn bộ nền kinh tế của nước ta. Đóng góp một phần khơng nhỏ trong việc: ổn định xã hội, thu nhập cho ngân sách nhà nước, hỗ trợ nền kinh tế chung…Từ những năm 1986 trở về trước khu vực công Việt Nam phát triển rất mạnh mẽ, thể hiện qua việc mọi hoạt động trong nền kinh tế đều do nhà nước quản lý. Một nền kinh tế bao cấp toàn phần dưới các hình thức như: hợp tác xã, doanh nghiệp nhà nước. Việc bao cấp toàn bộ đã làm cho nền kinh tế thiếu cạnh tranh, chất lượng thấp, chậm phát triển. Nhận định được điều này trong thời kỳ đổi mới (từ năm 1991 đến nay) nhà nước ta đã có nhiều những thay đổi về quản trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tự chủ tài chính của các đơn vị hành chính nhà nước (nghiên cứu trường hợp chi cục kiểm lâm thành phố hồ chí minh) (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)