Mở thị trường tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tính ổn định của bộ ba bất khả thi tại việt nam (Trang 30 - 31)

L ời giới thiệu

3. Phương pháp nghiên cứu

3.2 mở thị trường tài chính

Ở đây chỉ số độ mở thị trường tài chính (Fi,t) được Hiro Ito và Masahiro Kawai (2012) dựa trên thang đo thực tế về độ mở tài chính được phát triển bởi Lane và Milesi – Ferretti (2001; 2007; L-MF). Đối với một quốc gia, tổng tài sản bao gồm tài sản đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, danh mục tài sản cổ phần, tài sản nợ (đó là cổ phần nợ cộng với những khoản đầu tư khác như là cho vay của ngân hàng và tín dụng thương mại), tài sản phái sinh tài chính và dự trữ ngoại hối, trong khi tổng nợ bao gồm nợ FDI, danh mục nợ vốn cổ phần, nợ và nợ phái sinh tài chính. L-MF tiêu chuẩn hóa tỷ lệ của tổng của “tổng tài sản” và “tổng nợ” so với GDP và so với tổng khối lượng thương mại (tổng của xuất khẩu và nhập khẩu) để sử dụng những tỷ lệ này như thang đo độ mở tài chính.

Khi đo lường, cần quan sát những điểm sau đây và sau đó thực hiện các bước điều chỉnh. Thứ nhất, tiêu chuẩn hóa tổng của tổng tài sản và nợ so với tỷ lệ của GDP có thể làm cho chỉ số hội nhập tài chính nhạy cảm với chu kỳ kinh doanh. Mặt khác việc tiêu chuẩn hóa tỷ lệ tổng của tổng tài sản và tổng nợ với tổng khối lượng thương mại, có thể làm cho chỉ số độ mở tài chính ít nhạy cảm với chu kỳ kinh doanh hơn và giúp làm giảm sự sai lệch đáng kể từ các quốc gia là trung tâm tài chính. Thứ hai, việc tính dự trữ ngoại hối như là một phần của tài sản tổng nhằm mục đích tạo ra một chỉ số độ mở thị trường tài chính là khơng rõ ràng bởi vì đầu tư chính thức của các nhà quản lý tiền

tệ có thể khơng được xem xét theo cùng cách như đầu tư tư nhân. Cuối cùng, chỉ số hội nhập tài chính dựa trên dữ liệu L-MF có lẽ khơng phù hợp với nội dung của lý thuyết bộ ba bất khả thi bởi vì dữ liệu dường như có xu hướng bị thiếu. Thực tế, cơng trình của Quinn, Schindler và Toyoda (2010) cho thấy rằng chuỗi chỉ số là không dừng. Do đó, cần phải tiêu chuẩn hóa tổng của tổng tài sản và nợ bên ngoài cả theo cách hợp lý về mặt kinh tế và kinh tế lượng.

Dựa trên những quan sát này, Hiro Ito và Masahiro Kawai (2012) đã tạo ra chỉ số hội nhập chính theo cách sau. Trước tiên là tính tốn 2 chỉ số hội nhập tài chính theo cách tương tự L-MF bằng cách tiêu chuẩn hóa tổng của tổng tài sản và nợ bên ngoài, trừ đi tài sản dự trữ ngoại hối chính thức, sau đó chia cho tỷ lệ của GDP và tổng thương mại rồi lấy trung bình của chỉ số này.

𝐹𝑖,𝑡 =12�

Tổng tài sảnit+Tổng nợit−Dự trữ ngoại hối chính thứcit GDP𝑖

+Tổng tài sảnit+Tổng nợit−Dự trữ ngoại hối chính thứcit

(Xuất khẩu+Nhập khẩu)𝑖𝑡

� (3.2)

Các số liệu được lấy theo hàng năm từ nguồn cung cấp được công bố bởi ngân hàng thế giới (World Bank) để tính tốn cho chỉ số hội nhập tài chính tại Việt Nam trong giai đoạn 2001-2011.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tính ổn định của bộ ba bất khả thi tại việt nam (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)